Báo Mỹ: Cách đối phó Trung Quốc hiệu quả ở Biển Đông
Tờ The Washington Time ngày 3/2 kêu gọi Mỹ phê chuẩn UNCLOS để đối phó hiệu quả hơn với các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
TTXVN dẫn bài phân tích trên báo này cho hay, Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN diễn ra từ ngày 15-16/2 tại Rancho Mirage, California là cơ hội để Quốc hội Mỹ khẳng định lợi ích của đất nước và phê chuẩn tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
UNCLOS được thông qua vào năm 1982, có 162 quốc gia thành viên tham gia, trong đó cả Trung Quốc và Nga, nội dung Công ước điều chỉnh các hoạt động tại các đại dương trên thế giới, trong đó Mỹ chưa ký tham gia công ước này.
Giới chức Mỹ khẳng định nước này sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra Biển Đông trong năm 2016.
Theo bài báo, đã đến lúc Mỹ cần gác lại các vấn đề đảng phái để tập trung vào lợi ích quốc gia, trong đó có quyền đi lại tự do vô hại. Hạm đội 7 của Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục tuần tra tự do hàng hải tại các khu vực có tranh chấp do Trung Quốc tạo ra ở Biển Đông.
Cơ sở quan trọng để Mỹ triển khai các hoạt động này là các quy định của UNCLOS, trong đó có các quy định về việc đi lại qua “các eo biển quốc tế” và các “vùng đặc quyền kinh tế”.
Nhìn chung, việc ký tham gia UNCLOS sẽ tạo cơ sở vững chắc hơn cho quân đội Mỹ thực thi quyền tự do đi lại phù hợp với nhiều chương trình, sáng kiến quan trọng do Mỹ đề xướng.
Việc phê chuẩn UNCLOS cũng tạo cho Mỹ có địa vị pháp lý phù hợp để tham gia các hoạt động tố tụng tại các cơ quan tài phán có chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế và do đó có thể tránh được các va chạm nguy hiểm với các lực lượng hải quân và tàu cá bán quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Hơn nữa, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để Mỹ tăng cường các kênh hợp tác chính thức với các nước, bởi hầu hết các đồng minh, đối tác của Mỹ đều là thành viên của UNCLOS. Việc ký UNCLOS sẽ tạo sức thuyết phục hơn khi Mỹ “niệm câu thần chú”: “Mỹ yêu cầu tự do tối đa cho cả tàu hải quân và thương mại khi di chuyển và hoạt động ngoài khơi bờ biển các nước mà không gặp phải bất kỳ sự sự can thiệp nào.”
Rõ ràng Mỹ sẽ có cơ sở hơn để thực thi quyền tự do đi lại và tiếp cận toàn cầu đối với các tàu quân sự, thương mại, máy bay và hệ thống cáp quang ngầm dưới biển thông qua việc phê chuẩn UNCLOS, Công ước mà lâu nay Mỹ vẫn đang dựa vào để khẳng định quyền tự do đi lại của mình.
Việc phê chuẩn UNCLOS cũng sẽ cho phép Mỹ giành vị trí chiến lược tại khu vực Thái Bình Dương đồng thời biến lời nói thành hành động nhằm tạo sự tin tưởng vào lời nói của Mỹ trong bối cảnh nổi lên mối quan ngại rằng một số quốc gia thành viên UNCLOS đang cố gắng thay đổi cán cân tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế.
Tư cách thành viên UNCLOS còn tạo cho Mỹ cơ sở pháp lý để ủng hộ và thúc đẩy các biện pháp hòa bình nhằm giải quyết các tranh chấp dựa trên quy định của luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Mặc dù chưa ký UNCLOS nhưng Mỹ hiện vẫn luôn cho rằng cần dựa vào các quy định của UNCLOS để giải quyết các tranh chấp phát sinh trên biển.
Cuối cùng, việc tham gia UNCLOS cũng có thể giúp Mỹ có cơ sở trong việc bảo vệ những lợi ích của mình ở Bắc Cực, khu vực được cho là có lợi ích an ninh hàng hải và kinh tế ngày càng quan trọng.
Trong năm 2015 và đầu năm 2016, Mỹ đã tăng cường hành động ở Biển Đông bằng các cuộc tuần tra, áp sát các đảo và bãi đá Trung Quốc chiếm đóng và xây đắp phi pháp ở Biển Đông.
Hôm 3/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố, nước này sẽ không dừng lại các hoạt động đó.
“Chúng tôi phải phản ứng. Chúng tôi sẽ điều máy bay và tàu đến hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, chấm hết”, ông Carter nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Carter nhận định Trung Quốc đã tự cô lập mình bằng những hành động gây quan ngại trên Biển Đông và khiến các nước trên khắp khu vực có động thái phản ứng. Ông cho biết thêm Lầu Năm Góc đề xuất ngân sách 582,7 tỷ USD cho tài khóa 2016 – 2017 với trọng tâm là an ninh mạng, tăng cường hỏa lực cho tàu ngầm, đẩy mạnh tàu robot mới và phương tiện dưới nước cũng như những hệ thống đánh chặn tên lửa mới cho tàu chiến Mỹ. Tất cả nhằm ứng phó với các biến động an ninh mới, trong đó có hoạt động của quân đội Trung Quốc trong khu vực.
Ngày 3/2, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định rằng hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN vào tháng 2 này “không nhằm mục đích chống Trung Quốc”. “Hội nghị không bàn về Trung Quốc mà bàn về Mỹ với ASEAN”, ông Russel nhấn mạnh.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo Danviet
Đối mặt với nhiều chỉ trích, Trung Quốc có ngừng xây đảo ở Biển Đông?
Tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị về ngừng xây đảo ở Biển Đông được đón nhận với nhiều hoài nghi.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 48 (AMM 48) và hàng loạt các hội nghị liên quan diễn ra tuần qua tại Kuala Lumpur, Malaysia, đã ghi nhận nhiều ý kiến quan ngại về nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh khu vực xuất phát từ các hoạt động cải tạo và xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hoạt động cải tạo đảo mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông bị chỉ trích mạnh mẽ. Ảnh: EPA
Trung Quốc tiếp tục hứng chịu nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế
Theo Reuters, trong một tuyên bố được đánh giá là cứng rắn nhất từ trước tới nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cáo buộc Trung Quốc đang hạn chế quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông.
Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 5 tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 6/8 - nơi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng tham dự - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng các hoạt động xây dựng các cơ sở dùng vào "mục đích quân sự" mà Trung Quốc đang tiến hành trên các hòn đảo được nước này cải tạo đã làm tình hình thêm căng thẳng và kéo theo nguy cơ "quân sự hóa" khu vực.
"Tự do hàng hải và hàng không là một trong những trụ cột quan trọng của luật biển quốc tế... Mặc dù đã có sự đảm bảo rằng, những quyền tự do đó sẽ được tôn trọng, nhưng trong những tháng gần đây chúng ta liên tục chứng kiến các hoạt động cảnh báo, cản trở lưu thông và cả mưu toan hạn chế tự do", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu.
"Tôi muốn nói rõ rằng, Mỹ sẽ không chấp nhận các biện pháp hạn chế tự do hàng hải và hàng không cũng như các hoạt động sử dụng bất hợp pháp vùng biển này.", Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Cũng phát biểu tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 5, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ V.K.Singh đã cảnh báo rằng "trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau và toàn cầu hóa, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ các thông lệ và luật pháp quốc tế".
"Ấn Độ ủng hộ quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế, trong đó có Biển Đông, quyền tự do hàng không, giao thương không bị cản trở và tiếp cận các nguồn tài nguyên, phù hợp với nguyên tắc của luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982", trang Livemint dẫn lời ông Singh cho biết.
Về phần mình, trong Thông cáo chung kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN 48 (AMM 48), các Bộ trưởng đã tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với các diễn biến gần đây và đang diễn ra ở Biển Đông.
Thông cáo chung nêu rõ: "Chúng tôi ghi nhận quan ngại sâu sắc của một số Bộ trưởng đối với việc tôn tạo, bồi đắp ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng và có thể gây phương hại tới hoà bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông".
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cũng khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Nhấn mạnh sự cần thiết đối với tất cả các bên trong việc bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ các điều khoản của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC): xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; thực hiện kiềm chế đối với các hành động làm phức tạp và gia tăng các tranh chấp; không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; các bên liên quan giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Tuyên bố ngừng cải tạo đảo của Ngoại trưởng Trung Quốc được đón nhận với nhiều nghi ngờ. Ảnh: AP
Trung Quốc có thật sự ngừng các hoạt động cải tạo đảo ở Biển Đông?
Trong một cuộc họp với các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 5/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng, Trung Quốc đã ngừng việc cải tạo đảo ở Biển Đông.
Theo Reuters, khi bị một phóng viên truy vấn rằng, liệu Trung Quốc đã dừng việc cải tạo đảo ở Biển Đông thực sự hay chưa? Ông Vương Nghị khẳng định "Trung Quốc đã dừng lại. Nếu không tin có thể điều máy bay tới kiểm tra".
Tuy nhiên, tuyên bố trên của Ngoại trưởng Trung Quốc được đánh giá là nhằm mục đích xoa dịu căng thẳng với các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông - nơi có tuyến hàng hải quan trọng của thế giới với khoảng 5.000 tỷ USD giá trị hàng hóa qua lại hàng năm.
Nhiều nước cũng bày tỏ nghi ngờ tuyên bố này của ông Vương Nghị. Người phát ngôn Bộ Ngoai giao Philippines, Charles Jose cho rằng, Trung Quốc tuyên bố ngừng cải tạo chỉ bởi nước này đã hoàn thành việc hình thành các đảo nhân tạo.
"Trung Quốc đang chuyển sang giai đoạn 2 là xây dựng cơ sở vật chất trên các đảo đã cải tạo. Philippines xem những hoạt động này là nhân tố gây bất ổn",Reuters dẫn lời ông Charles Jose cho biết.
Trong khi đó, hãng tin IANS của Ấn Độ dẫn lời thẩm phán Antonio T. Carpio của Tòa án tối cao của Philippines cho rằng, việc Trung Quốc tuyên bố dừng cải tạo đảo đơn thuần chỉ là dừng lại công việc cải tạo, mở rộng các đảo, đá, bãi cạn mà nước này chiếm đóng trái phép. Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các công trình trên các đảo này, bao gồm việc xây đường băng dải hạ cánh, các bong ke và những tòa nhà bê tông cao 3-4 tầng.
Tờ Wall Street Journal cho biết, tuyên bố của ông Vương Nghị cũng được đón nhận với một thái độ hoài nghi của các quan chức Mỹ. Theo báo này, Washington tỏ ý nghi ngờ rằng việc cải tạo đảo đã dừng lại. Các quan chức Mỹ cho biết, ngay cả khi trên thực tế việc xây dựng ngừng lại cũng rất khó để xác định đây là ngừng vĩnh viễn hay tạm thời.
Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, Tiến sĩ Mira Rapp cho rằng, từ nay đến thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm Mỹ vào tháng 9 tới, khả năng Trung Quốc sẽ không tiến hành các hoạt động xây cất khẩn trương.
Cũng theo bà Mira Rapp, Trung Quốc có thể sẽ tạm ngưng bất kỳ dự án xây mới nào gây tranh cãi cho tới khi một số cuộc gặp thượng đỉnh quan trọng ở khu vực như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) hay Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) kết thúc cuối năm nay. Tuy nhiên, bà dự đoán những tháng tiếp sau đó Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động xây dựng và các hoạt động bán quân sự hóa các đảo đó.
Theo Reuters, những chỉ trích thẳng thừng của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) vừa qua đối với hành động cải tạo đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc làm thời gian qua là dấu hiệu cho thấy "hồ sơ Biển Đông" sẽ nổi bật trong chương trình nghị sự Mỹ - Trung nhân chuyến công du Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia nhận định rằng, Mỹ đã cứng rắn hơn khi nói về vấn đề Trung Quốc. Theo ông Thayer, lời nói của ông Kerry cần phải được tiếp nối bằng những hành động cụ thể./.
Theo NTD
Nga "chết lặng" vì tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Bộ Quốc phòng Nga đã không khỏi ngỡ ngàng, choáng váng trước những phát biểu mới đây nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp về các hoạt động của Không quân Nga ở Syria. Ảnh minh họa "Mục tiêu chính và duy nhất của chiến dịch của Nga ở Syria vẫn là phá hủy hang ổ lớn nhất của chủ nghĩa khủng bố...