Báo Mỹ hé lộ “gây sốc” về chiến đấu cơ JF-17 Trung Quốc
Tờ Defense News vừa đưa tin, trái với suy đoán về việc JF-17, loại máy bay do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất, đã có khả năng tác chiến khá hoàn chỉnh, hiện chiến đấu cơ này vẫn tiếp tục cải tiến hệ thống điện tử, khả năng vận tải vũ khí cũng như việc thiết lập phi đội bay thử nghiệm thứ ba.
JF-17 còn đang dang dở chứ không như suy đoán đã đạt được khả năng chiến đấu hoàn chỉnh
Trả lời phỏng vấn Defense News, Phó Nguyên soái không quân Pakistan Marshal Javed Ahmed đồng thời là Giám đốc dự án Chương trình JF-17 cho biết, chương trình vẫn đang diễn ra “theo lịch trình và không có sự chậm trễ”. Hiện phi đội bay thử nghiệm đã thực hiện được 10.000 giờ bay và hơn 13.500 phi vụ bay. Ông Ahmed cũng tiết lộ, phi đội bay thứ ba sẽ được thiết lập sau sự kiện Exercise High Mark 2014 vào cuối năm nay.
Đồng thời theo ông Ahmed, ưu tiên hàng đầu trong số những cải tiến hệ thống điện tử của JF-17 là nhằm cải thiện khả năng “nhận thức tình huống” và “hiệu suất cũng như khả năng sát thương của máy bay”. Song công việc này vẫn đang tập trung vào hệ thống radar NRIET KLJ-7 để hỗ trợ hệ thống tên lửa không đối không SD-10.
Pakistan “khoe” JF-17 trong một dịp trưng bày xuất khẩu vũ khí. Ảnh: Defensenews
Video đang HOT
Nhưng ông Ahmed đã không đề cập tới một thực tế là JF-17 vẫn đang được tiến hành tích hợp một số vũ khí thông minh và phát triển thêm vũ khí nội địa. Trong đó có loại tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5E II, một loại biến thể gần đây của loại tên lửa đã lâu năm.
Mặc dù vậy, theo nhà phân tích quân sự và là cựu quan chức không lực Pakistan Kaiser Tufail, Không quân Pakistan vẫn hài lòng với tên lửa Trung Quốc vì vấn đề giá cả cũng như tính năng có thể tích hợp chúng vào điều khiển hỏa lực bằng máy tính.
Một trong những vấn đề về tải trọng của JF-17 cũng được các nhà phân tích lưu ý. Lí do vì JF-17 thường được nhìn thấy với 3 thùng nhiên liệu cơ lớn và chạy bằng động cơ Klimov RD-93. Thế nhưng theo lập luận của ông Ahmed, cấu hình 3 thùng nhiên liệu chỉ dùng cho các hoạt động đào tạo/nhiệm vụ mở rộng, còn với các chuyến bay thường xuyên thì chỉ có một thùng duy nhất.
Trái với thông tin ông Ahmed cung cấp, chuyên gia Tufail cho rằng, dù JF-17 đã bay được 10.000 giờ với 13.500 phi vụ, tương đương với mỗi phi vụ 45 phút, đồng thời JF-17 cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không (trong đó có những hạn chế về hoạt động và hậu cần), nhưng thời gian bay như vậy là ngắn có thể sẽ không hề tạo ra triển vọng người mua trong tương lai.
Theo chuyên gia Tufail, thùng nhiên liệu hòa nhập khí động (CFT), loại thùng mang thêm nhiên liệu cho máy bay, là hoàn toàn cần thiết cho loại máy bay đa chức năng JF-17 nhưng việc cài đặt nó không phải dễ dàng. Vì khí động học của máy bay bị thay đổi rất nhiều và nó đòi hỏi phải được bay thử nghiệm trong tất cả các chế độ.
Trong khi đó, ông Ahmed tiết lộ sẽ đưa ra các giải pháp khác nhau được xem xét dựa trên nhu cầu của khách hàng, bao gồm cả việc tích hợp giá kép mang theo bom và hệ thống phóng đa tên lửa. Ông Ahmed nhận mạnh tới JF-17 góp phần vào sự tăng trưởng thị trường công nghiệp quốc phòng của nước này.
Thậm chí ông Ahmed còn nhận mạnh rằng, JF-17 là một lựa chọn hấp dẫn nhất là trong thời đại thắt lưng buộc bụng vì nó cung cấp một giải pháp hiệu quả và không có máy bay chiến đấu nào có cùng khả năng tương tự lại có mức giá như JF-17.
Tuy nhiên, nhưng tuyên bố trên của ông Ahmed trái hẳn với nhận xét của nhiều nhà phân tích khi nhận thấy dù được công bố và quảng cáo công khai nhưng doanh thu xuất khẩu loại máy bay này vẫn khá thấp.
Theo Dân Việt
Myanmar muốn mua và sản xuất tiêm kích JF-17 Trung Quốc
Không quân Myanmar đang muốn mua mẫu tiêm kích đa năng giá rẻ JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất.
Theo tờ Wantchinatimes đưa tin hôm 16/6 cho hay, lực lượng Không quân Myanmar sẽ là khách hàng tiếp theo sau Pakistan, mua các máy bay chiến đấu phản lực đa năng JF-17 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô của Trung Quốc chế tạo.
Hiện tại, Không quân Myanmar có khoảng 23.000 binh sĩ (gồm phi công và đơn vị bảo đảm kĩ thuật) với 10 căn cứ lớn được phân bố trên khắp đất nước. Về mặt trang bị, nước này sở hữu 32 tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29B cùng với một số lượng nhất định MiG-29SE do Nga sản xuất và 25 tiêm kích J-7M của Trung Quốc, 21 chiếc cường kích Q-5 cũng do Trung Quốc chế tạo và 16 máy bay huấn luyện các loại.
Myanmar cũng sở hữu 9 trực thăng tấn công đa năng Mi-35 và hơn 90 máy bay trực thăng vận tải các loại. Có một đặc điểm dễ nhận thấy rằng Không quân Myanmar sở hữu một số lượng lớn các máy chiến đấu do Trung Quốc chế tạo.
Tiêm kích đa năng giá cực rẻ JF-17.
Được biết, ngoài việc mua mới các máy bay JF-17, Không quân Myanmar còn tìm cách mua lại giấy phép sản xuất dòng máy bay này từ Trung Quốc hoặc Pakistan để sản xuất trong nước.
JF-17 là mẫu máy bay chiến đấu liên doanh giữa Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô với Tổ hợp hàng không Pakistan. JF-17 có khả năng mang các tên lửa không đối không từ tầm ngắn tới tầm xa như PL-5EII, PL-9C và PL-12; tên lửa không đối đất và cả tên lửa chống hạm - điều này sẽ giúp Không quân Myanmar tăng cường khả năng tác chiến trên biển.
Tuy do Trung Quốc và Pakistan chế tạo nhưng JF-17 vẫn có thể tương thích với các hệ thống chiến đấu của Châu Âu. Hiện nay trên thế giới chỉ có Không quân Pakistan đang sử dụng JF-17 trong biên chế của mình (khoảng 54 chiếc).
Với giá thành thấp cùng với chính sách xuất khẩu khá dễ dàng, JF-17 trở thành một trong những mặt hàng vũ khí xuất khẩu chính của Trung Quốc đối với các quốc gia đang phát triển không thể chi nhiều cho việc mua sắm các máy bay chiến đấu đắt tiền của Châu Âu hay của Nga.
Theo Kiến Thức
Lý do Myanmar muốn mua tiêm kích siêu rẻ của Trung Quốc "Chạy đua" với láng giềng và để đối phó phiến loạn là 2 lý do khả thi thúc đẩy Myanmar mua máy bay tiêm kích giá rẻ JF-17. Báo chí Myanmar gần đây cho biết, chính phủ nước này có kế hoạch mua máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất. Lý giải điều này, Thời báo...