Báo Mỹ: Các tàu sân bay Trung Quốc quá bình thường, Mỹ sẽ giữ vị thế bá chủ
Chưa nước nào có ý định chế tạo siêu tàu sân bay hạt nhân và tàu chiến tiên tiến như lớp Zumwalt Mỹ, vài tàu sân bay của TQ cũng không thể tham chiến biển sâu.
Tàu tuần duyên USS Freedom, Hải quân Mỹ.
Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 10 tháng 3 đưa tin, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert ngày 10 tháng 3 cho biết, Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục tăng số lượng tàu chiến đóng ở vùng biển châu Á-Thái Bình Dương lên 115 chiếc để bảo đảm quan hệ đối tác với các đồng minh, duy trì năng lực chiến đấu và răn đe.
Trong báo cáo văn bản phiên điều trần ngân sách quốc phòng của Ủy ban quân sự Thượng viện Mỹ, ông Jonathan Greenert chỉ ra, Hải quân Mỹ hiện nay triển khai 95 tàu chiến các loại ở các vùng biển của châu Á-Thái Bình Dương, trong tương lai sẽ tăng lên 115 chiếc, quân đồn trú và trang bị ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng lên.
Ông cho hay, trong sách lược bố trí tuyến đầu của hải quân, Quân đội Mỹ sẽ lần lượt tăng thêm 1 tàu ngầm động cơ hạt nhân và tàu khu trục ở Guam và Nhật Bản; các trang bị như tàu tuần duyên, tàu cao tốc liên hợp chở lực lượng và nguồn lực, máy bay không người lái tầm xa… cũng sẽ hoạt động ở Guam vào năm 2017.
Tướng Jonathan Greenert nhấn mạnh, việc bố trí của Hải quân Mỹ sẽ bảo đảm liên kết với các nước đồng minh, duy trì năng lực chiến đấu và răn đe, các nguồn lực hải quân tiếp tục từ khu vực chiến lược khác di chuyển tới.
Tàu khu trục thế hệ mới USS Zumwalt DDG-1000 Hải quân Mỹ.
Tại phiên điều trần, Tư lệnh Hải quân Ray Mabus chỉ ra, tái cân bằng châu Á vẫn là nhân tố quan trọng xây dựng quan hệ đối tác của hải quân, Quân đội Mỹ cần bố trí các trang bị quân sự ở các khu vực thích hợp, bảo đảm cho các đồng minh và đối tác hiểu được cam kết kiên định của Mỹ.
Ray Mabus nhấn mạnh, tàu hải quân tiên tiến nhất của Mỹ hiện đã di chuyển tới khu vực Thái Bình Dương. Đến năm 2020, 60% tàu chiến hải quân sẽ triển khai ở khu vực Thái Bình Dương.
Trang mạng “Thời báo New York” Mỹ ngày 9 tháng 3 cũng đăng bài “Hải quân của chúng ta đủ mạnh” cho rằng, tại nhà máy đóng tàu Bath của hãng General Dynamics ở Maine, các công nhân đang chế tạo một chiếc tàu chiến chưa từng có. Chiếc tàu khu trục tên lửa lớp Zumwalt 3,3 tỷ USD này hoạt động hoàn toàn bằng điện, có chức năng tàng hình, trong kho vũ khí có thể mang theo rất nhiều tên lửa, còn có thể bắn trúng pháo tiên tiến ở mục tiêu ngoài 63 dặm Anh. Nó rất có thể không đến được chiến trường tác chiến thực sự, bởi vì còn chưa có nước khác dám thử chế tạo tàu chiến tương tự, điều này cũng cho thấy ưu thế to lớn của Hải quân Mỹ.
Căn cứ vào yêu cầu ngân sách mới nhất của Lầu Năm Góc, nhu cầu chi tiêu quân sự của Hải quân Mỹ tăng mạnh: ngân sách năm tài khóa 2016 là 161 tỷ USD, còn năm tài khóa này là 149 tỷ USD. Tháng 2 năm 2015, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus nói với Ủy ban cấp phát Hạ viện Mỹ rằng, quy mô Hải quân Mỹ còn cần mở rộng – ít nhất cần 300 tàu chiến, trong khi đó hiện nay có 275 tàu chiến.
Video đang HOT
Cụm chiến đấu tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN 76 Hải quân Mỹ và tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản diễn tập (ảnh tư liệu).
Hai viện Quốc hội hiện nay đều do Đảng Cộng hòa kiểm soát, Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện là cựu binh hải quân McCain McCain. Bắt đầu từ thời kỳ Reagan, mở rộng và nâng cấp quy mô hải quân luôn là một chủ đề chính trị của Đảng Cộng hòa.
Nhưng, theo bài viết, Hải quân Mỹ căn bản không cần mở rộng. Hải quân Mỹ có 10 tàu sân bay động cơ hạt nhân – các nước khác 1 chiếc cũng không có. Các nước khác thậm chí căn bản chưa từng có dự định muốn chế tạo loại siêu tàu sân bay động cơ hạt nhân tiên tiến mà Mỹ đang chế tạo này.
Trung Quốc có 1 chiếc tàu sân bay động cơ thông thường lỗi thời, nghe nói còn đang chế tạo 2 chiếc khác, nhưng đều không phải là siêu tàu sân bay động cơ hạt nhân có thể tham gia chiến tranh biển “biển sâu”, Hải quân Mỹ giữ địa vị thống trị ở vùng nước sâu. Trên các phương diện như tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, hàng không hải quân, hỏa lực mặt đất, tàu tấn công, tên lửa và hậu cần, thực lực của Hải quân Mỹ đều mạnh hơn thực lực tổng hợp của tất cả các nước khác.
Một số người thích làm lây lan tâm lý sợ hãi trong các vấn đề tàu sân bay, tàu ngầm mới và tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc. Nhưng, so với Mỹ, tàu sân bay của Trung Quốc quá bình thường, tàu ngầm cũng kém hơn rất nhiều. Hơn nữa, không có chứng cớ cho thấy tên lửa đạn đạo chống hạm của họ từng tiến hành thử nghiệm thực tế.
Mỹ đồng thời điều động máy bay chiến đấu F-35 và F-22 tham gia diễn tập Keen Sword với Nhật Bản vào tháng 11 năm 2014 (ảnh tư liệu).
Các nước láng giềng của Trung Quốc cảm thấy lo ngại đối với việc Trung Quốc phát triển hải quân có thể hỗ trợ cho yêu sách (“đường lưỡi bò” bất hợp pháp) của họ trên Biển Đông. Nhưng, việc phát triển của Hải quân Trung Quốc sẽ không tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia hoặc vị trí thống trị trên biển của Mỹ.
Mỹ nếu cho rằng Trung Quốc có dụng ý hiểm ác khi quy hoạch thực lực ở biển gần của họ thì giống như Trung Quốc chỉ trích hành động của Hạm đội 4 Mỹ ở biển Caribbean. Vấn đề chủ quyền của Biển Đông cần thông qua tham vấn giải quyết. Làm cho Hải quân Mỹ mạnh lên sẽ không có ảnh hưởng gì tới cuộc xung đột này.
Mấy trăm năm qua, đọ sức thực lực hải quân luôn là phương diện quan trọng của quan hệ nước lớn. Nhưng, hơn 50 năm qua luôn không có cuộc đọ sức hải quân giữa các nước lớn nào – bởi vì Hải quân Mỹ luôn nổi trội. Cuộc chiến tranh trên biển quy mô lớn lần trước xảy ra ở Okinawa vào năm 1945.
Do hoạt động hải quân cách xa lãnh thổ, người Mỹ có thể không hiểu thực lực hải quân của nước họ và vai trò dẫn dắt mà hải quân phát huy trong các vấn đề của thế giới. Rất nhiều người Mỹ chưa từng nhìn thấy tàu chiến hiện có của Quân đội Mỹ; tàu chiến không thể tham gia diễu hành trong ngày Độc lập, cũng không thể bay qua bầu trời sân bóng bầu dục.
Nhưng, có thể nói, vị trí bá chủ của Hải quân Mỹ là một trong thành tựu lớn nhất của Mỹ, hơn nữa điều này cũng làm cho tất cả các nước đều được lợi từ đó. Ưu thế của vị trí bá chủ này quá lớn, căn bản không cần tiếp tục mở rộng hải quân.
Vũ khí laser của hãng Boeing Mỹ (ảnh minh họa).
Theo Giáo Dục
Kanwa: Đối đầu tàu sân bay với Mỹ, Trung Quốc sẽ đại bại vì thiếu tất cả
Theo Kanwa Defense Review, tình cảnh này cũng tương tự như tình cảng giữa Argentina và Vương Quốc Anh trong Cuộc chiến tranh đảo Falklands năm 1982.
Tạp chí Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada nhưng do 1 tổng biên tập người gốc Hoa làm chủ gần đây có bài bình luận cho biết, sự thiếu hụt về số lượng, khả năng kỹ thuật cũng như kinh nghiệm tác chiến đồng nghĩa với việc nếu tàu sân bay của Hải quân TQ sẽ trở thành một gánh nặng đối với quân đội của Bắc Kinh khi phải đối đầu với quân đội Mỹ trong một trận chiến trực diện trên biển.
Ấn bản đăng trong tháng Ba của Kanwa Defense Review cho rằng tiên lượng này vẫn có giá trị ngay cả khu Trung Quốc có thể có đến 3 tàu sân bay trong 10 năm tới sau khi bổ sung thêm được 2 chiếc khác bên cạnh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên mang tên Liêu Ninh.
Bởi khi đó, Mỹ cũng vẫn là nước duy trì được ưu thế quan trọng với đội hình tàu chiến có đến 11 tàu sân bay hạt nhân. Trong khi kinh nghiệm kỹ thuật, tác chiến và vận hành đối với các hàng không mẫu hạm đã có thừa. Ưu thế của Mỹ so với Trung Quốc vẫn là tuyệt đối trong bất cứ cuộc đối đầu tàu sân bay nào.
Theo Kanwa Defense Review, tình cảnh này cũng tương tự như tình cảng giữa Argentina và Vương Quốc Anh trong Cuộc chiến tranh đảo Falklands năm 1982.
Trong 74 ngày xung đột quân sự, quân đội của Anh đã giành lại được quyền kiểm soát đảo Falklands từ tay quân đội Argentine. Trong cuộc chiến này hàng không mẫu hạm ARA Veinticinco de Mayo của Argetina đã trở thành một gánh nặng vì thiếu cả khả năng cũng như kinh nghiệm chiến đấu.
Hải quân của Anh khi đó đã điều động ít nhất hai tàu ngầm hạt nhân - một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với bất cứ tàu sân bay hải quân nào.
1 trong 2 tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Anh là HMS Conqueror đã bắn chìm một tàu tuần dương hạng nhẹ của Argentina General Belgrano.
Ngay sau khi gặp phải tổn thất này, hạm đội tàu chiến của Argentina đã quay lại quân cảng của mình đồng thời từ bỏ đối đầu quân sự cho đến khi cuộc xung đột kết thúc.
Quân Anh đã thắng trận bởi họ có khả năng bảo vệ tàu sân bay tốt hơn cũng như tận dụng được điểm yếu về khả năng săn ngầm của tàu chiến Argentina.
Ngoài ra, theo bình luận của Kanwa Defense Review, Hải quân Anh có kinh nghiệm hoạt động chiếm hạm cũng như khả năng làm bão hòa khả năng phản kháng của đối phương tốt hơn từ trên không nên khiến đối thủ phải chấp nhận thua cuộc.
Nếu Trung Quốc xung đột quân sự với Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh có thể sẽ cũng chịu chung số phận "vô dụng" như tàu sân bay ARA Veinticinco de Mayo của Argentina trước đây.
Đến nay, kinh nghiệm tác chiến của quân đội Mỹ với các nhóm tác chiến tàu sân bay đã có đến 90 năm, chưa có bất cứ quân đội của quốc gia nào trên thế giới tích lũy được nhiều kinh nghiệm như Mỹ.
Bất chấp thực tế là phát triển với tốc độ nhanh, nhưng năng lực săn ngầm, khả năng bảo vệ hàng không mẫu hạm vẫn đứng sau quân đội Nhật, Mỹ ít nhất từ 10 đến 20 năm.
Máy bay săn ngầm của Trung Quốc hiện nay mới chỉ được liệt vào hạng "hơn 1 thế hệ" về đăng cấp công nghệ nếu so sánh với Nhật Bản và Mỹ.
Nhật Bản có tất cả 80 máy bay săn ngầm 4 động cơ P-3 Orion, trong khi Mỹ có máy bay mạnh hơn cả 80 P-3 Orion là P-8 Poseidon.
Tiêm kích J-15 trên tàu sân bay TQ
Trung Quốc hiện nay chỉ có hai chiếc máy bay săn ngầm tốc độ cao Y-8GX6 hoặc Gaoxin-6.
Với Hải quân Mỹ, mỗi tàu sân bay đã có thể mang theo từ 5 đến 8 máy bay săn ngầm S-3B cùng 5 đến 8 máy bay trực thăng săn ngầm SH-60F/R. Trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ đang thử nghiệm trực thăng săn ngầm Changhe Z-18 vào cuối tháng 7 năm 2014.
Dưới mặt nước biển, quân đội Mỹ có 61 tàu ngầm hạt nhân, Nhật Bản có 16 tàu ngầm thông thường đẳng cấp thế giới. Tất cả chúng đều được trang bị các tên lửa chống hạm tầm xa chết chóc.
Trên không, quân đội Mỹ sẽ vẫn giành ưu thế tuyệt đối trong vòng 30 năm nữa với các chiến đấu cơ tàng hình cải tiến F-35C/B. Máy bay chiến đấu thế hệ mới này bên cạnh khả năng tàng hình, siêu tốc chúng còn được trang bị vũ khí tấn công tầm xa, mạnh hơn rất nhiều bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Trung Quốc.
Về vũ khí chống hạm, quân đội Mỹ sở hữu hàng loạt các tên lửa chống tàu các tầm như AGM-158 (tầm bắn 370 kilometer); AGM-154 (130 km); AGM84H/K(270 km). Năng lực chống hạm của tên lửa tầm xa Mỹ có thể tính từ hàng ngàn km cách mục tiêu cần tấn công.
Về khả năng gây bão hòa trên không, trong một phút quân Mỹ có thể bắn hàng trăm đầu đạn tấn công với số lượng tên lửa nhiều hơn bất cứ khả năng đánh chặn nào trên thế giới.
Cuối cùng, bài báo ở Canada nói rằng nếu muốn tạo được cản trở trong chiến tranh trên biển với Mỹ, tàu sân bay phải cải thiện được khả năng phòng không, chống ngầm cũng như tăng số lượng máy bay hộ vệ.
Theo Giáo Dục
Quân đội Mỹ đối mặt "sức ép rõ rệt": Trung Quốc là mối đe dọa chính Báo cáo đánh giá môi trường tác chiến của Quân đội Mỹ ở 3 khu vực quan trọng - châu Âu, Trung Đông và châu Á, TQ đang tạo ra thách thức an ninh toàn diện nhất. Binh sĩ Quân đội Mỹ tại Hàn Quốc tiến hành huấn luyện Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 9 tháng 3 dẫn trang mạng...