Báo Mỹ chỉ cách bắn hạ tiêm kích F-22 và F-35
Tạp chí The National Interest vừa đăng tải phân tích của chuyên gia Dave Majumdar cách phát hiện và bắn hạ tiêm kích F22 và F35 của Mỹ.
Đầu tiên, chuyên gia Dave Majumdar cho rằng: “Nếu như hoàn thiện hơn một chút về hệ thống xử lý tín hiệu và sử dụng các tên lửa với các hệ thống tự dẫn đường thì trong tương lai có thể phát hiện được các máy bay thế hệ mới nhất của Mỹ trên không trung và khai hỏa tiêu diệt chúng nhờ sự trợ giúp của các radar tần số thấp”.
Theo vị chuyên gia này, trên thực tế, Lầu Năm góc và các xí nghiệp thuộc tổ hợp Công nghiệp-Quốc phòng của Mỹ đã hiểu rõ về điểm yếu của các máy bay tiêm kích trước các hệ thống radar tần số thấp hoạt động trong các dải tần UHF và VHF.
Tiêm kích tàng hình F-22.
Đây cũng là nhận định của tờ The Daily Beast từng đưa ra rằng tiêm kích F-22 và F-35 có thể dễ dàng bị radar có tần số làm việc UHF phát hiện. Tính năng tìm kiếm thiết bị bay tàng hình của radar UHF tương đối mạnh và sớm đã được làm rõ trong thời gian đầu Mỹ bắt tay vào việc phát triển dự án nghiên cứu máy bay tàng hình.
Năm 1983, phòng thực nghiệm Lincoln thuộc cơ quan nghiên cứu công nghệ Viện Công nghệ Massachusetts đã mua trạm radar có bề rộng 45m, dùng để mô phỏng hệ thống radar cảnh báo 5N84A của Liên Xô có tần số làm việc UHF.
Video đang HOT
Trạm radar này do công ty Lockheed Martin lắp ráp. Nhưng trước sự ngạc nhiên của một số chuyên gia, công ty Lockheed Martin thậm chí không học hỏi kinh nghiệm làm việc này khi thiết kế máy bay tiêm kích tàng hình F-35.
Chuyên gia công nghệ chỉ rằng, để bảo đảm tính năng tàng hình của máy bay hoạt động trong tần số UHF, đầu tiên phải loại bỏ đuôi đứng của máy bay, điều này đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược B-2. Nhưng, chuyên gia cho biết thêm, yêu cầu của dự án và yêu cầu nhiệm vụ kỹ thuật mà Lầu Năm Góc đưa ra đối với máy bay F-35 rất khó thực hiện.
Tuy nhiên, các quan chức của Lầu Năm góc và các xí nghiệp thuộc tổ hợp Công nghiệp-Quốc phòng của Mỹ lại cho rằng các radar kiểu này sẽ không thể dẫn tên lửa đến mục tiêu, do đó các hạn chế này có thể được bỏ qua.
Chuyên gia Dave Majumdar phân tích thêm rằng có 2 yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vũ khí được dẫn đường bởi radar tần số thấp gồm độ rộng của chùm tia radar và chiều dài của xung radar.
Trong khi đó, một cựu sỹ quan Không quân Mỹ đồng thời là chuyên gia về điện tử hàng không Mike Petrucha cho rằng cả hai điểm hạn chế này đều có thể khắc phục được bằng cách modul hóa xung tần nhằm giảm bớt chiều dài của xung phản trên đầu ra của trạm thu radar. Nó sẽ cho phép nâng cao độ chính xác và khả năng phân giải ở tầm xa của radar.
Mike Petrucha nhấn mạnh: “Nếu như đầu đạn của tên lửa quá nặng thì khả năng phân giải sẽ không đạt đến độ chính xác cần thiết”. Ví dụ như các tên lửa được trang bị radar-cảm biến hồng ngoại riêng với tầm không gian quét được vào khoảng 1 km3 thì đây sẽ là loại vũ khí “khắc tinh” đối với F-22 và F-35.
Ngọc Hòa
Theo_Báo Đất Việt
Chuyên gia Mỹ "bắt lỗi" của máy bay tàng hình F-35
Chuyên gia về quốc phòng của tạp chí National Interest của Mỹ cảnh báo các mẫu máy bay hiện đại và được trang bị công nghệ tàng hình F-22 hay F-35 của Không quân Mỹ có thể bị bắn hạ dễ dàng bởi các hệ thống radar và công nghệ tên lửa cải tiến.
Mẫu máy bay F-35. (Ảnh: AFP)
Theo chuyên gia Dave Majumdar, giới chức quốc phòng và ngành công nghiệp sản xuất vũ khí Mỹ đã phớt lờ báo cáo cho rằng mẫu F-35 Joint Strike Fighter không thể duy trì ưu thế của mình trong các cuộc chiến giả định nhằm vào những mẫu máy bay đời cũ hơn. Họ tin rằng với tính năng tàng hình, F-35 có thể tránh được nguy cơ trở thành một "đống kim loại".
Trên tạp chí National Interrest, ông Dave Majumdar viết rằng: "Những cải tiến đơn giản về hệ thống xử lý tín hiệu, kết hợp với một tên lửa có đầu đạn lớn và hệ thống dẫn đường có thể khiến các hệ thống radar tầm thấp và những hệ thống vũ khí như vậy phát hiện và nhắm bắn máy bay F-35 phiên bản mới nhất".
Lầu Năm Góc và ngành công nghiệp sản xuất vũ khí Mỹ từng nhận thức rằng các hệ thống radar tầm thấp hoạt động trên băng tần VHF và UHF có thể phát hiện và theo dõi máy bay được trang bị công nghệ tàng hình. Tuy nhiên, họ cho rằng, một hệ thống radar như vậy không đủ khả năng theo dõi hiệu quả để dẫn đường cho tên lửa phòng không tấn công mục tiêu.
Chuyên gia Majumdar tiếp tục nêu quan điểm của ông bằng cách trích dẫn một câu hỏi tu từ từ một sĩ quan Hải quân Mỹ giấu tên trong bài viết: "Liệu nhiệm vụ nào cũng cần máy bay trang bị công nghệ tàng hình hay liệu các hệ thống radar đối phương phát hiện thấy F-35 mà không thể tổ chức tấn công?"
Trong khi đó, Đại tá về hưu Mike Pietrucha, người từng công tác trong các đơn vị thuộc Không quân Mỹ, cho rằng có hai thách thức khi sử dụng hệ thống radar tần số thấp để dẫn đường cho vũ khí. Đó là chiều rộng của chùm tia radar và độ dài xung. Tuy nhiên, cả hai vấn đề này đều có thể được xử lý bằng cách cải thiện hệ thống xử lý tín hiệu.
Chuyên gia Majumdar đánh giá, sau khi giải quyết được vấn đề dẫn đường cho các hệ thống radar hoạt động ở tần số thấp, các loại vũ khí được đặt trên đất liền hoặc trên tàu chiến, kể cả tên lửa cũ S-75 Dvina, cũng có thể bắn hạ máy bay được trang bị công nghệ tàng hình.
Máy bay chiến đấu trang bị công nghệ tàng hình của Mỹ đã gặp vấn đề với các hệ thống phòng không kể từ sau những năm 1960. Hồi tháng 3/1999, trong chiến dịch tấn công của NATO nhằm vào Nam Tư, một trong những hệ thống phòng không ở miền Trung Serbia đã bắn hạ được máy bay tàng hình F-117 Nighthawk bằng tên lửa S-125 Neva. Khi đó, máy bay F-117 Nighthawk đang nhận được nhiều lời ca ngợi sau khi thể hiện được sức mạnh trong cuộc chiến vùng Vịnh. Tuy nhiên, thất bại tại Nam Tư là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc quân đội Mỹ không sử dụng mẫu máy bay này kể từ năm 2008. Hiện các mảnh vỡ của mẫu F-117 Nighthawk vẫn đang được trưng bày tại Bảo tàng Hàng không Belgrade.
Không như thiết kế của mẫu F-117 Nighthawk, cả mẫu F-22 và mẫu F-35 đều được thiết kế với đường dáng nhỏ gọn nhằm gây khó khăn cho hệ thống radar đối phương trong khi vẫn giúp duy trì được tốc độ bay cao. Với khả năng chiến đấu trên không và trên bộ đa dạng, mẫu F-22 Raptor được đánh giá là sự thay thế hiệu quả cho các phiên bản F-15 và F-16. Tuy nhiên, có chưa đầy 200 chiếc F-22 được sản xuất, với giá thành sản xuất lên tới 66 tỷ USD, trước khi chương trình này bị huỷ vào năm 2011 để ưu tiên cho chương trình F-35.
Tuy nhiên, mẫu F-35 chưa đáp ứng được kỳ vọng. Mỹ đã tiêu tốn khoảng 1.500 tỷ USD cho F-35 nhưng đáng tiếc loại máy bay này đã không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến trên không giả định với máy bay thế hệ cũ, trong khi những lần chạy thử cho thấy còn nhiều vấn đề phát sinh.
Ngọc Anh
Theo Dantri/RT
Top 5 vũ khí chủ lực NATO đang nhắm vào Nga Trang tin The National Interest của Mỹ vừa công bố Top 5 vũ khí chủ lực NATO đang nhắm vào Nga Theo các quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ, trong hai năm gần đây, Nga đã có những động thái hiếu chiến hơn tại Ukraine, tăng cường thêm máy bay ném bom và tàu ngầm tuần tra. Còn theo Phó Đô...