Báo Mỹ dự báo địa điểm tiếp theo ở Nga sẽ bị Ukraine tấ.n côn.g bằng tên lửa tầm xa
Theo báo Mỹ The Wall Street Journal (WSJ), Ukraine có thể thực hiện cuộc tấ.n côn.g tiếp theo bằng tên lửa do phương Tây cung cấp vào khu vực Rostov của Liên bang Nga, nơi có nhiều cơ sở có thể trở thành mục tiêu của Lực lượng vũ trang Ukraine.
Trang newsukraine.rbc.ua dẫn thông tin từ tờ WSJ cho rằng các sân bay, kho đạn và bãi huấn luyện của Nga không còn an toàn sau khi các nước phương Tây cho phép Ukraine tấ.n côn.g các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa. Hàng trăm mục tiêu hiện nằm trong tầm bắ.n của các loại tên lửa mạnh hơn so với các thiết bị bay không người lái tầm xa mà Ukraine từng sử dụng.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) xác định khoảng 200 mục tiêu quân sự nằm trong tầm bắ.n của tên lửa ATACMS và Storm Shadow.
Nhà phân tích George Barros tại ISW nói rằng đây chỉ là một phần trong số các mục tiêu. Theo ông, Ukraine có thể sử dụng dữ liệu tình báo để tấ.n côn.g các sở chỉ huy và các cơ sở khác vốn thay đổi vị trí thường xuyên.
Theo ông Barros, loại bỏ một sở chỉ huy lữ đoàn hoặc sư đoàn có thể gây gián đoạn trong vài ngày đối với hàng trăm binh sĩ Nga.
Bài viết trên WSJ nói rằng khu vực Rostov là nơi tập trung nhiều mục tiêu nhất. Có ít nhất bốn sân bay ở đây nằm trong tầm bắ.n của các loại tên lửa phương Tây, mặc dù một số sân bay này là sân bay dân sự.
Rostov là nơi tập trung nhiều binh sĩ được vận chuyển tới đây bằng máy bay quân sự lớn. Họ được trang bị đầy đủ rồi lên xe buýt và di chuyển đến khu vực phía Đông Ukraine. WSJ cho rằng tấ.n côn.g vào khu vực này có thể gây thiệt hại nghiêm trọng và làm gián đoạn một trung tâm tập kết quan trọng của quân đội Nga.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ có áp đặt các hạn chế đối với loại mục tiêu hoặc khu vực mà Ukraine được phép tấ.n côn.g hay không.
Thông tin trên tờ WSJ xuất hiện trong bối cảnh Mỹ gần đây đã cho phép Ukraine thực hiện các cuộc tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS tầm xa.
Video đang HOT
Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ để thực hiện các cuộc tấ.n côn.g đầu tiên vào lãnh thổ Nga. Cuộc tấ.n côn.g này nhắm vào một cơ sở quân sự gần thị trấn Karachev, vùng Bryansk.
Theo Bloomberg, Ukraine cũng lần đầu tiên tấ.n côn.g một cơ sở ở Kursk bằng tên lửa Storm Shadow.
Sau khi Ukraine dùng 6 tên lửa ATACMS của Mỹ để tấ.n côn.g vào tỉnh Bryansk của Nga đêm 19/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng đây là tín hiệu cho thấy phương Tây muốn leo thang xung đột. Phát biểu sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro (Brazil), ông Lavrov đã nhấn mạnh Ukraine sẽ không thể sử dụng tên lửa công nghệ cao này mà không có sự hỗ trợ của Mỹ. Ông cũng nhắc lại lời của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng quan điểm của Moskva sẽ thay đổi nếu phương Tây ủng hộ việc mở rộng phạm vi tấ.n côn.g tới 300 km.
Ngày 23/11, ông Mikhail Ulyanov, Đại diện thường trực Nga tại các tổ chức quốc tế có trụ sở ở Vienna (Áo), cũng cảnh báo Anh và Pháp: “Pháp và Anh đã quyết định giúp Ukraine sử dụng tên lửa có độ chính xác cao và họ sẽ phải trả giá cho việc đó. Moskva sẽ đáp trả các cuộc tấ.n côn.g tên lửa vào Nga”. Ông cũng bình luận: “Những gì Nhà Trắng đã làm là rất nguy hiểm và người đưa ra quyết định này hoàn toàn nhận thức được hậu quả tiêu cực”.
Sau khi các địa điểm quân sự của Nga ở khu vực Kursk và Bryansk bị tấ.n côn.g bằng tên lửa của Mỹ và Anh, Nga đã sử dụng tên lửa siêu vượt âm mới nhất có tên Oreshnik để tiến hành cuộc tấ.n côn.g phi hạt nhân nhằm vào nhà máy quốc phòng Yuzhmash của Ukraine tại Dnipro. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng các chính sách khiêu khích của phương Tây có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu xung đột tiếp tục leo thang.
Ngày 22/11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm mới vào Ukraine chính là thông điệp gửi tới phương Tây trước những hành động vừa qua.
Tác động quân sự với Nga và Ukraine khi phương Tây nới lỏng hạn chế về tên lửa tầm xa
Quyết định của Mỹ và đồng minh về việc cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow cho Ukraine đán.h dấu một bước ngoặt quan trọng, với tiềm năng không chỉ thay đổi cục diện chiến trường mà còn đặt ra thách thức lớn cho chiến lược quân sự của Nga.
Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, quyết định mới đây của Mỹ và đồng minh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do họ cung cấp như Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) hay Storm Shadow sẽ có tác động đáng kể trên chiến trường. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của Ukraine mà còn tác động mạnh mẽ đến chiến lược quân sự của Nga.
Tác động về quân sự với Nga
Quyết định của Mỹ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS hay Anh với Storm Shadow với tầm bắ.n xa hơn có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong chiến lược quân sự của Nga. Việc triển khai những tên lửa này sẽ buộc Moskva phải điều chỉnh vị trí triển khai lực lượng của mình. Theo tờ Wall Street Journal, quân đội Nga sẽ phải di chuyển vị trí triển khai lực lượng ra xa tiề.n tuyến hơn, làm giảm khả năng tiếp cận và phản ứng nhanh của họ.
Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa hơn cũng có thể dẫn đến việc các kho vũ khí, sân bay và căn cứ quân sự của Nga trở thành mục tiêu tiềm năng cho các cuộc tấ.n côn.g.
Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lực lượng Nga có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước mối đ.e dọ.a từ các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa ATACMS hoặc Storm Shadow.
Ví dụ, biến thể bom chùm của ATACMS chứa tới 950 quả bom bi M74 có tính sát thương cao và có tầm bắ.n lên tới 300km. Bất kỳ đơn vị nào của Nga được triển khai để phản công ở Kursk giờ đây sẽ rất dễ bị tổn thương, với số thương vong có thể vượt quá tỷ lệ hiện tại.
Nếu ATACMS gây khó khăn cho lực lượng tiến hành phản công của Nga thì việc sử dụng tên lửa Storm Shadow và tên lửa hành trình tương tự Scalp của Pháp sẽ gây khó khăn cho các chỉ huy Nga. Với tầm bắ.n 550km, vũ khí trị giá 2 triệu USD/tên lửa này mang theo đầu đạn nặng 950kg có thể xuyên sâu vào các tòa nhà và boongke. Những nơi trước đây được coi là trụ sở chỉ huy và kiểm soát an toàn, có thể sớm bị biến thành đống đổ nát.
Trước các mối đ.e dọ.a trên, Điện Kremlin sẽ nhận thấy tầm quan trọng của việc bố trí các tên lửa đán.h chặn để bảo vệ các địa điểm chiến lược của mình, nhưng hệ thống phòng không của điện Kremlin sẽ phải chịu áp lực rất lớn vì phải bảo vệ Moskva, St Petersburg và các khu vực quan trọng khác khỏi các cuộc tấ.n côn.g bằng thiết bị bay không người lái của Ukraine.
Tuy nhiên, Sam Cranny-Evans, chuyên gia quân sự tại viện nghiên cứu anh ninh và quốc phòng RUSI có trụ sở tại London, cho biết việc cấp phép sử dụng tên lửa tầm xa cho Ukraine là "quá muộn", vì Nga đã di chuyển hầu hết máy bay của mình ra khỏi tầm bắ.n của ATACMS. "Tác động có thể chỉ là tạm thời. Để tiê.u diệ.t mục tiêu cần có quy mô để đạt được hiệu ứng lớn. Vì vậy, có thể cần một số Storm Shadow để phá hủy hoàn toàn một cây cầu hoặc để đảm bảo rằng một tên lửa có thể vượt qua được hệ thống phòng không. Số lượng tên lửa tầm xa của Ukraine không rõ ràng và các bệ phóng có thể phóng chúng cũng bị hạn chế", chuyên gia này lưu ý.
Bên cạnh đó, Moskva cũng có thể phản ứng mạnh mẽ trước những thay đổi này. Điện Kremlin đã cảnh báo rằng quyết định cho phép Ukraine sử dụng ATACMS tầm xa tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga chỉ "đổ thêm dầu vào lửa" và có thể dẫn đến những hành động đáp trả. Điều này có thể bao gồm việc tăng cường các cuộc tấ.n côn.g vào Ukraine hoặc điều chỉnh chiến lược phòng thủ để bảo vệ các khu vực quan trọng.
Tờ The National của UAE dẫn lời Chuẩn tướng Ben Barry, thuộc viện nghiên cứu IISS, cho rằng vũ khí tầm xa mới có thể "làm chậm cuộc tấ.n côn.g của Nga", nhưng cũng cảnh báo rằng "điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những hành động gây ra hậu quả leo thang", đặc biệt nếu tên lửa của phương Tây gây ra thương vong cho thường dân Nga.
Tác động về quân sự với Ukraine
Đối với Ukraine, việc được phép sử dụng tên lửa ATACMS hay Storm Shadow tầm xa mang lại một số cơ hội chiến lược. Theo AP, các nhà lãnh đạo Ukraine đã vận động để phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa hơn nhằm thay đổi cán cân sức mạnh trong một cuộc chiến mà Nga có nhiều nguồn lực hơn, đồng thời tấ.n côn.g chính xác vào các căn cứ không quân, kho tiếp tế và trung tâm thông tin liên lạc cách biên giới hàng trăm km.
Như vậy, việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa tấ.n côn.g các mục tiêu quan trọng bên trong lãnh thổ Nga không chỉ giúp làm suy yếu sức mạnh không quân của Nga mà còn làm suy yếu các tuyến tiếp tế mà Moskva cần để tiến hành các cuộc không kích hàng ngày vào Ukraine cũng như duy trì cuộc tấ.n côn.g quân sự trên bộ. Ngoài ra, nếu được sử dụng ở Kursk, các loại vũ khí này có thể sẽ khiến quân đội Nga gặp khó khăn hơn trong phản công và làm phức tạp thêm các kế hoạch tác chiến. Tờ The Guardian của Anh nêu rõ: Việc sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ sẽ có thể phá hủy các kho vũ khí, đạn dược, đường tiếp tế và căn cứ quân sự của đối phương, điều này sẽ củng cố đáng kể vị thế của quân Ukraine trên tiề.n tuyến.
Có thể nói, trước lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump vào tháng 1/2025, việc sử dụng ATACMS không chỉ giúp Ukraine tăng cường sức mạnh quân sự của Ukraine cho đến khi nước này buộc phải tham gia các cuộc đàm phán hòa bình. Bên cạnh đó, việc cung cấp những loại vũ khí như vậy có thể ảnh hưởng tích cực đến tinh thần của người Ukraine trong thời điểm khó khăn.
Tuy nhiên, Ukraine cũng đối mặt với nhiều thách thức trong việc triển khai hiệu quả loại vũ khí này. Theo tờ The Guardian của Anh, mặc dù ATACMS sẽ cung cấp khả năng tấ.n côn.g sâu hơn, nhưng việc quân đội Ukraine thiếu hụt nhân sự được đào tạo có thể hạn chế khả năng khai thác tối đa tiềm năng của ATACMS.
Tờ The Guardian nhấn mạnh rằng ATACMS hay Storm Shadow không phải là "cây đũa thần" giải quyết mọi vấn đề cho Ukraine. Tác động thực sự của việc sử dụng ATACMS sẽ phụ thuộc vào cách thức mà Ukraine triển khai chiến lược của mình và liệu họ có đủ nguồn lực để thực hiện những cuộc tấ.n côn.g hiệu quả hay không.
Như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã phát biểu: "Tôi không tin rằng một khả năng nào đó sẽ mang tính quyết định và tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đó", đồng thời lưu ý Ukraine còn có những phương tiện khác để tấ.n côn.g các mục tiêu tầm xa.
Về phần mình, người phát ngôn Lầu Năm Góc Charlie Dietz cho biết ATACMS sẽ không phải là câu trả lời cho mối đ.e dọ.a chính mà Ukraine phải đối mặt, như bom lượn của Nga, được bắ.n từ khoảng cách hơn 300 km, vượt quá tầm bắ.n của ATACMS.
Ngoài ra, nguồn cung cấp ATACMS nói chung có hạn, vì vậy các quan chức Mỹ trước đây đã đặt câu hỏi liệu họ có thể cung cấp đủ cho Ukraine để tạo ra sự khác biệt hay không - mặc dù một số người ủng hộ cho rằng ngay cả một vài cuộc tấ.n côn.g sâu hơn vào bên trong lãnh thổ Nga cũng sẽ buộc quân đội nước này phải thay đổi cách triển khai và tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn.
Jennifer Kavanagh, Giám đốc phân tích quân sự tại Defense Priorities, thừa nhận quyết định mới của chính quyền Biden về ATACMS sẽ không làm thay đổi tiến trình của cuộc chiến: "Để thực sự gây tổn thất cho Nga, Ukraine sẽ cần kho dự trữ ATACMS lớn, thứ mà họ không có và sẽ không nhận được vì nguồn cung cấp của Mỹ có hạn. Hơn nữa, trở ngại lớn nhất mà Ukraine phải đối mặt là thiếu nhân sự được đào tạo, một thách thức mà cả Mỹ và các đồng minh châu Âu của họ đều không thể giải quyết được".
Tóm lại, quyết định từ phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa hơn của họ để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga là một bước đi quan trọng trong nỗ lực củng cố sức mạnh quân sự của Kiev. Tuy nhiên, tác động thực sự của quyết định này sẽ phụ thuộc vào cách thức mà cả hai bên triển khai chiến lược của mình trong bối cảnh mới. Nếu Ukraine có thể tận dụng tốt khả năng tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga, điều này có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trên chiến trường. Ngược lại, Nga cũng sẽ thích ứng và điều chỉnh chiến lược để bảo vệ các mục tiêu quan trọng trước mối đ.e dọ.a từ ATACMS hay Storm Shadow.
Pháp 'bật đèn xanh' cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấ.n côn.g lãnh thổ Nga Sau Mỹ và Anh, Ngoại trưởng Pháp Jean-Nol Barrot xác nhận rằng Ukraine có thể sử dụng tên lửa tầm xa của Pháp để tấ.n côn.g lãnh thổ Liên bang Nga, với điều kiện đó là hành động tự vệ. Trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC, Ngoại trưởng Pháp Jean-Nol Barrot khẳng định rằng các đồng minh phương Tây không nên...