Bảo mẫu với việc chăm sóc trẻ “kiểu mới”
Hành động “chăm sóc” trẻ em của bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa khiến dư luận phẫn nộ
Công nhân nhập cư, những người có thu nhập thấp là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và con cái của họ cũng vậy. Những đứa trẻ bị ngược đãi rồi lớn lên sẽ ra sao trong khi tuổi thơ các em đang bị đối xử một cách tồi tệ.
Những hình ảnh tắm cho trẻ bằng cách giẫm đạp, nắm tóc, dùng nồi nhôm múc nước tạt vào mặt bé Hồ Thị Thúy Ngân một cách thô bạo bị dư luận lên án trong clip được phát tán trên mạng của bà bảo mẫu Trần Thị Phụng (52 tuổi, huyện Thuận An, Bình Dương) thực sự gây sốc cho rất nhiều người.
Tuy nhiên phải thấy hiện tượng đối xử thô bạo với trẻ em dường như đang không thuyên giảm mà còn biến tướng bằng nhiều cách “khôn ngoan” hơn của những bảo mẫu mất hết tính người. Sự việc này thực sự là hồi chuông cảnh báo của lương tri con người đối với cộng đồng và xã hội cần nhìn nhận một cách chính xác và ngăn chặn kịp thời.
Chăm sóc trẻ “kiểu mới”?
Những sự việc này có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi mà nhiều nhà trẻ tự phát của những bảo mẫu không có chuyên môn liên tiếp mọc lên và đang hoạt động ở khắp nơi. Các nhà trẻ kiểu này đặc biệt nhiều và có đất sống, nhất là ở những vùng ven đô, quanh các khu công nghiệp và các khu đô thị, đã tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên sự việc mới thực sự được dư luận quan tâm trong thời gian gần đây.
Năm 2007, bé Đỗ Ngọc Bảo Trân (18 tháng tuổi) gửi tại lớp Cháo nát, trường Mầm Non tư thục Thiên Thơ, Quận Gò Vấp, TP.HCM đã tử vong khi bị cô giáo Lê Thị Lê Vy dùng băng keo dán vào miệng.
Gần đây hơn chút, hành động “chăm sóc” trẻ em của bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa (SN 1967, ở phường Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai) cũng đã làm cho dư luận hết sức phẩn nộ với phương thức “độc đáo” của mình. Khi cho các bé ăn, đi kèm với mỗi miếng cơm là 1 hoặc 2 cái tát như trời giáng được Kim Hoa “khuyến mãi” vào miệng các bé. Độc ác hơn, có trường hợp bà Hoa nắm tóc một bé gái giật ngược ra phía sau rồi liên tiếp tát hàng chục cái vào mặt, dùng tô cơm đập vào cằm và miệng cháu bé để ép cháu ăn cơm, kèm theo đó là liên tục những lời mắng chửi.
Rồi sự việc bé Lê Quang Vinh bị cô giáo Trường tư thục Hoa Lan (Tân Phú, TP HCM) bỏ vào thang máy gây thương tích nặng nề với mục đích chỉ để… “dọa cháu ăn”.
Video đang HOT
Các phương pháp chăm sóc trẻ “kiểu mới” này làm cả xã hội bàng hoàng, phẫn nộ và đau đớn.
Vai trò và trách nhiệm của xã hội
Với sức hút lao động và nhu cầu tìm kiếm công ăn việc làm, người dân nhập cư từ các tỉnh thành khác luôn có xu hướng đổ xô về các khu đô thị và những nơi tập trung các khu công nghiệp. Đối tượng này thường có thu nhập thấp nên đang phải đối mặt với những thiếu thốn về vật chất lẫn sự chăm sóc về y tế, giáo dục.
Ngoài ra sự quá tải ở các trường công lập và những rào cản về hộ khẩu cũng luôn là gánh nặng đối với họ. Khi đó sự chấp nhận phải gửi con vào các cơ sở nuôi dạy trẻ tự phát đã, đang và sẽ xảy ra như một quy luật tất yếu “có cung thì có cầu”.
Một thực trạng nảy sinh là: Các địa phương rất cần nguồn lao động, nhưng lại không có những chính sách quan tâm tạo điều kiện cho người lao động thực sự an tâm làm việc.
Xét một cách công bằng thì công nhân nhập cư, những người có thu nhập thấp là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất và con cái của họ cũng vậy. Những đứa trẻ bị ngược đãi rồi sẽ lớn lên như thế nào trong khi tuổi thơ các em đang bị đối xử một cách tồi tệ đến vậy?
Để những sự việc đáng tiếc như trên xảy ra, ngoài việc xử lý theo pháp luật những người bảo mẫu không có lương tri, cần xem xét lại vai trò của xã hội đối với những hiện tượng này một cách công bằng.
Một điều đáng chú ý là tất cả vụ việc trên đây đều do các cơ quan truyền thông hoặc người dân sống lân cận phát hiện, trong khi những người quản lý nhà trẻ và chính quyền gần đó thì lại không hề hay biết.
Mới đây, sự việc bốn em nhỏ phải trốn chạy khỏi Nhà mở Đồng Nai cũng nói lên thực trạng này. Đây thực sự là một vấn đề cần được làm rõ trách nhiệm của những cơ quan chuyên môn trong công tác kiễm tra, thanh tra và chính quyền địa phương tại những nơi đã diễn ra những sự việc đau lòng trên.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Adam luận về Eva
Hai người đàn ông nói chuyện, chủ đề nếu không là thể thao thì sẽ là... rất nhạy cảm. Và dưới đây là câu chuyện của hai anh chàng nài ngựa đang yêu:
- Tớ cực phản đối khi cậu nhận xét rằng: ngựa và phụ nữ đều dành cho những gã đàn ông thô bạo "đè đầu cưỡi cổ". Đó là một nhận xét vô cùng... thô bạo.
- Nhưng ý kiến của cậu cho rằng: "Một con ngựa hay cũng giống như một phụ nữ đẹp" đâu có chính xác hoàn toàn. Bởi vì tuy cả hai "bất kham", nhưng ngựa khác ở chỗ khi ta thuần phục được nó rồi thì ta sẽ có ngựa trong tay cho đến khi nó chết. Còn phụ nữ đẹp ư? Muốn có mãi trong tay, ta phải trung thành với cô ta cho đến ngày... ta chết!
- Phần nào cậu có lý. Nhưng cậu có thấy ngựa giống phụ nữ ở chỗ đều thích được âu yếm, thích nghe lời nói ngon ngọt...
- Và ưa roi vọt.
- Suỵt!
- Ấy là tớ nói "roi vọt" theo nghĩa bóng. Ông nhà văn Lê Lựu từng viết đại ý: Đàn bà và ngựa giống nhau ở chỗ luôn hiếu thắng trong các cuộc cãi tay đôi, nhưng lại dễ bị khuất phục trước những quyết định dù tàn bạo. Tất nhiên là ông ấy đã viết... tránh đi (!?) là "đàn bà và trẻ con".
- Chỉ có một điều chắc chắn là ta hoàn toàn có thể có hàng trăm con ngựa nếu ta muốn, còn phụ nữ thì...
- Chúng ta còn quên một điều tối quan trọng. Đó là phụ nữ thì nói nhiều còn ngựa thì chỉ hí vài lần trong một ngày.
- Chà, nếu lũ ngựa có khoái nói cả ngày thì rốt cuộc bản chất của nó cũng chỉ là thích được nghe mà thôi. Tớ thấy con ngựa giống phụ nữ ở chỗ cả hai đều có "đuôi".
- Phải, cái đuôi của phụ nữ chính là đàn ông chúng ta đây. Nhưng cậu cũng nhớ cho kỹ, lông đuôi ngựa được làm dây viôlông, cái điểm yếu của ngựa là nó cũng khoái được nghe những bản tình ca dịu dàng mà không hiểu rằng chỉ là những lời phỉnh ngọt từ cái... lông đuôi của mình.
- Còn thực tế hơn thì có thể thấy ngay rằng ngựa cho ta thịt cũng như phụ nữ cho ta thịt... mua ngoài chợ, dù đôi khi đi chợ do phải rẽ vào các "sốp" nên các bà mua nhầm "thịt chợ chiều".
- Với con ngựa của ta, nếu thích, ta có thể cột dây cương lại để ta rảnh rang đi uống bia hoặc đi ngắm để mua... con ngựa khác. Ước gì với phụ nữ ta cũng có thể làm như vậy.
- Không chỉ không chịu đứng yên một chỗ, mà phụ nữ còn có quyến bắt ta chở bằng xe đạp để đi chơi hàng trăm cây số, có quyền chất lên lưng ta hàng tấn hàng hoá mà họ chọn khi cùng đi siêu thị. Ôi chao, không hiểu lúc đó ai là ngựa đây?
- "Ngựa hay không phản chủ", nhưng các cô người yêu đẹp vẫn sẵn sàng nói xấu ta với mấy cô bạn thân hết ngày này qua ngày khác.
- Ai bảo hai nhân vật ấy lại khác nhau chỗ đó? Ngựa mà biết nói thì...
- Ấy, ngựa của tớ đã đến giờ ăn rồi, tớ phải đi lấy cỏ cho nó đây. Về điểm này thì cậu không thể phủ nhận được, đó là khi một con ngựa đòi ăn thì nó sẽ kêu lên ầm ĩ, chúng ta chỉ có nước duy nhất là mang cỏ lại phục vụ. Ầy dzà... ngựa của cậu cũng gõ móng đòi ăn rồi đấy...
Jap Tiên Sinh (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Tử hình kẻ sát hại cả nhà chủ cũ cướp tài sản Sau khi đâm chết ông chủ cũ, mặc cho vợ con nạn nhân van xin, Đào Văn Hải vẫn xuống tay sát hại dã man họ rồi tẩu thoát cùng nhiều tài sản cướp được. Ngày 28/9, TAND TP HCM đã tuyên phạt Đào Văn Hải (21 tuổi, ngụ Nam Định) mức án tử hình về các tội "giết người" và "cướp tài...