Báo Mỹ: Donald Trump tiết lộ thông tin cực mật cho Nga
Ngày 15.5, tờ “Washington Post” dẫn lời các cựu quan chức và quan chức đương nhiệm Mỹ cho biết trong cuộc gặp tại Nhà Trắng hồi tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã tiết lộ thông tin tối mật cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Nga tại Washington Sergey Kislyak, đồng thời nhận định hành động này của ông Trump sẽ gây nguy hiểm cho một nguồn tin tình báo về nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tổng thống Donald Trump và Ngoại trưởng Nga Lavrov đã có cuộc gặp vào tuần trước.
Tơ bao Washington Post tuyên bô răng Tông thông My Donald Trump chia se thông tin cưc bi mât vê nhom khung bô IS vơi Ngoai trương Nga Sergei Lavrov trong găp gơ tai Washington vao tuân trươc.
Tơ bao dân đên nguôn giâu tên trong sô cac quan chưc My đang đanh gia tinh chât cua thông tin nay như cưc bi mât nhưng ho tư chôi thao luân nội dung của nó. Theo các quan chức trên, thông tin mà Tổng thống Trump chuyển cho phía Nga do một đối tác của Mỹ cung cấp thông qua thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo được xem là quá nhạy cảm đến mức không thể chia sẻ với các đồng minh và thậm chí hạn chế chặt chẽ ngay cả trong Chính phủ Mỹ.
Các quan chức này cho biết quyết định của Tổng thống Trump đã gây nguy hiểm cho sự hợp tác với một đồng minh có khả năng tiếp cận được với những hoạt động nội bộ của IS.
Sau cuộc gặp của ông Trump với giới chức Nga, các quan chức cấp cao của Nhà Trắng đã có các biện pháp ngăn chặn tổn thất, đồng thời thông báo tình hình với Cơ quan Tình báo Trung ương ( CIA) và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA).
Tuy nhiên, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ H.R. MacMaster, người cũng tham dự cuộc gặp trên, tuyên bố rằng: “Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Nga đánh giá lại những mối đe dọa nói chung từ các tổ chức khủng bố bao gồm những mối đe dọa đối với ngành hàng không”. Ông MacMaster nhấn mạnh rằng “không hề có những nguồn tin và phương thức tình báo nào được bàn luận và không có hoạt động quân sự nào được tiết lộ”
Theo Danviet
Video đang HOT
Nga sẽ thách thức vị trí thống trị về quân sự của Mỹ như thế nào?
Nga có đủ khả năng đáp trả "Chiến lược bù đắp thứ ba" (The Third Offset Strategy) của Mỹ.
Đây là thông tin được cây bút Dave Majumdar của Tạp chí National Interest đưa ra trong một bài viết mới đây với tiêu đề "Nukes, Subs and Missiles: How Russia Plans to Challenge America's Military Dominance" (Tạm dịch: "Vũ khí hạt nhân, tàu ngầm và tên lửa: Nga có kế hoạch thách thức vị trí thống trị về quân sự của Mỹ như thế nào?"). Báo Quân đội nhân dân giới thiệu nội dung chính của bài viết.
"Chiến lược bù đắp thứ ba" có mục đích duy trì lợi thế tối ưu về quân sự của Mỹ thông qua việc phát triển các loại vũ khí mới, hiện đại nhất.
Để đối phó với "Chiến lược bù đắp thứ ba", Nga đang ưu tiên phát triển các loại vũ khí chiến lược và chiến thuật, theo một báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng (IDSS) thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 Yars của Nga. Ảnh: Sputnik
Nga đang thực hiện việc hiện đại hóa sâu rộng toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của mình với hàng loạt các chương trình nhằm chống lại các lá chắn tên lửa của Mỹ, được triển khai trên lãnh thổ châu Âu.
"Nga đã triển khai tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới RS-24 Yars (NATO định danh là SS-27 Mod 2) và tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei mới được trang bị hệ thống tên lửa RSM-56 Bulava (NATO định danh là SS-N-32). Đồng thời, Nga cũng đang nghiên cứu phát triển ít nhất là 2 ICBM khác nhằm chọc thủng các lá chắn tên lửa tương lai của Mỹ ở châu Âu, gồm ICBM Sarmat (định danh là RS-28) sử dụng nhiên liệu lỏng và ICBM Rubezh (định danh là RS-26) sử dụng nhiên liệu rắn. Nga cũng đang thực hiện kế hoạch nâng cấp máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack. Bất kỳ mối đe dọa tiềm tàng nào đối với hiệu quả của các lực lượng hạt nhân Nga đều được Mátxcơva nhìn nhận rất nghiêm túc và Nga sẽ ngay lập tức bắt đầu lập các biện pháp đáp trả", báo cáo của IDSS nhận xét.
Bên cạnh đó, Nga còn hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến thuật, bao gồm các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tên lửa hành trình và thậm chí là tên lửa đất đối không mang đầu đạn hạt nhân.
"Các chương trình tập trung vào hiện đại hóa các lực lượng hạt nhân đang tiến đến giai đoạn cao. Nga đã đạt được lợi thế đáng kể so với Mỹ xét về phương diện chất lượng và sự đa dạng các hệ thống vận chuyển tên lửa. Nga hoàn toàn có khả năng bảo đảm tính hiệu quả của các lực lượng hạt nhân của mình trong tương lai gần", báo cáo của IDSS nêu rõ.
Mặt khác, Nga cũng không từ bỏ các loại vũ khí thông thường và đang tiến hành nghiên cứu nhiều loại công nghệ giống của Mỹ nhằm đối phó với "Chiến lược bù đắp thứ ba", nhưng với quy mô nhỏ hơn do nguồn lực còn hạn chế.
Theo báo cáo của IDSS, công nghệ của Nga trong một số lĩnh vực vẫn còn đang ở trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực khác, bao gồm vũ khí năng lượng định hướng (DEW), súng điện từ railgun, tàu ngầm không người lái, thiết bị siêu thanh... đang bước vào giai đoạn phát triển cao.
Về lâu dài, Nga có khả năng tập trung phát triển các công nghệ sau:
Một là hệ thống robot được điều khiển từ xa, kể cả thiết bị bay không người lái (UAV), cũng như xe chiến đấu bộ binh, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Hai là hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới và nâng cao năng lực trong chiến tranh mạng.
Ba là các hệ thống chỉ huy và kiểm soát hiện đại.
Bốn là các hệ thống phòng thủ lên lửa và phòng không tầm xa, tầm siêu xa hiện đại, có khả năng chống vệ tinh, được sử dụng không chỉ phục vụ cho mục đích phòng không mà còn nhằm giành ưu thế trên không trước các đối thủ phương Tây.
Năm là các xe thiết giáp thế hệ mới giúp giảm đáng kể thương vong trên chiến trường.
Sáu là máy bay tiêm kích hiện đại, có khả năng đối đầu trước các máy bay thế hệ 5 của phương Tây.
Bảy là vũ khí siêu thanh như một giải pháp chính để chống lại những bước tiến về hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không trong tương lai của đối phương.
Cuối cùng, DEW sẽ đặt nền tảng cho việc phát triển vũ khí trong tương lai.
Có một điều đáng lưu ý là trong khi các tạp chí chuyên ngành của Nga thường xuyên cung cấp thông tin chính xác về các chiến lược quân sự của Điện Kremlin thì giới phân tích và truyền thông phương Tây hầu như lại bỏ qua những thông tin này, có thể là do rào cản ngôn ngữ.
"Các chương trình công nghệ quốc phòng và hiện đại hóa quân đội - vốn sẽ định hình quân đội Nga và sự cân bằng chiến lược tại các khu vực xung quanh nước Nga trên thực tế, từ trước tới nay chưa bao giờ là bí mật. Chúng được nêu rất rõ trong phát biểu của các quan chức quốc phòng Nga cũng như các ấn phẩm chuyên ngành của các chuyên gia quân sự Nga. Tuy nhiên, chúng lại hầu như bị bỏ qua ở phương Tây, nơi ngày càng nhiều người xem Nga là một cường quốc thế giới đang trỗi dậy, thách thức cả Mỹ và phương Tây trong tất cả các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu", báo cáo của IDSS nhận định.
Nói tóm lại, xét tới tiềm lực công nghệ và tài chính, Điện Kremlin đang theo đuổi một chiến lược tương đối hợp lý.
Theo Hoàng Vũ ( lược dịch)
Quân đội nhân dân
Tên lửa Mỹ kề sát biên giới Nga Mỹ muốn bố trí tên lửa Patriot tại các nước vùng Baltic trong giai đoạn tập trận mùa hè năm nay, theo truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức. Họ hứa sau khi kết thúc diễn tập, Patriot sẽ được rút khỏi khu vực.Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khi thăm Litva đã tuyên bố Mỹ sẵn sàng bảo vệ các...