Bảo mẫu buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Kiếp nạn nghiệp đời chân tu!
- Ít nhiều trong sự việc trẻ em bị các đối tượng lợi dụng, buôn bán, kiếm lời bất chính, các sư ở chùa Bồ Đề có liên quan trách nhiệm trong vấn đề quản lý. Theo Sư thầy Thích Đàm Chung – Trụ trì chùa Phổ Linh – Quảng An (Tây Hồ – Hà Nội), sự việc đó cũng như một kiếp nạn của nghiệp đời chân tu.
Thưa Thầy, sau sự việc đối tượng Trang lợi dụng chùa Bồ Đề đê buôn bán trẻ em, việc thiện trong giới tăng ni, nhất là cứu giúp những trường hợp trẻ bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ… cũng cần phải cân nhắc kỹ, như vậy có ảnh hưởng đến đạo hạnh của nhà Phật không?
Thời gian gần đây có rất nhiều dư luận liên quan đến vấn đề cháu nhỏ ở chùa Bồ Đề bị kẻ xấu lợi dụng, cấu kết với nhau và thực hiện hành vi buôn bán, khiến dư luận bất bình, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của giới tăng ni, phật tử Phật giáo.
Thực tế ở các chùa, việc cưu mang, giúp đỡ các trường hợp người bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ, nhất là trẻ nhỏ được thực hiện tự phát. Vì được thành lập và hoạt động tự phát nên các cơ sở chưa có pháp lý đầy đủ. Gần như cũng chưa có cơ quan nào cấp phép cho các chùa nuôi dạy trẻ, các cháu mồ côi. Tuy vậy, trong cửa Phật, đức “Từ bi” được coi trọng và đứng hàng đầu. Khi người ta mang trẻ đến chùa hoặc bỏ lại, nhà chùa phải có trách nhiệm cưu mang.
Trong trường hợp như chùa Bồ Đề, có sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành nhà nước và sự hoan hỉ giúp đỡ của các quý vị phật tử gần xa… đã tạo nên một cơ sở nuôi dạy trẻ từ thiện có uy tín, tồn tại hàng chục năm qua như ở chùa Bồ Đề.
Liên quan đến vấn đề trẻ bị bán ở chùa Bồ Đề, cho thấy một thực tế, làm việc thiện không chỉ bằng lòng từ bi. Có những trường hợp kẻ xấu trà trộn vào chùa, bằng lòng từ bi, các thầy vẫn nuôi, vẫn giúp đỡ nhưng kẻ xấu đã lợi dụng các thầy. Việc quản lý còn lỏng lẻo nên đã xảy ra sự cố như vậy. Từ bài học đó thấy rằng, chỉ có lòng từ bi thì chưa đủ mà cần phải làm theo Hiến pháp và pháp luật. Chúng ta cũng không nên đánh giá đúng sai trong sự việc đó mà nên để cho cơ quan chức năng xử lý, kết luận minh bạch hơn.
Sư thầy Thích Đàm Chung cho rằng: “Với những người khoác chiếc áo bình thường, buôn bán trẻ con đã không tốt rồi huống hồ đây lại là nhà sư bị mang tiếng như vậy. Phật tử nên bình tĩnh lại, chờ đợi kết luận chính thức của cơ quan chức năng, lúc đó hãy phán xét”
Từ câu chuyện của chùa Bồ Đề, theo thầy, các điểm nuôi dạy trẻ ở các chùa khác nên lưu ý những điều gì?
Video đang HOT
Từ sự việc diễn ra, bản thân chúng tôi cũng cân nhắc rất nhiều. Ở chùa Phổ Linh chỉ nuôi rất ít cháu. Các cháu đa phần đều có bố mẹ nhưng do hoàn cảnh khó khăn, các gia đình gửi vào chùa, nhờ chùa giúp đỡ. Có duy nhất một trường hợp trẻ bị mang treo ở trước cổng chùa, khi các thầy phát hiện ra, báo cáo chính quyền và nuôi dạy cháu.
Tôi nghĩ rằng, các chùa nên phải rất cẩn thận trong việc nuôi dạy các cháu. Cùng với việc làm phúc, cần phải có sự trình báo với các cơ quan chức năng. Cần tìm hiểu và nắm vững các quy định pháp luật để hoạt động cho tốt, dưới sự giúp đỡ của các cấp chính quyền và không làm ảnh hưởng tới uy tín của Giáo hội.
Để Phật tử yên lòng và vững niềm tin người dân với cửa Phật, Thầy có nhắn nhủ gì tới các Phật tử?
Trong các buổi thuyết giảng, tôi cũng nói với các Phật tử của mình, trong Phật giáo có tin nhân quả, ai làm người đó chịu. Vì vậy, các phật tử nên bình yên, im lặng, không nên suy xét, đánh giá, bình luận điều gì hết.
Không nên làm cho người khác hoang mang. Các cơ quan chức năng sẽ có kết luận xát đáng. Nếu các thầy làm sai, các thầy cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Không nên mang sự việc đó ra bàn tán, tranh luận. “Nhân vô thập toàn”, ai chẳng có lỗi. Những lỗi đó đến đâu, sẽ được sửa chữa để tốt hơn.
Các phật tử ủng hộ và không ủng hộ cũng nên có tin tưởng vào những người đã xuất gia. Các thầy sẽ không bao giờ làm hành động buôn bán trẻ em như vậy. Trong cuộc sống “Sông có khúc, người có lúc”, kiếp nạn không ai tránh được. Sự việc ở chùa Bồ Đề cũng giống như một kiếp nạn của Phật giáo nước nhà.
Xin cảm ơn thầy!
Theo sư thầy Thích Đàm Chung, trong Phật giáo, đức Từ bi là đứng đầu tiên. Dù ai tới chùa các thầy cũng giúp, cũng “độ”. Chùa là cánh cửa từ bi nên không thể giúp người này mà không giúp người kia.
Theo_Vietbao
Trụ trì chùa Tảo Sách- em sư Đàm Lan nói về "nhà thờ họ bạc tỷ"
"Nhà thờ họ chúng tôi đang xây dang dở bằng bê tông, chỉ có 3 gian, bên trong chưa có gì thì lấy đâu ra mà có giá trị đến hàng tỷ đồng như dư luận đồn thổi".
Sư thầy Thích Nguyên Hạnh - trụ trì chùa Tảo Sách (Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội), em trai của ni sư Thích Đàm Lan - trụ trì chùa Bồ Đề (Long Biên - Hà Nội), nơi liên quan nghi án mua bán trẻ em đã phân trần như vậy khi nói về nhà thờ họ đang được xây dang dở tại quê nhà Hải Dương, khiến dư luận chú ý trong mấy ngày qua vì có người cho rằng nó có giá trị hàng chục tỷ đồng.
Ngay sau nghi án mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề được phanh phui, dư luận xôn xao trước việc nhà thờ họ của ni sư Đàm Lan ở quê được xây dựng rất khang trang, rộng rãi.
Có người cho rằng ngôi nhà thờ họ này được xây dựng theo kiến trúc cổ 5 gian với mái cong uốn lượn, hàng cột đá được chạm khắc công phu, toàn bộ cánh cửa bằng gỗ được đục đẽo tỉ mỉ và tinh xảo.
Một trong những điểm điêu khắc được cho là tinh xảo tại khu chính điện của nhà thờ họ tại Hải Dương của gia đình ni sư Đàm Lan.
Đặc biệt, nhà thờ họ này còn có tường bao chạy bao quanh khuôn viên rộng lớn, nổi bật giữa khung cảnh làng quê, 5 bậc thềm bằng đá có điêu khắc họa tiết công phu. Dự tính chi phí cho ngôi nhà thờ họ này lên tới cả tỷ đồng.
Trước thông tin ấy, sư thầy Thích Nguyên Hạnh - trụ trì chùa Tảo Sách, em trai của ni sư Đàm Lan cho rằng, tất cả những thông tin ấy đều nói sai về ngôi nhà thờ họ của gia đình ông.
"Sau mấy chục năm theo nghiệp xuất gia, đến nay anh em trong gia đình tôi mới có điều kiện đóng góp để sửa sang lại nhà thờ họ ở quê cho khang trang hơn. Nhà thờ họ cũng chỉ có 3 gian chứ không hề có 5 gian như họ nói. Vậy mà chưa làm xong đã bị "nhòm ngó", bị nói sai sự thật về nó. Điều đó làm ảnh hướng rất lớn đến gia đình tôi" - trụ trì chùa Tảo Sách phân trần.
Cũng theo vị này, thì hoàn toàn không có chuyện nhà thờ họ được xây dựng với kinh phí lên tới cả tỷ đồng như dư luận đồn thổi.
"Nhà thờ họ ở quê chúng tôi được xây dựng bằng bê tông chứ không phải bằng gỗ, và mới xây được cái khung, bên trong còn chưa có bất cứ thứ gì, thì lấy đâu ra giá trị tiền tỷ. Kinh phí xây dựng nhà thợ họ này là do anh em, họ hàng cùng đóng góp, chi phí dự kiến chỉ hết khoảng vài trăm triệu thôi" - sư thầy Thích Nguyên Hạnh nhấn mạnh.
Về sự việc ni sư Đàm Lan là chị gái của mình đang bị nghi liên quan tới việc mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề, sư thầy Thích Nguyên Hạnh bày tỏ rằng, ông không hề lo nghĩ nhiều về chuyện này.
"Tôi hoàn toàn tin tưởng sư Đàm Lan cũng như những người theo đạo Phật không bao giờ làm những việc sai trái. Đặc biệt, ngay từ khi chưa xuất gia tu hành, sư Đàm Lan đã luôn có ước nguyện sẽ nuôi dưỡng và chăm sóc cho trẻ bị bỏ rơi, những trẻ em cơ nhỡ, mồ côi nên tôi tin sư Đàm Lan không bao giờ liên quan đến việc mua bán trẻ" - trụ trì chùa Tảo Sách chia sẻ.
Ông cũng cho biết, gia đình ông còn có một "nghiệp" tu hành, khi gia đình có 7 anh em thì có đến 6 người xuất gia theo đạo Phật, hiện đang làm trụ trì tại các ngôi chùa khác nhau, chỉ có duy nhất người anh cả là không theo nghiệp xuất gia.
Nói thêm về việc ngồi chùa Bồ Đề của chị gái mình đang bị vướng vào nghi án mua bán trẻ em, sư thầy Thích Nguyên Hạnh cho hay, ngay từ những năm 1989, chùa Bồ Đề đã tiếp nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, và số lượng ngày một tăng lên. Nhà chùa cũng phải chi một khoản không nhỏ cho việc chăm sóc các hoàn cảnh này.
Vì số lượng người cần giúp đỡ quá đông, nên mới đây trụ trì Đàm Lan có xin với thành phố và quận Long Biên cấp cho mảnh đất 1.500 mét vuông để xây dựng chỗ ở, phân loại trẻ để nuôi dưỡng, nhưng vừa mua xong mảnh đất ấy, chưa kịp xây dựng thì vụ lùm xùm mua bán trẻ em lại xảy ra.
Theo Đời sống Pháp luật
Hà Nội lên phương án nuôi trẻ cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề Sở LĐTB&XH một lần nữa khẳng định chùa Bồ Đề không đủ điều kiện thành lập trung tâm bảo trợ xã hội. Vậy số phận các cháu bé ở chùa Bồ Đề sẽ ra sao? Hà Nội lên phương án nuôi trẻ cơ nhỡ tại chùa Bồ Đề Trước đó, như pv đưa tin, chiều 11/8, UBND quận Long Biên đã họp bàn...