Báo Mỹ: Bỏ qua S-300 và S-400, tìm cách đối phó S-500
Sự xuất hiện của hệ thống phòng không S-500 mới của Nga khiến Mỹ cùng với NATO đau đầu tìm phương án chống lại chúng.
Các phương tiện truyền thông của Mỹ thường đánh giá không khách quan khi nói về Nga. Tuy nhiên, trong lĩnh vực vũ khí, người Mỹ buộc phải thừa nhận rằng, vũ khí của Nga thực sự làm người Mỹ phải lo lắng và thực sự đe dọa họ.
Sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không mới nhất S-500 của Nga khiến Mỹ và NATO lo lắng.
Tạp chí nổi tiếng của Mỹ, The National Interest đã xuất bản bài viết với tiêu đề “Forget About Russia’s S-300 or S-400 : The S-500 is Coming”, có thể tạm dịch là hãy quên những hệ thống S-300, S-400 của Nga: S-500 đang tới.
Tất nhiên, các chuyên gia của tạp chí The National Interest không có ý định coi thường sức mạnh của các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga.
Họ chỉ muốn nhắc nhở rằng, hệ thống tên lửa phòng không đầy hứa hẹn của Nga sắp xuất hiện và phải tìm cách để đối phó lại với nó.
Nên nhớ rằng, S-300 và S-400 đã được coi là một trong những hệ thống phòng không hàng đầu thế giới vậy S-500 sẽ như thế nào?
Chắc chắn chúng sẽ tiếp tục giúp Nga dẫn đầu trong lĩnh vực này với sức mạnh vượt trội. Theo nguồn tin được tiết lộ, S-500 được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo, các loại đầu đạn, tên lửa hành trình và các vệ tinh trong quỹ đạo tầm thấp của trái đất.
Tổ hợp S-500 không sử dụng đầu đạn phân mảnh thông thường. Những tên lửa của chúng có khả năng cơ động cao, có thể đạt được tốc độ lên đến 7 km/s và có hệ thống radar riêng, chúng sẽ tiêu diệt muc tiêu bằng phương pháp động năng.
Video đang HOT
Một phương pháp tương tự được sử dụng trong hệ thống phòng thủ THAAD của Mỹ.
Bán kính hoạt động của S-500 cũng khá ấn tượng. Theo tờ The National Interest, tầm hoạt động của S-500 lớn hơn so với S-400 khoảng 200 km và đạt gần 600 km.
Sau khi đưa vào trang bị và được triển khai ở khu vực Kaliningrad, hệ thống mới của Nga sẽ kiểm soát chắc chắn các nước châu Âu, trong đó phần lớn thuộc lãnh thổ của Ba Lan, Đông Đức, miền Nam Thụy Điển và các nước xung quanh vùng Baltic, tất nhiên bao gồm các lực lượng của Mỹ ở các khu vực này.
Trong trường hợp các máy bay bay ở tốc độ không cao và gần khu vực triển khai hệ thống này, các trạm radar của chúng có thể gây nhiễu làm mất tín hiệu liên lạc của địch cũng như liên lạc với các lực lượng khác. Địch sẽ hoảng loạn và dễ dàng bị các máy bay tiêm kích của Nga tiêu diệt.
Tuy nhiên tính năng quan trọng nhất của hệ thống này chính là tốc độ. Các tên lửa siêu thanh với đầu đạn động năng của S-500 hiện nay có khả năng chống lại và tiêu diệt các máy bay, tên lửa và đầu đạn siêu thanh.
Hiện nay trên thế giới chưa có các loại tên lửa hay hệ thống phòng không nào tương tự như của Nga. Vì vậy trong một thời gian tương đối dài Nga sẽ thách thức các kẻ thù của mình đặc biệt là Mỹ và NATO.
Rõ ràng nếu Nga đưa vào trang bị hệ thống này sẽ đe dọa trực tiếp đến các nước NATO và bao gồm cả Mỹ.
Với những tính năng mới này cho phép Nga kiểm soát hoàn toàn không phận ở các khu vực mà họ có mặt, ví dụ ở Syria, Yemen. Thực tế này sẽ khiến Mỹ và NATO đau đầu, lo lắng.
Tuy nhiên theo kế hoạch hệ thống phòng không mới S-500 chưa thể xuất hiện ngay, sớm nhất năm 2020 sẽ ra mắt và trang bị cho quân đội Nga.
Như vậy còn 3 năm nữa, trong khoảng thời gian này Nga sẽ tiếp tục hoàn thành việc sản xuất và thử nghiệm, còn đối với Mỹ và NATO chắc chắn họ sẽ phải đau đầu và làm việc hết mức để tìm ra biện pháp chống lại S-500 của Nga.
(Theo Báo Đất Việt)
Nga gắn tên lửa phòng không lục quân lên tàu chiến
Quân đội Nga đang thử nghiệm tổ hợp Tor-M2KM của lục quân trên tàu hộ vệ Đô đốc Grigorovich để phát triển mẫu tên lửa phòng không tầm ngắn mới cho hải quân.
Quân đội Nga vừa công bố hình ảnh cuộc thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không lục quân Tor-M2KM trên tàu hộ vệ Đô đốc Grigorovich, nhằm đánh giá khả năng phát triển phiên bản hải quân của loại vũ khí này, Livejournal ngày 29/3 đưa tin.
Module chiến đấu của Tor-M2KM có thể đặt trên nhiều khung gầm khác nhau như xe bánh lốp, bánh xích, xe kéo hoặc đặt cố định ở một vị trí. Trong biên chế lục quân Nga, các tổ hợp Tor đều được lắp trên khung gầm bánh xích để bảo đảm khả năng cơ động, yểm trợ cho các đơn vị tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới trên chiến trường.
Mỗi bệ phóng Tor là một hệ thống chiến đấu độc lập, bao gồm tên lửa, radar nhìn vòng để phát hiện mục tiêu, hệ thống cảm biến hồng ngoại, quang - điện tử và radar điều khiển hỏa lực. Trong thử nghiệm này, hải quân Nga đã buộc cố định hệ thống Tor-M2KM trên sàn đáp trực thăng của tàu Đô đốc Grigorovich.
Bảng điều khiển Tor-M2KM có nhiều cải tiến so với các thế hệ trước. Màn hình CRT đơn giản đã được thay bằng hệ thống màn hình đa chức năng (MFD) có khả năng hiển thị nhiều thông tin và trực quan hơn.
Tor-M2KM áp dụng phương pháp phóng lạnh, quả đạn được khí nén đẩy ra khỏi ống phóng, sau đó động cơ chính mới kích hoạt để đạn bay tới mục tiêu. Thiết kế này có tính an toàn cao, không gây hư hại bệ phóng và khoang điều khiển trong trường hợp đạn gặp sự cố phát nổ.
Động cơ phụ ở đầu tên lửa được kích hoạt để điều chỉnh và ổn định hướng bay của quả đạn. Tor-M2KM có thể phát hiện 48 mục tiêu, bám bắt 10 trong số đó và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.
Trong mỗi đợt bắn thử, hải quân Nga sử dụng hai tên lửa. Quả đầu tiên đóng vai trò mục tiêu để quả còn lại tấn công.
Liên Xô từng phát triển phiên bản hải quân của tổ hợp Tor, đặt tên là 3K95 Kinzhal (NATO định danh: SA-N-9 Gauntlet). Tuy nhiên, tổ hợp này đã cũ kỹ và cần được thay thế, khiến Nga quyết định thử nghiệm phiên bản nâng cấp là Tor-M2KM.
Đạn tên lửa tiêu diệt mục tiêu, tạo ra quầng lửa trên bầu trời. Các phiên bản Tor được tối ưu cho mục tiêu có độ cao thấp và trung bình ở tầm ngắn, nơi các tên lửa tầm xa không có hiệu quả.
Tử Quỳnh
Ảnh: Livejournal
Theo VNE
Su-35 có bị bắn rơi khi không kích Hama? Việc tiêm kích Su-35 thực hiện không kích cứu trận địa Hama những ngày qua đang đặt chiến đấu cơ này trước những nguy cơ bị bắn hạ. Theo các trang mạng về tình hình chiến sự Trung Đông, những nguy cơ đang rình rập chiến đấu cơ Su-35 Nga tại Hama là hoàn toàn có thật. Nguồn tin này cho biết, ngay...