Báo Mỹ: Anh đang cố tìm cách gây nhiễu S-400
Theo National Interest, thời gian qua, một số thành viên NATO, đặc biệt là Anh đã tăng cường các hoạt động gần Syria nhằm thăm dò hệ thống S-400 Nga.
Vậy những hoạt động này đã thu được kết quả gì hay chưa? Báo Mỹ đặt câu hỏi khi mở đầu bài viết.
Hệ thống phòng thủ S-400 được sản xuất bởi Tập đoàn Almaz-Antey của Nga cung cấp khả năng đánh chặn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạoddaojieens thuật, các tên lửa tầm trung trong môi trường bị gây nhiễu điện tử mạnh.
Tuy nhiên các báo cáo trên nhiều trang báo và truyền thông quốc tế trong thời gian qua đã đăng tải thông tin rằng Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) cùng với Hải quân Hoàng gia Anh (RN) đã tăng cường các hoạt động gần biên giới Nga và Syria – nơi triển khai những hệ thống S-400 và S-300 với mục đích thu thập thông tin và thực hành gây nhiễu.
Hệ thống S-400 của Nga.
Video đang HOT
Hiện nay hai hệ thống đánh chặn này được Nga thiết kế để hoạt động kết hợp nhằm tăng cường hiệu quả của Hệ thống Phòng không Tích hợp (IADS) của quân đội Nga.
Theo nguồn tin này, quân đội Anh đã nhiều lần quét tần số của những hệ thống phòng thủ này nhằm giúp các máy bay tác chiến điện tử tìm ra lỗ hổng trong hệ thống IADS của Nga.
Nếu đạt được mục đích, cơ hội rất lớn với máy bay tàng hình F-22 và f-35 sẽ mở ra trong việc tiếp cận phòng không Nga ở khoảng cách gần hơn mà không bị hệ thống radar của S-400 phát hiện.
Theo báo Mỹ, S-400 được đánh giá là “sát thủ” với hầu hết các mục tiêu đường không, kể cả máy bay tàng hình. Đặc biệt, S-400 còn có thể tấn công mục tiêu trên mặt đất với loại đạn tên lửa đặc biệt.
Phòng thủ Nga chính thức đưa vào trang bị S-400 từ năm 2007. Vũ khí này có tầm đánh chặn tối đa 400km bằng những quả đạn bay với tốc độ Mach 6, độ cao tối đa diệt mục tiêu đạt 30km. Về lý thuyết, S-400 được thiết kế để vô hiệu công nghệ tàng hình của máy bay thế hệ 5 như F-35, F-22 cà cả những chiếc B-2 Spirit.
Tuy nhiên, hiện vẫn xuất hiện nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả của những đài radar được trang bị cho hệ thống này có làm được nhiều hơn hay chỉ giới hạn ở mức độ phát hiện và theo dõi. Bởi giữa phát hiện và có thể giúp hệ thống tên lửa đánh chặn được mục tiêu hay không lại là chuyện khác.
Nhưng vấn đề là dù tăng cường hoạt động gần nơi Nga triển khai S-400 và S-300 nhưng liệu RAF có thực sự tìm ra điểm yếu của phòng không Nga để cho phép F-35 và các máy bay tàng hình khác tiếp tục duy trì lợi thế tàng hình đó hay không. Thông tin này hiện vẫn được RAF bảo mật.
Đánh giá về sự im lặng của Anh và cả Mỹ sau nhiều lần cố tiếp cận S-400 ở khoảng cách gần nhất có thể, chuyên gia quân sự Nga Viktor Baranhets cho rằng, câu trả lời raats đơn giản: họ không thể làm được điều đó ngay cả khi được tiếp cận trực tiếp vũ khí này.
Điểm khiến những cơ hội tiếp cận công nghệ S-400 của người Mỹ giảm xuống mức gần bằng không đó là: “Những công trình sư, kỹ sư, nhà công nghệ Nga không phải là ngốc, họ đã cài sẵn vào đó những con chip bí mật khiến tổ hợp này không thể bị xâm nhập.
Trong khi đó, các hệ thống radar của S-400 có tính năng kháng nhiễu rất tốt. Đây chính là nguyên nhân khiến nỗ lực do thám nhằm tìm ra điểm yếu của S-400 do phương Tây thực hiện không thể thành công”.
Nga cấm Thổ Nhĩ Kỳ bán tên lửa S-400 cho Mỹ
Nga khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ không được tự ý tái xuất khẩu tên lửa S-400, sau khi nghị sĩ Mỹ đề xuất mua lại hệ thống này từ Ankara.
"Để xuất khẩu sản phẩm quốc phòng, khách hàng mua vũ khí của chúng tôi phải cung cấp tờ khai người dùng cuối cho phía Nga. Đó là lý do khách hàng không thể chuyển giao hoặc tái xuất khẩu những khí tài đó sang nước thứ ba nếu thiếu giấy phép chính thức từ Nga", Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Nga hôm qua ra thông cáo cho biết.
Hệ thống S-400 được Nga chuyển cho Thổ Nhĩ Kỳ năm 2019. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông cáo được đưa ra sau khi thượng nghị sĩ Mỹ John Thune tuần trước trình lên quốc hội đề xuất sửa đổi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) 2021, trong đó đề nghị dùng ngân sách lục quân Mỹ để mua lại một hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Thượng nghị sĩ Thune đưa ra đề xuất trong bối cảnh căng thẳng Washington - Ankara vẫn ở mức cao vì Thổ Nhĩ Kỳ mua tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga thay vì Patriot của Mỹ. Washington yêu cầu Ankara chấm dứt hợp đồng, phá hủy hoặc trả lại những tổ hợp S-400 đã nhận.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không chấp nhận yêu cầu và quyết vận hành hệ thống S-400. Washington đáp trả bằng cách gạt Ankara khỏi chương trình siêu tiêm kích F-35, từ chối bàn giao 105 máy bay F-35A nước này đặt mua và loại các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35. Washington cũng rút lại đề xuất bán các hệ thống Patriot trị giá 3,5 tỷ USD cho Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đe dọa mua tiêm kích Nga để thay thế F-35 và cảnh báo đóng cửa hai căn cứ chiến lược của Mỹ trên lãnh thổ nước này.
Căng thẳng Trung - Ấn liệu có đang đặt các nước lớn vào thế khó? Cuộc tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc có phần gay gắt hơn khi xuất hiện bóng dáng của những bên thứ ba như Mỹ, Nga hay Pakistan. Bất chấp những nỗ lực ngoại giao đang được tiến hành, biên giới Trung - Ấn vẫn căng như dây đàn với liên tục các bước đi "thị uy" lẫn nhau. Trong khi Trung...