Báo Mỹ: Cảng Cam Ranh quyết định cục diện căng thẳng Biển Đông
Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có năng lực và quyết tâm nhất để thách thức các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
National Interest mới đây đã đăng tải bài phân tích của tác giả Yevgen Sautin, người từng nghiên cứu tại Đại Học Quốc Gia Đài Loan (Trung Quốc) và Trung tâm nghiên cứu Mỹ Carnegie Endowment for International Peace về tầm quan trọng của cảng Cam Ran trong căng thẳng ở Biển Đông.
Việt Nam có bề dày lịch sử chống lại các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Các nhà đạo Việt Nam cũng kiên định với nỗ lực giải quyết hòa bình thông qua các cuộc đàm phán đa phương đối với vấn đề Biển Đông.
Quân cảng Cam Ranh của Việt Nam nằm ở vị thế địa chiến lược hết sức quan trọng.
Việt Nam sở hữu căn cứ hải quân Cam Ranh, một trong những cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á. Giá trị chiến lược của căn cứ này càng tăng thêm với sự hiện diện của sân bay gần đó có khả năng đón máy bay ném bom và vận tải hạng nặng.
Nếu cường quốc hải quân nào được phép hoạt động lâu dài ở Cam Ranh, đó sẽ là trở ngại cho bất kỳ quốc gia nào có mưu đồ bá chủ Biển Đông, dù có kiểm soát phần lớn các đảo tranh chấp, tác giả Yevgen Sautin nhận định.
Theo tác giả Yevgen Sautin, Mỹ, Nga hay thậm chí là Nhật Bản và Trung Quốc đều là những cường quốc muốn tiếp cận cảng Cam Ranh.
Mỹ
Mỹ là quốc gia hàng đầu muốn được cho phép sử dụng cảng Cam Ranh.
Việc cho phép Mỹ được tiếp cận lâu dài với vịnh Cam Ranh sẽ là sự khẳng định mạnh mẽ cho mối quan hệ đồng minh nảy nở giữa Mỹ và Việt Nam. Điều này cũng sẽ làm vô hiệu hóa nhiều cơ sở quân sự mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông
Tuy nhiên, trong bối cảnh mà quan hệ Mỹ – Trung sẽ tiếp tục trong thế giằng co lâu dài, Việt Nam muốn xây dựng muốn quan hệ tốt đẹp với cả Washington và Bắc Kinh hơn là nghiêng hẳn về Mỹ, tác giả Yevgen Sautin nhận định.
Cam kết của Mỹ trong vấn đề Biển Đông vẫn chưa rõ ràng nên khiến Việt Nam quan ngại rằng cái giá để cho phép Mỹ sử dụng cảng Cam Ranh lớn hơn so với những lợi ích hiện tại.
Nga
Theo tác giả Yevgen Sautin, Nga có lẽ là quốc gia muốn trở lại cảng Cam Ranh rõ ràng nhất.
Video đang HOT
Sự hiện diện thường trực của lực lượng Nga ở một căn cứ tại Việt Nam sẽ có ý nghĩa tượng trưng to lớn, thể hiện tham vọng lấy lại thế ảnh hưởng sâu rộng trước đây cũng như đóng vai trò tích cực hơn trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, xu hướng xích lại trong quan hệ với Trung Quốc và lập trường ủng hộ quan điểm không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Nga khiến Việt Nam thận trọng hơn, tác giả Yevgen Sautin nhận định .
Nhật Bản
Nhật không xa lạ gì với cảng Cam Ranh. Tháng 4 năm nay, 2 tàu khu trục Nhật đã đến căn cứ hải quân ở Cam Ranh trong bối cảnh hải quân Nhật đang muốn tăng cường hiện diện ở Biển Đông.
Tàu chiến Nhật Bản cập cảng Cam Ranh hồi tháng 4 năm nay. Ảnh: Zing.
Tokyo cần sử dụng cảng Cam Ranh cho mục đích hậu cần. Nhưng quá khứ chiến tranh của Nhật trong Thế Chiến II sẽ ngăn cản Tokyo sử dụng cảng Cam Ranh. Trong nội bộ Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe có khuynh hướng theo chiến lược phòng thủ hơn. Như vậy, Nhật Bản chỉ là ứng viên sử dụng cảng Cam Ranh về lâu dài.
Trung Quốc
Tham vọng sử dụng căn cứ Cam Ranh của Trung Quốc là không thể phủ nhận.
Việt Nam luôn mong muốn xây dựng mối quan hệ kinh tế và ngoại giao hòa bình và thắt chặt với Trung Quốc. Trong giai đoạn cuối những năm 1990, Việt Nam thậm chí có thể sẽ cho Mỹ hoặc Trung Quốc thuê cảng Cam Ranh nếu thỏa thuận với Nga đổ vỡ.
Tuy vậy, trong bối cảnh hiện nay, sẽ không có chuyện đó bởi sự hiện diện của Trung Quốc ở Cam Ranh đồng nghĩa với giúp Trung Quốc ngày càng củng cố yêu sách phi lý ở Biển Đông.
Trên thực tế, chính phủ Việt Nam hiện không có ý định ký thỏa thuận quân sự với bất kỳ nước nào muốn sử dụng cảng Cam Ranh. Việt Nam thể hiện quan điểm rõ ràng rằng các cơ sở hải quân ở Cam Ranh phục vụ cho các tàu thuyền trên khắp thế giới. Điều này giúp Việt Nam theo đuổi mối quan hệ gần gũi với nhiều quốc gia cùng lúc trong khi vẫn để ngỏ các kế hoạch dài hạn, tác giả Yevgen Sautin kết luận.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Vì sao Nga chưa thể vươn tầm ảnh hưởng tới toàn cầu?
Mục tiêu vươn tầm ảnh hưởng tới toàn cầu của Nga đang phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về phương diện quân sự và kinh tế.
Theo bài phân tích trên trang mạng New Eastern Europe, kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã phải trải qua giai đoạn suy giảm sự hiện diện quân sự ở nước ngoài, chỉ có thể duy trì tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Để có thể trở thành một cường quốc trong thế giới đa cực ngày nay, Moscow cần phải xây dựng lực lượng quân đội và nền kinh tế mạnh mẽ. Tuy nhiên, lệnh cấm vận từ phương Tây cũng như giá dầu thế giới giảm đã khiến cho kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn.
Trong lĩnh vực quân sự, Moscow đang cố gắng xây dựng mạng lưới quân sự ở nước ngoài dù gặp phải không ít hạn chế.
Sau khi đóng cửa căn cứ quân sự cuối cùng ngoài khu vực CIS ở Syria năm 2013, Nga đã bày tỏ sự trở lại ở khu vực Địa Trung Hải bằng thỏa thuận hợp tác quân sự với Cộng hòa Síp hồi đầu năm nay.
Bên cạnh đó, Nga cũng bày tỏ mong muốn duy trì sự hiện diện quân sự trở lại trên toàn cầu.
Theo Điện Kremlin, Nga cũng đang hướng sự chú ý đến Bắc Cực không chỉ bởi mục đích phòng thủ mà còn nhằm bảo vệ chủ quyền của Moscow tại khu vực giàu tài nguyên này.
Hợp tác với Cuba và Việt Nam
Cuba luôn là quốc gia đóng vai trò chiến lược đối với tàu chiến và tàu ngầm Nga. Bên cạnh hải cảng lớn, quân đội Nga đã phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho các binh sĩ và thân nhân trong quá khứ.
Khoảng cách chỉ 250 km đến lãnh thổ Mỹ là cơ hội để Nga duy trì cơ sở thu thập thông tin liên lạc trong khu vực và từ Mỹ đi châu Âu.
Nga đã bày tỏ mong muốn trở lại Cuba bằng một thỏa thuận giữa Moscow và Havana trong chuyến thăm của Tổng thống Putin năm 2014. Thỏa thuận này cho phép lực lượng hải quân Nga bao gồm tàu tình báo Victor Leonov neo tại cảng Cuba
Kể từ năm 1979, hải quân Liên Xô neo tại cảng Cam Ranh của Việt Nam, giúp duy trì sự hiện diện ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư. Năm 2002, ông Putin ra lệnh rút lực lượng khỏi Cam Ranh sau khi hai bên chấm dứt hợp đồng. Ngày nay, Việt Nam duy trì chủ trương không cho nước ngoài thuê căn cứ quân sự và chỉ cho phép Nga sử dụng cảng Cam Ranh vì mục đích hậu cần.
Hiện tại, không quân Nga có thể sử dụng căn cứ không quân Việt Nam ở Cam Ranh cho các máy bay Il-78. Các máy bay này có nhiệm vụ tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom chiến lược Tu-95 hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương và ngoài bờ biển phía tây của Mỹ.
Mặt trận mới ở Bắc Cực
Tháng 12/2013, Tổng thống Nga Putin tuyên bố sự hiện diện của quân đội Nga ở Bắc cực phải là ưu tiên hàng đầu. Để đảm bảo khả năng kiểm soát khu vực giàu tài nguyên này, Nga có kế hoạch xây dựng ít nhất 13 căn cứ không quân, 10 căn cứ radar trong khu vực.
Hiện tại Nga đang vận hành hai căn cứ không quân tại đảo New Siberian và nhóm đảo Franz Joseph Land. Quá trình xây dựng 6 căn cứ khác đã được tiến hành vào năm 2013 và dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2017.
Sự thống trị của Nga cũng được đảm bảo trên biển thông qua các mạng lưới căn cứ hải quân và tàu ngầm. Lớp tàu ngầm Borei đang được chế tạo với khả năng phóng tên lửa đạn đạo ngay ở dưới lớp băng, nơi mà rất khó thể phát hiện tàu ngầm.
Nga tăng cường sự hiện diện ở Bắc Cực.
Moscow cũng đang lên kế hoạch "đề án 22220" nhằm xây dựng một hệ thống tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân mới. Tàu đầu tiên trong lớp này mang tên Arctica dự kiến sẽ được hạ thủy vào năm 2017.
Hạn chế của Nga
Mặc dù Nga đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng quân sự toàn cầu, Điện Kremlin phải đối mặt với nhiều hạn chế và chướng ngại. Một trong những vấn đề đó là yếu tố tài chính. Nền kinh Nga hiện tại đang gặp nhiều khó khăn và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu quốc phòng.
Trong giai đoạn đầu năm 2015, Nga hiện đang duy trì mức chi tiêu quân sự khoảng 9%, gấp đôi con số dự tính. Như vậy, Nga đã chi tiêu một nửa ngân sách quốc phòng hàng năm chỉ trong quý I năm 2015. Mặc dù chi tiêu quân sự của Nga ở mức cao so với GDP nhưng con số này cũng chỉ đạt 84,5 tỷ USD so với 610 tỷ USD của Mỹ (chiếm 3,4% GDP năm 2014).
Một yếu tố quan trọng khác đó là lực lượng hải quân nước xanh với khả năng hoạt động tại các đại dương và vùng nước sâu. Hiện tại, Moscow không có đủ số lượng tàu chiến để hoạt động tác chiến xa bờ.
Vấn đề cuối cùng là khả năng của ngành công nghiệp quân sự Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu. Hải quân Nga dựa nhiều vào nguồn cung cấp động cơ từ Ukraine và chỉ có hải cảng ở St. Petersburg là đáp ứng kỳ vọng của Điện Kremlin.
Nền công nghiệp quốc phòng Nga cũng chịu nhiều nhiều hạn chế bởi vấn đề chảy máu chất xám. Nhiều người dân Nga có học vấn và năng lực đang mở đầu xu hướng di dân khỏi Nga trong nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba của ông Putin. Điều này về lâu dài sẽ có tác động rõ rệt tới nền kinh tế Nga.
Như vậy, không thể phủ nhận tiềm lực, sức mạnh quân sự Nga nhưng Moscow nhiều khả năng chưa thể vươn tầm ảnh hưởng tới toàn cầu trong tương lai gần.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Obama thăm Việt Nam: 2 quan chức cấp cao Mỹ đến Hà Nội trước để làm gì? Về bản chất, hoạt động của ông Daniel Russel và Tom Malinowski tại Việt Nam có ý nghĩa quyết định, quan trọng, có thể được xem như nhiệm vụ thống nhất trước những nội dung cơ bản trong hợp tác Mỹ - Việt. Tổng thống Obama dự kiến sẽ đến Việt Nam vào ngày 22/5. Theo hãng tin BBC của Anh, hiện quan...