Báo Mỹ: 4 lý do không nên gửi vũ khí cho Ukraine
Mỹ đang đối mặt với câu hỏi: Có nên cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine để chống lại lực lượng ly khai thân Nga hay không?
Tranh cãi xung quanh việc Mỹ cấp vũ khí cho Ukraine
Trước đó, ông Poroshenko đã phải hỏi xin Mỹ cung cấp vũ khí khi ông phát biểu trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 9, với tuyên bố nổi tiếng: “Chăn và kính hồng ngoại cũng rất quan trọng. Nhưng một quốc gia không thể chiến thắng trong một cuộc chiến chỉ với chăn gối”.
Sau đó, ông Poroshenko về nước và đem theo nhiều chiếc chăn hơn. Chắc chắn, Ukraine sẽ lặp lại câu hỏi này với Mỹ, nhất là khi tin tức về việc Nga trang bị vũ khí cho quân ly khai ngày càng xuất hiện nhiều.
Đoán trước được điều này, Moscow đã tuyên bố rằng cung cấp vũ khí cho Kiev sẽ chỉ khiến tình hình bất ổn hơn.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Nga ông Alexander Lukashevich đã cảnh báo chống lại “một sự thay đổi lớn trong chính sách của chính phủ Mỹ liên quan đến cuộc xung đột” ở Ukraine. Ông này còn nói thêm rằng chuyển vũ khí cho Ukraine sẽ là “một sự vi phạm trực tiếp các thỏa thuận đã ký, kể cả những thỏa thuận có sự tham gia của Mỹ”.
Tổng thống Ukraine Poroshenko nhận được sự tán thành khi tham gia cuộc họp của Quốc hội Mỹ hôm 18/9/2014
Xét đến việc Nga gây bất ổn tại Ukraine khi cung cấp vũ khí cho phe ly khai, ông Lukashevich gửi đi một lời cảnh báo rõ ràng: trang bị cho Ukraine sẽ chắc chắn khiến Nga tăng cường đe dọa và sẽ coi cuộc xung đột như một cuộc chiến ủy quyền với phương Tây.
Cuộc chiến này phía Ukraine không thể cầm chắc chiến thắng. Vũ khí sẽ chỉ làm trầm trọng hơn sự đổ máu, làm “bức màn sắt” ở Đông Âu chắc chắn hơn, và có lẽ thậm chí kéo nước Mỹ vào một cuộc xung đột khác mà nước này không muốn cũng như không cần. Trang bị cho Ukraine sẽ là một thảm họa.
Tuy nhiên vẫn có những ý kiến của các chính trị gia và học giả nghĩ rằng trang bị cho Ukraine là sáng kiến. Trong vài ngày trở lại đây, Nhà Trắng đang tạo áp lực lên Quốc hội để chấp thuận cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Video đang HOT
Ông Poroshenko chụp ảnh với binh sĩ Ukraine
Trong một tuyên bố chung hôm 18/11, thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và thượng nghị sĩ Lindsey Graham nói rằng: “Chính sách của chính quyền ông Obama tại Ukraine đang ngày càng dẫn đến một lệnh cấm trang bị vũ khí lên những nạn nhân của sự hung hăng”, và rằng “Mỹ và EU phải trang bị vũ khí cho Ukraine cùng với những hỗ trợ về quân sự và tình báo có liên quan, điều mà nhà lãnh đạo của Ukraine đang không ngừng tìm kiếm và hết sức cần đến”.
Ông McCain và bà Graham chắc chắn muốn biến cuộc xung đột thành một cuộc chiến mở giữa Mỹ và Nga. Họ viết “Cung cấp cho Ukraine khả năng tự bảo vệ sẽ khiến cho ông Putin phải trả một cái giá lớn hơn rất nhiều so với những gì ông đã phải trả từ trước đến nay”.
Các chuyên gia cũng đang đặt nhiều sự quan tâm vào vấn đề này. Trên tờ LA Times, ông Bennett Ramber, người từng làm việc trong Cục Các vấn đề Chính trị-Quân sự của Bộ Ngoại giao dưới thời tổng thống George Bush, cho rằng Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ Ukraine dựa trên Bản ghi nhớ về Bảo đảm An ninh kí tại Budapest năm 1994.
Ông Ramber nhận định: “Lịch sử cho ta hai lựa chọn: ngồi xuống, bĩu môi và nhìn, đó là chính sách mà Washington áp dụng cho việc ngăn chặn Liên Xô ở Hungary và Tiệp Khắc. Cách tiếp cận này khiến cho Ukraine tiếp tục nằm trong tầm ảnh hưởng của Moscow. Hay Mỹ có thể tuyên chiến với phiến quân ly khai và Quân đội Nga bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine chứ không chỉ là cứu trợ hòa bình, lặp lại chiến lược mà Mỹ đã thành công ở Afghanistan khi còn bị Liên Xô chiếm đóng”.
Trong một bài viết trên tờ USA Today, ông Ilan Berman, phó Chủ tịch Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ, cho rằng nước Mỹ không còn nhiều thời gian để có hành động và trang bị cho Ukraine.
Những lý do khiến Mỹ không nên “thêm dầu vào lửa” ở Ukraine
Dĩ nhiên là Quốc hội Mỹ đã sẵn sàng để làm điều này, tất cả những gì cần làm là bỏ phiếu biểu quyết. Đã từng có 2 đạo luật trước đó có được sự ủng hộ của cả 2 đảng: Đạo luật Ủng hộ Tự do Ukraine năm 2014 và Đạo luật Hỗ trợ An ninh Ukraine năm 2014.
Đạo luật đầu tiên, đã được Ủy ban Quan hệ Quốc tế thông qua, cho phép cung cấp “thiết bị quốc phòng, hỗ trợ an ninh, và huấn luyện cho chính quyền Ukraine với mục tiêu ngăn chặn các vũ khí tấn công và tái thiết lập chủ quyền cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, …”.
Đạo luật thứ hai cung cấp cho “Ukraine các thông tin tình báo phù hợp để xác định địa điểm, sức mạnh, và khả năng của lực lượng quan đội và tình báo Liên bang Nga đặt tại biên giới phía đông Ukraine và trong lãnh thổ nước này, bao gồm cả Crimea, và đảm bảo các thông tin này được bảo vệ khỏi sự phát tán trong tương lai”.
Lính Ukraine tại một chốt kiểm tra ở thị trấn Horlivka nằm ở miền đông
Vẫn chưa rõ ông Obama sẽ đưa ra những quyết định gì nếu đi theo những đạo luật này. Sẽ rất khó cho ông để phủ quyết những đạo luật đã được cả hai đảng ủng hộ, điều không xảy ra thường xuyên với ông.
Nhưng điều này cũng không khiến trang bị vũ khí cho Ukraine trở thành một ý tưởng tốt. Đầu tiên, điều này sẽ lại cho thấy Quốc hội Mỹ chỉ thấy ném súng đạn vào một vấn đề là giải pháp duy nhất khả thi. Sau cùng, những chính trị gia này đâu có gì để mất. Họ có thể đứng hết cả lên, vỗ ngực tự hào và nói họ đã tỏ ra cứng rắn trước Nga, quên đi những người Ukraine sẽ phải chịu đựng sự cuồng nộ của một cuộc giao tranh leo thang.
Thứ hai, chính quyền Ukraine đang phải chịu nạn tham nhũng nặng nề, đang có nhiều quan ngại về việc sẽ có bao nhiêu trong số vũ khí này sẽ được đến tay những người lính mà không bị đánh cắp và đem bán ở chợ đen. Đã có nhiều vụ việc mà hàng hóa do Mỹ cung cấp và viện trợ xuất hiện trên các trang web chợ đen. Liệu số vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine lần này có chịu chung số phận?
Lực lượng của Bộ Nội vụ Ukraine ngăn chặn người biểu tình ở thành phố Odessa hôm 4/5/2014.
Thứ ba, như đã nói ở trên, đây là cuộc chiến mà Ukraine không thể thắng. Vũ khí không thể khiến gió đổi chiều và giúp Ukraine giành lợi thế trong cuộc chiến.
Chắc chắn vũ khí sẽ, như ông John McCain nói, “khiến cho ông Putin phải trả một cái giá lớn hơn rất nhiều so với những gì ông đã phải trả từ trước đến nay”. Nhưng trước một thách thức như vậy ông Putin chắc chắn dồn toàn lực và cam kết nhiều hơn với phe ly khai. Điều này sẽ không chỉ cho ông Putin lý do để tiến đến Mariupol, Kharkiv và Odessa, mà có thể còn là Kiev và xa hơn nữa. Nga sẽ không chỉ chia cắt Ukraine, mà sẽ còn nuốt chửng nước này. Vậy thì sau đó Mỹ sẽ làm gì? Rút lui hay dấn sâu hơn, khiến tình hình trở thành một vòng xoáy đi xuống địa ngục?
Thứ tư, năm nay là năm thứ 100 kể từ khi Thế chiến I nổ ra, nhiều người đã hình tượng hóa căng thẳng giữa Mỹ, EU và Nga là công thức cho một cuộc chiến tranh thế giới nữa. Việc trang bị vũ khí cho Ukraine có thể sẽ khiến điều đó bắt đầu trở thành sự thật, và từ đó thì ai biết được mọi chuyện sẽ kết thúc ra sao.
Có thể hiểu được sự chán chường nhiều người cảm thấy khi nhìn Nga cung cấp rất nhiều vũ khí cho miền đông. Những lệnh trừng phạt có tác dụng chậm và không thực sự cho thấy áp lực cần thiết ngay lập tức. Điều này cũng cho thấy chính quyền của ông Obama không có chính sách rõ ràng với Nga. Đó là đối thủ hay kẻ thù? Và Mỹ sẽ cần Nga nhiều như thế nào khi nói đến tình hình ở Syria và Iran?
Những câu hỏi này không có câu trả lời thực sự. Nhưng ném thêm súng đạn vào sự rối ren ở Ukraine chi khiến mọi thứ tệ hơn.
Câu trả lời duy nhất là chính sách ngoại giao, điều mà cả hai bên vẫn chưa nhìn nhận nghiêm túc. Nếu Mỹ muốn có hành động và thể hiện sự dẫn đầu của mình, có lẽ giờ là lúc dẹp đi cái tôi và đưa các bên đến bàn đàm phán để giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc.
Bước đầu tiên có lẽ là phải khiến cho những kẻ tham lam ở Washington và “đảng chiến tranh” ở Kiev phải im lặng.
Phong Đức
Theo_Kiến Thức
Binh sĩ Ukraine ở miền đông thi nhau "tuồn" vũ khí ra ngoài
Lực lượng giữ gìn trật tự Ukraine thường xuyên phải bắt giữ những người tham gia chiến dịch miền đông (ATO) mang vũ khí đến các vùng khác.
Trưởng công tố Ukraine Yarema tin rằng sau khi kết thúc ATO ở Ukraine trong một thời gian dài sẽ có vấn đề với những vũ khí bất hợp pháp.
Trưởng công tố tuyên bố về rất nhiều trường hợp mang vũ khí ra khỏi vùng ATO một cách bất hợp pháp.
"Vũ khí được mang bất hợp pháp trong ba lô, trong xe ô tô, sử dụng hàng chục các con đường không được ai kiểm soát. Tôi tin rằng sau khi kết thúc ATO chúng ta sẽ có vấn đề rất lâu với những vũ khí bất hợp pháp này", ông Yarema tuyên bố.
Việc tuồn trái phép vũ khí ra ngoài trở nên khó kiểm soát ở Ukraine.
Theo lời của ông, việc mang ra khỏi vùng ATO súng tiểu liên và súng phóng lựu hiện tại trở thành bình thường. Ông Yarema lưu ý rằng việc những vũ khí này rơi vào tay các tổ chức tội phạm sẽ trở thành vấn nạn.
Trưởng công tố Ukraine nhấn mạnh: "Một bên khi vũ khí ở nhà ai đó được cất giấu phòng lúc cần. Sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu những tổ chức tội phạm nhận được chúng và có thể sử dụng để giết người và cướp bóc như trường hợp cách đây không lâu ở tỉnh Poltava, khi bọn cướp tấn công xe chở tiền. Đấy là mối nguy hại rất lớn cho an ninh trật tự".
Như các báo chí đã đưa tin cách đây không lâu ở Zaporozhye lực lượng bảo vệ trật tự đã xóa sổ một kênh lớn chuyên cung cấp vũ khí từ vùng ATO.
Theo số liệu của Bộ Nội vụ Ukraine, chỉ trong tháng 10 người dân đã tình nguyện giao nộp cho công an hơn 4 nghìn đơn vị vũ khí.
Theo_Kiến Thức
Binh sĩ tình nguyện Ukraine tố chỉ huy cướp bóc Lãnh đạo tiểu đoàn đặc biệt của Bộ nội vụ Ukraine (MVD) bị cáo buộc cướp tài sản của dân chúng và hàng cứu trợ tình nguyện của các binh sĩ. Lãnh đạo tiểu đoàn đặc biệt của Bộ nội vụ Ukraine (MVD) bị cáo buộc cướp tài sản của dân chúng và hàng cứu trợ tình nguyện của các binh sĩ. Ở...