Báo Mỹ : F-35A nên thận trọng khi đến UAE
Theo Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), lực lượng này đã tái triển khai phi đội tiêm kích tàng hình F-35A đến căn cứ Al-Dhafrah ở UAE.
Những chiến đấu cơ tàng hình F-35 đã di chuyển từ căn cứ không quân Hull ở bang Utah, Mỹ tới căn cứ không quân Al-Dhafrah ở UAE. Số F-35A này sẽ gia nhập Không đoàn viễn chinh 380 của Không quân Mỹ tại căn cứ không quân tại quốc gia Arap này.
Tướng Joseph Guastella, chỉ huy AFCENT cho biết: “Chúng tôi đang bổ sung những vũ khí hiện đại, giúp tăng cường sức mạnh của liên quân trong cuộc chiến chống nhóm khủng bố. Khả năng sống sót và hệ thống cảm biến hiện đại sẽ giúp duy trì an ninh, răn đe các đối thủ trong khu vực”.
Tiêm kích F-35A tại UAE.
Trang National Interest cho rằng, Không quân Mỹ từng điều tiêm kích F-35A đến châu Âu và Thái Bình Dương, nhưng chúng chỉ làm nhiệm vụ huấn luyện và không tham chiến. Nhưng khi F-35A đến Trung Đông, chúng sẽ sớm tham gia các đợt không kích nhằm vào mục tiêu phiến quân ở Iraq và Syria. Tình huống này có thể xảy ra đụng độ giữa tiêm kích tàng hình Mỹ và lực lượng Nga tại Syria.
Mặc dù vậy, tờ báo Mỹ cho rằng, không nên đùa với các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, nếu không sẽ phải hối hận. Bởi xung quanh tổ hợp phòng không S-400 của Nga luôn nảy ra những cuộc tranh cãi.
Video đang HOT
Nga khẳng định đây là hệ thống phòng không tối tân nhất thế giới hiện nay, có khả năng hạ sát các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ như F-22 Raptor, F-35 Lightning II hay F-35I Adir của Israel. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây cho rằng, nó không có khả năng phát hiện được máy bay tàng hình.
Báo Mỹ nhấn mạnh, dù hết lời chê bai S-300 hay S-400 nhưng không một lực lượng không quân nào muốn đối mặt với các hệ thống phòng không của Nga trong điều kiện chiến đấu.
Các hệ thống này được thiết kế để bảo vệ một cách có hiệu quả các công trình chính trị, hành chính, kinh tế và quân sự quan trọng nhất tránh các cuộc không kích, các đòn tấn công của tên lửa chiến lược, tên lửa đạn đạo chiến thuật và tên lửa chiến thuật, cũng như tên lửa đạn đạo tầm trung trong điều kiện chiến đấu và tác chiến điện tử.
Hệ thống S-400 sử dụng các trạm radar mới, cho phép hệ thống phòng không hiện đại này phát hiện hầu hết các mục tiêu trên không. Ngoài ra, hệ thống phòng không có thể sử dụng bốn loại tên lửa với trọng lượng, tầm phóng, khả năng diệt các mục tiêu bay khác nhau ở nhiều độ cao.
Nhờ radar có phạm vi giám sát tới 600km, một tổ hợp S-400 có thể hoạt động như một lưới phòng không hoàn chỉnh, có khả năng phòng thủ đa tầng, đa lớp; có thể tiêu diệt các máy bay ở khoảng cách xa tới 400km, cùng với các tên lửa đạn đạo của đối phương.
Chỉ với những thông tin này cũng đủ cho thấy, không một lực lượng nào trên thế giới, kể cả Không quân Mỹ muốn đối đầu với vũ khí này. Chính vì vậy, việc Mỹ cho F-35 hoạt động thế nào để tránh xảy ra tình huống đối đầu với phòng không và tiêm kích Nga đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Theo Thùy Dung/Báo Đất Việt
Infographic: Bất ngờ với lý do chiến đấu cơ tàng hình F-35A bị hỏng tàng hình
Tiêm kích F-35A có nguy cơ hỏng vỏ tàng hình vì xe cứu hỏa tại căn cứ Leeuwarden phun nhầm bọt chữa cháy trong lễ đón.
Không quân Hà Lan hôm qua tổ chức lễ đón chiếc tiêm kích tàng hình F-35A đầu tiên được biên chế tại căn cứ không quân Leeuwarden, miền Bắc nước này. Theo kịch bản lễ đón, sau khi hạ cánh xuống căn cứ, máy bay di chuyển về khu tập kết và 2 xe cứu hỏa sẽ phun nước chào mừng trong lúc chiếc F-35A lăn qua.
Tuy nhiên, thay vì phun nước như kế hoạch, các xe cứu hỏa lại phun bọt chữa cháy và khiến siêu tiêm kích F-35A phủ đầy bọt.
"Lực lượng cứu hỏa tại sân bay bị điều động ứng phó với tình huống khẩn cấp của một tiêm kích F-16 trong lúc chuẩn bị đón chiếc F-35A. Khi trở lại vị trí tập kết, họ quên chuyển công tắc vòi phun từ "bọt chữa cháy" sang "nước'", tài khoản Krijgnog5eurovanje trên mạng xã hội Reddit cho hay.
Hiện chưa rõ chiếc F-35A có bị hư hại vì sự cố này không, nhất là khi động cơ máy bay cũng hút một phần bọt trong quá trình di chuyển. "Các máy bay thông thường chỉ cần xịt nước để rửa trôi bọt và không chịu hậu quả lâu dài. Tuy nhiên, tiêm kích tàng hình như F-35 có vỏ ngoài rất nhạy cảm, đặc biệt là vật liệu hấp thụ sóng radar phủ trên thân máy bay", chuyên gia quân sự Joseph Trevithick nhận xét.
Chiếc F-35A phủ đầy bọt chữa cháy trong buổi lễ.
Phun nước "rửa" máy bay là hoạt động trang trọng dùng để chào đón hoặc tạm biệt các chuyến bay mang ý nghĩa đặc biệt tại mỗi sân bay. Theo nghi thức này, 2 xe cứu hỏa sẽ dùng vòi áp lực cao phun nước tạo thành hình vòng cung để máy bay đi qua.
Không quân Hà Lan đặt mua tổng cộng 46 tiêm kích F-35A, trong đó 8 chiếc đầu tiên đã được bàn giao trong giai đoạn 2016-2019 nhưng đóng quân tại Mỹ để tham gia huấn luyện phi công. Phi cơ hạ cánh xuống căn cứ Leeuwarden hôm 1-11 được lắp ráp hoàn thiện ở Italy và bay thẳng về Hà Lan.
F-35 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, cùng với F-22 là những chiếc máy bay thế hệ thứ 5 duy nhất đã bước vào hoạt động. Những đại diện của Nga, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và hoàn thiện.
Mặc dù bị nhiều tai tiếng, nhưng những kiểm nghiệm tập trận cho thấy F-35 là những chiến đấu cơ đáng sợ và có năng lực chiến đấu tuyệt vời. Đối đầu với các tiêm kích thế kệ thứ 4 nổi tiếng như F-15 của Mỹ, Rafale của Pháp và Typhoon của Châu Âu, F-35 thường thắng ở thế áp đảo.
Theo Việt Hùng (An ninh Thủ đô)
Phi đội 52 chiếc F-35A đang 'phá hoại' môi trường ở Na Uy Phi đội 52 chiếc tiêm kích tàng hình F-35A có thể tăng phát thải CO2 hơn hai lần, phá vỡ kế hoạch bảo vệ môi trường của Na Uy, điều này làm dấy lên lo ngại trong nước này. " Tiêm kích F-35A do Mỹ sản xuất sẽ tăng đáng kể lượng khí thải CO2 trong năm 2030, phá hỏng kế hoạch giảm...