Báo Mỹ đòi đuổi bớt “thành viên phản bội” khỏi NATO
Tờ báo Mỹ Huffington Post vừa có bài viết cho biết rằng, đã tới lúc cần đuổi bớt những “ thành viên phản bội” như Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO.
Báo Mỹ đòi đuổi Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO
Tờ báo Huffington Post của Mỹ ngày 24-2 viết rằng, chỉ mới đây không lâu, các thành viên NATO còn không thể ngờ rằng sẽ có kẻ trong số họ phản bội lại tất cả. Mải đề phòng những kẻ thù bên ngoài, NATO đã không nhận thấy mối nguy hiểm hàng đầu xuất hiện ngay trong liên minh.
Thậm chí, trong những tình huống xảy ra bất ngờ, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương không hề có cơ chế chính thức để loại trừ những quốc gia thành viên tự cho phép mình được hành động vượt ngoài khả năng kiểm soát và vi phạm các quy chuẩn của NATO.
Tờ báo Mỹ nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ đã rời xa đồng minh tới mức cho phép mình đưa ra hành động hỗ trợ những kẻ khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” chống lại phương Tây. Các nước NATO phải can đảm quyết định liệu họ có còn cần tới một đồng minh như Thổ Nhĩ Kỳ của ông Erdogan hay không?
Từ khi ông Erdogan lên nắm quyền, Thổ Nhĩ Kỳ lập tức thực hiện bước ngoặt theo hướng độc tài và bảo thủ, dần đánh mất các bạn bè và tự đưa mình vào thế đối đầu với tất cả, từ leo thang căng thẳng với người Kurd cho đến bắn hạ máy bay quân sự Nga.
Trong khi các xung đột này ngày càng tăng thì những vụ nổ bom do các phần tử khủng bố do Ankara hậu thuẫn đã xảy ra trên đường phố Thổ Nhĩ Kỳ, các đối thủ tiến sát tới biên giới quốc gia. Còn ông Erdogan không ngừng đòi hỏi NATO dành cho mình sự hỗ trợ vô điều kiện.
Video đang HOT
Mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có nguy cơ khiến cả khối NATO bị vạ lây
Huffington Post nhấn mạnh, các nước NATO không được phép nhân nhượng Ankara trong bất kể mọi trường hợp, bởi nó có thể là thảm họa cho cả khối, phá vỡ những quy tắc cân bằng cán cân quân sự trên thế giới, mà khối đã hoạch định nhiều thập kỷ qua.
Thay vào đó, họ phải xác định liệu có lập luận nào biện minh cho sự hợp tác của ông Erdogan với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS, liệu thực sự có lí do nào để biện minh cho những hành động tội ác của ông Erdogan chống lại phương Tây?
Bài báo đưa ra kết luận thẳng thắn rằng, Hội đồng Bắc Đại Tây Dương nên chính thức loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO, trước khi sự hung hăng và hiếu chiến không ngừng của nước này kịp lôi kéo cộng đồng quốc tế vào một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
Vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia đã bàn bạc với nhau, tìm cách đưa bộ binh can thiệp quân sự vào Syria với mục đích chung là lật đổ chính quyền Alawite của Tổng thống Bashar al-Assad, còn mục đích riêng của Ankara là tiêu diệt lực lượng vũ trang của người Kurd ở Syria (YPG).
Chính quyền Damascus đã tuyên bố, bất cứ hành động đưa quân vào lãnh thổ nước này đều là sự xâm phạm chủ quyền của Syria, chà đạp lên luật pháp quốc tế. Chính phủ và nhân dân Syria sẽ cương quyết giáng trả những hành động xâm lược để bảo vệ chủ quyền.
Theo_Báo Đất Việt
Báo Mỹ tiết lộ đề nghị bí mật của Triều Tiên trước vụ thử hạt nhân
Wall Street Journal tiết lộ rằng, một vài ngày trước khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm thành công một vụ nổ bom nhiệt hạch chính quyền của Tổng thống Obama đã bí mật trao đổi với Bắc Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Truyền thông quốc tế ngày 22/2 đưa tin cho biết, chính quyền Mỹ tuyên bố rằng nước này đã khước từ các cuộc đàm phán theo đề nghị của Bắc Triều Tiên để mở đường cho việc chấm dứt hoàn toàn trạng thái chiến tranh trên bán đảo.
Chính quyền Mỹ đưa ra tuyên bố như vậy với lý do Bắc Triều Tiên đã từ chối không chấm dứt hoạt động thử nghiệm và phát triển vũ khí hạt nhân của mình.
Báo Wall Street Journal tiết lộ rằng, một vài ngày trước khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm thành công một vụ nổ bom nhiệt hạch chính quyền của Tổng thống Obama đã bí mật đồng ý thảo luận về chủ đề chấm dứt chiến tranh trên báo đảo Triều Tiên, cụ thể là cuộc chiến tranh kéo dài từ 1950 đến 1953 với một bên là Bắc Hàn được Trung Quốc hỗ trợ và một bên là Nam Hàn (Hàn Quốc) do Mỹ hậu thuẫn.
Giao tranh tạm thời chấm dứt vào năm 1953 khi các bên ký kết Hiệp định đình chiến. Tuy nhiên, hiệp ước hoàn bình chưa bao giờ được ký kể từ dấu mốc năm 1953.
Hiện nay,về mặt lý thuyết, Mỹ, Hàn Quốc vẫn đang ở trong thời kỳ chiến tranh với Bắc Triều Tiên.
Hôm Chủ Nhật cuối tuần qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tuyên bố rằng đề nghị đàm phát ký hiệp ước hoà bình trên bán đảo Triều Tiên đã được Bình Nhưỡng đề xuất .
Khi đó, Washington kêu gọi Bình Nhưỡng dừng các chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử và coi đó là điều kiện tiên quyết trước khi đàm phán diễn ra, tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã từ chối.
Hôm 6/1/2016, Bắc Triều Tiên tuyên bố rằng nước này đã thử thành công một quả bom nhiệt hạch trong lúc các nỗ lực kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân đang diễn ra ở Liên Hợp Quốc.
Đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, sau khi nhận được đề xuất đàm phán chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh, phía Mỹ đã cân nhắc rất kỹ đồng thời thuyết phục Bình Nhưỡng nhưng bất thành.
"Bắc Triều Tiên đã từ chối đề nghị từ phía Mỹ và cáo buộc Mỹ đang lập các âm mưu lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng với các đồng minh trong khu vực" - Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
ASEAN-Hoa Kỳ: Hợp tác để gia tăng sức mạnh Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược tin cậy và thực chất giữa ASEAN và Mỹ không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho từng thành viên tham gia mà còn gia tăng hợp tác, sức mạnh trong việc đối phó với thách thức chung mà cả hai bên đang phải đối mặt. Các nhà lãnh đạo ASEAN - Mỹ đã...