Báo Mỹ chỉ ra 5 bí quyết giúp Việt Nam thắng trong cuộc chiến với Covid-19
Trên trang Consortiumnews – một trang báo chí điều tra của Mỹ, bài viết chung của hai giáo sư Australia và Malaysia – các cựu quan chức Liên Hợp Quốc, với tựa đề “Việt Nam chiến thắng trong cuộc chiến mới với kẻ thù vô hình Covid-19″, trong đó chỉ ra những yếu tố để Việt Nam có được chiến thắng đó.
Sau khi điểm qua những số liệu cơ bản về dịch Covid-19, hai tác giả dẫn lại báo cáo của Viện Nghiên cứu chính sách chiến lược Australia nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của Việt Nam cho thấy, bằng cách tập trung vào việc đánh giá rủi ro sớm, truyền thông hiệu quả và sự hợp tác chính phủ – công dân, làm thế nào mà một đất nước với nguồn lực hạn chế và hệ thống y tế bấp bênh lại có thể kiểm soát được dịch. Khi đối mặt với một ẩn số vô định, sự lãnh đạo kiên quyết, thông tin chính xác và sự đoàn kết cộng đồng đã đem lại sức mạnh cho người dân để tự bảo vệ mình và bảo vệ lẫn nhau”.
Bài viết nhắc lại rằng, Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tờ Financial Times của Anh và nhiều báo chí nước ngoài đã ca ngợi Việt Nam là câu chuyện thành công trong dịch Covid-19 mà các nước nghèo với nguồn lực hạn chế có thể học tập. Các tác giả phân từng yếu tố trong nhận định trên và cho rằng, các khía cạnh ứng phó của Việt Nam rất thích hợp.
Việt Nam đón các công dân mắc kẹt ở Vũ Hán (Trung Quốc) về nước sau Tết Nguyên đán với tinh thần c ảnh giác cao độ trước “kẻ thù vô hình” Covid-19.
Hành động sớm: Đã trải qua dịch SARS, cúm gia cầm và các dịch bệnh khác, Việt Nam hành động rất sớm và chủ động khi ứng phó với mối đe dọa Covid-19. Ngay từ khi mới có 27 ca bệnh được phát hiện ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12/2019, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành hướng dẫn phòng ngừa, bao gồm cả giám sát chặt chẽ khu vực biên giới. Khi Trung Quốc công bố ca tử vong đầu tiên ngày 11/1, Việt Nam nhanh chóng siết chặt kiểm soát y tế ở tất cả biên giới và sân bay, người có dấu hiệu được cách ly để xét nghiệm và theo dõi tại các cơ sở y tế, theo dấu người tiếp xúc…
Cách ly có chọn lọc: Nhiều biện pháp khác được thực thi sau đó, gồm đóng cửa trường học, hủy một số chuyến bay, hạn chế nhập cảnh với phần lớn người nước ngoài, yêu cầu khai báo sức khỏe, thường xuyên nhắn tin cập nhật tình hình. Việt Nam là nước đầu tiên sau Trung Quốc phong tỏa một khu dân cư lớn.
Video đang HOT
Xét nghiệm hiệu quả với giá cả chấp nhận được: Hai giáo sư cho biết, Việt Nam đã phát triển một bộ xét nghiệm hiệu quả với giá cả vừa phải chỉ trong vòng một tháng. Nhiều nước đã thể hiện sự quan tâm với bộ xét nghiệm sử dụng công nghệ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê chuẩn này. Bộ xét nghiệm được phát triển sau các cuộc tham vấn khẩn cấp và cấp tập của Bộ Khoa học – Công nghệ với hàng loạt các nhà khoa học. Việt Nam không xét nghiệm hàng loạt như Hàn Quốc mà tập trung vào những người cách ly và theo dõi F1, F2. Lo ngại sự kỳ thị, Việt Nam chỉ nhắc tới người nhiễm bằng số thứ tự mắc.
Huy động xã hội: Việt Nam đã huy động cả sinh viên y khoa và bác sĩ, y tá nghỉ hưu. Từ 19/3, Việt Nam phát động một chiến dịch quyên góp mua thiết bị y tế và bảo hộ cho bác sĩ, y tá, cảnh sát và những chiến sĩ tiếp xúc gần với bệnh nhân cùng những người bị cách ly. Chiến dịch được hưởng ứng mạnh mẽ. Cổng thông tin của Bộ Y tế thông báo ngay các ca nhiễm mới cho báo chí và công chúng với thông tin chi tiết. Phát triển ứng dụng về Covid-19 rất hữu ích. Các biện pháp của Việt Nam đã được nhân dân tin tưởng: Theo thăm dò ý kiến của một tổ chức ở Đức, khoảng 62% người dân được hỏi cho rằng Chính phủ đang làm đúng, so với thế giới tỷ lệ trung bình chỉ khoảng 40%.
Đoàn kết: “Trong khi một số nước giàu hành động ích kỷ, Việt Nam đã thể hiện sự đoàn kết nhân đạo khi dịch Covid-19 đang đe dọa nhân loại” – bài báo viết. Hai tác giả nhắc lại Việt Nam đã tặng hàng trăm nghìn khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn và thiết bị y tế cho các nước Châu Âu, Campuchia, Lào, Indonesia và nhiều nước khác…
Đồng tác giả bài viết là hai người: Giáo sư Anis Chowdhury tại Đại học Tây Sydney và Đại học New South Wales của Australia, từng giữ các vị trí cao cấp của Liên Hợp Quốc tại New York và Bangkok; người thứ hai là cựu Giáo sư kinh tế Jomo Kwame Sundaram từ Kuala Lumpur (Malaysia), từng là trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về phát triển kinh tế.
Bill Gates: 20 năm nữa, đại dịch như Covid-19 có thể xảy ra
Đồng sáng lập Microsoft cảnh báo thế giới sẽ đối mặt với một đại dịch tương tự Covid-19 sau mỗi 20 năm hoặc lâu hơn.
Trong cuộc phỏng vấn trực tuyến với Financial Times được đăng tải ngày 8/4, Bill Gates đã chia sẻ một số ý kiến về cuộc chiến chống Covid-19 của thế giới. Ông nói rằng nếu chúng ta có phương án chuẩn bị từ trước, các quốc gia sẽ không phải tốn nhiều tỷ USD như hiện nay.
Một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới đã chia sẻ ý kiến về cuộc chiến phòng chống Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu.
Theo Gates, đại dịch Covid-19 là "sự kiện lớn nhất mà nhân loại trải qua trong cả cuộc đời". Để đối phó với các dịch bệnh tương tự, ông cho rằng chính phủ cần chuẩn bị tốt phương án chẩn đoán dự phòng, kiến thức chuyên sâu về virus và hệ thống cảnh báo sớm.
"Chi phí đầu tư những thứ trên là quá ít so với thiệt hại mà chúng ta đang trải qua", Gates nhận định và cảnh báo đã đến lúc nhân loại nhận ra một dịch bệnh tương tự sẽ bùng phát sau mỗi 20 năm hoặc lâu hơn. Đây là mối đe dọa lớn đến từ nhu cầu di chuyển, du lịch ngày càng tăng.
Đó là lý do chính phủ cần những biện pháp đối phó từ sớm để không xảy ra hậu quả đáng tiếc. Những nước có tiềm lực kinh tế lớn nên hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với virus.
"Sẽ không tốn quá nhiều tiền để chuẩn bị những điều đó. Giới khoa học luôn sẵn sàng. Và các quốc gia cũng vậy", đồng sáng lập Microsoft tin rằng bài học rút ra từ Covid-19 sẽ nâng cao nhận thức chống dịch của mọi người. Tuy nhiên "cái giá phải trả" cho bài học này là quá lớn.
Đối với Mỹ, Gates cảnh báo đất nước này sẽ "gặp rắc rối lớn" nếu không sớm đưa ra giải pháp xét nghiệm, điều trị thích hợp. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế của Mỹ khi đại dịch lắng xuống.
Trong chuyên mục Ask Me Anything trên Reddit ngày 19/3, Gates cho rằng nếu một quốc gia thực hiện xét nghiệm virus cũng như phong tỏa tốt, lượng ca nhiễm mới sẽ giảm "trong 6-10 tuần" và có thể mở cửa trở lại.
Theo BGR, ông cũng thừa nhận các nước giàu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch nhưng nếu có biện pháp đúng đắn, họ có thể dập tắt sự bùng phát và bắt đầu phục hồi kinh tế trong 2-3 tháng tới.
Những nước giàu sẽ cần nhiều thời gian để hồi phục kinh tế sau đại dịch.
Nhiều người nhận ra Gates từng "tiên tri" về một đại dịch tương tự Covid-19 cách đây không lâu. Trong sự kiện TED Talk 2015, vị tỷ phú 64 tuổi lo rằng thế giới chưa chuẩn bị sẵn sàng cho dịch bệnh tiếp theo.
Với mối đe dọa tương đương biến đổi khí hậu hay chiến tranh hạt nhân, dịch bệnh đó sẽ là "một chủng cúm siêu lây nhiễm và gây chết người", khiến 30 triệu người tử vong trong chưa đầy một năm.
Vào tháng 2, Quỹ từ thiện Gates cam kết quyên góp 100 triệu USD để chống dịch Covid-19, bao gồm tài trợ cho tuyến đầu y tế, các biện pháp phòng ngừa, điều trị cho bệnh nhân và phát triển vaccine.
Trong chương trình "The Daily Show" vào ngày 2/4, Gates cũng hứa sẽ hỗ trợ hàng tỷ USD để xây dựng cơ sở nghiên cứu phát triển 7 loại vaccine ngừa virus corona. Trước đó, một số chuyên gia cho biết nghiên cứu kháng thể từ những người từng nhiễm virus cũng là bước đi quan trọng.
Phúc Thịnh
Bill Gates đưa ra dự đoán đáng sợ sau những gì COVID-19 gây ra Theo người đồng sáng lập Microsoft, những bệnh dịch có khả năng lây lan cao sẽ diễn ra với loại người mỗi hai mươi năm hoặc tương tự thế. Người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates nói rằng đại dịch COVID-19 là "sự kiện lớn nhất mà một người có dịp trải nghiệm trong cả cuộc đời họ." Ông đồng thời cảnh báo...