Bão mặt trời đã đổ bộ xuống trái đất
Vào ngày hôm qua (8/4/2010), cơn bão mặt trời đã đổ bộ vào trái đất, đem theo những đám mây plasma và tạo ra cực quang trên bầu trời ở cực Bắc, cơn bão mặt trời này đã trải qua một hành trình 3,5 ngày với quãng đường dài những 150 triệu km.
Vụ nổ vào ngày 1/8 vừa qua đã tạo ra một đám mây khổng lồ và đó chính là bão mặt trời. Khi bão mặt trời tiến thẳng về trái đất thì đám mây điện tích sẽ gặp tầng khí quyển, sự tương tác giữa chúng sẽ tạo nên vô số cực quang trên bầu trời. Vụ nổ này cũng đã tạo ra những đám mây plasma khổng lồ, những con bão mặt trời thổi về phía trái đất có luồng khí plasma nặng đến 10 tỷ tấn với tốc độ hàng nghìn dặm một giờ.
Cực quang chụp từ hồ Superior, Michigan, Mỹ.
Bão mặt trời là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ, và có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang của Trái đất cũng như ở các hành tinh khác.
Cực quang là hiện tượng quang học với sự thể hiện màu sắc của ánh sáng trên bầu trời vào buổi đêm, các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm chúng trông giống như những dải lụa ánh sáng trên bầu trời. Cực quang được xuất hiện khi các hạt tích điện trong khí plasma tương tác với từ trường của trái đất, những đám mây plasma này sẽ bị hút về đầu cực và va chạm với các nguyên tử nitơ và oxy.
Cực quang trên bầu trời Đan Mạch.
Những nước được chiêm ngưỡng cực quang là Đan Mạch, Na Uy, Đức, đảo Greenland, Bắc Mỹ và Canada. Theo như ông David Gavine, giám đốc của Tổ chức thiên văn học nước Anh thì nước Anh cũng có khả năng được chứng kiến cực quang.
Tuy nhiên cơn bão mặt trời này được cảnh báo là rất nguy hiểm, những cơn bão mặt trời lớn có thể làm tê liệt hệ thống điện và viễn thông trên trái đất. Ngoài ra khi bão họat động mạnh sẽ tác động lên hệ thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến dịch thể trong cơ thể, dẫn đến ảnh hưởng tim mạch, tăng huyết áp…
Video đang HOT
Cơn bão mặt trời lần này được cho rằng là lần phun trào lớn đầu tiên hướng vào trái đất sau một thời gian dài. Đặc biệt quầng lửa gây ra đợt phun trào này chỉ có thể tạo ra cực quang ở bán cầu Bắc hoặc Nam trái đất.
Theo VCTV
Bão mặt trời, hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ
Bão mặt trời là gì?
Bão mặt trời hay gió mặt trời là một luồng hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của các ngôi sao. Khi gió này được phát ra từ những ngôi sao khác với mặt trời của chúng ta thì nó còn được gọi là gió sao.
Bão mặt trời mang các hạt electron và proton ở năng lượng cao, vì thế chúng có khả năng thoát ra khỏi lực hấp dẫn của các ngôi sao nhờ năng lượng nhiệt cao này. Nhiều hiện tượng có thể được giải thích bằng gió mặt trời, trong đó bao gồm: bão từ, khi dòng hạt mang điện này tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái đất; hiện tượng cực quang, được sinh ra khi các hạt trong gió mặt trời tương tác với từ trường của các hành tinh và tạo nên các màu sắc đặc trưng ở ban đêm trên bầu trời.
Bão mặt trời là nguyên nhân dẫn đến các trận bão từ, và nó có liên hệ trực tiếp đến hiện tượng cực quang của Trái đất và trên các hành tinh khác.
Vào ngày 1/8 vừa qua, nhiều vệ tinh nhân tạo, trong đó có Solar Dynamics Observatory của Mỹ, phát hiện vụ nổ lớn tại một điểm đen trên mặt trời. Các nhà thiên văn trên toàn cầu chứng kiến cảnh tượng những quầng lửa khổng lồ có kích thước tương đương trái đất bùng ra phía ngoài mặt trời. Họ cho rằng vụ nổ khiến từ trường tăng mạnh mẽ trên khắp bề mặt của nó và bão mặt trời đã chính thức được hình thành.
Bão từ có khả năng sẽ xuất hiện
Các nhà thiên văn trên toàn cầu chứng kiến cảnh tượng những quầng lửa khổng lồ có kích thước tương đương trái đất bùng ra phía ngoài mặt trời. Họ cho rằng vụ nổ khiến từ trường tăng mạnh mẽ trên khắp bề mặt của nó.
Theo Newscientist, vụ nổ hôm 1/8 tạo một đám mây khổng lồ gồm các hạt mang điện tích, đây chính là bão mặt trời. Những hình ảnh do Solar Dynamics Observatory gửi về cho thấy, Bão mặt trời đang tiến thẳng về phía địa cầu và có thể vượt qua quãng đường khoảng 150 triệu km. Khi đám mây điện tích gặp tầng khí quyển bên trên của Trái đất, sự tương tác giữa chúng sẽ tạo nên vô số cực quang (những dải sáng có màu sắc rực rỡ) trên bầu trời.
Vụ nổ hôm 1/8 đã tạo ra các đám mây plasma khổng lồ. Plasma là trạng thái thứ tư của vật chất (ba trạng thái khác là rắn, lỏng, khí) trong đó các chất bị ion hóa mạnh. Phần lớn nguyên tử hay phân tử tử chỉ còn lại hạt nhân, còn các electron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt nhân.
Đám mây plasma sẽ tạo ra cực quang khi tiến vào tầng khí quyển ngoài cùng của Trái đất. Ngoài cực quang, sự tương tác giữa các hạt mang điện tích từ mặt trời với từ trường Trái đất có thể tạo nên các cơn bão từ hoặc những đợt nhiễu động trong quyển từ của địa cầu.
Hiện tượng cực quang.
Bão từ gây hại gì cho con người?
Khi bão từ hoạt động mạnh, tác động lên hệ thống thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến dịch thể trong cơ thể (vì 70% cơ thể là nước) sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới hệ tim mạch, tới nhịp tim, gây đau đầu, tăng huyết áp... Vào thời điểm bão từ hoạt động mạnh, người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao sẽ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp... Do đó, những bệnh nhân mắc các bệnh trên cần được nghỉ ngơi trong nhà, tránh ra ngoài.
Nếu nhà cao tầng, tường dày, thoáng khí thì càng tốt, vì sẽ giảm được các sóng điện từ từ ngoài vào. Trong trường hợp buộc phải ra ngoài, bệnh nhân cần đi ô tô, tránh ra nắng không đội mũ, không có dụng cụ bảo vệ cơ thể.
Khi có sự biến động không tốt cho sức khỏe, cần uống đủ nước, tránh lo âu, tránh những kích thích không tốt cho tâm lý. Nặng hơn, mệt mỏi hơn thì cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Bên cạnh kết quả nghiên cứu cho rằng kết quả cuối cùng của trận bão này là bão từ, còn có một số dự đoán rất "ác ý" khác.
Những lời tiên đoán khủng khiếp
Một số nhà khoa học Mỹ cho rằng rằng toàn bộ cư dân trên trái đất sẽ không có ai tránh được những ảnh hưởng xấu của cơn bão này. Thậm chí họ còn vẽ lên một kịch bản khủng khiếp dành cho nước Mỹ và thế giới như, trong đó hàng loạt quốc gia sẽ bị biến thành vùng đất chết vào năm 2012. Tất nhiên nguyên nhân theo họ cũng là do các đợt bão mặt trời mạnh mẽ.
Và có lẽ cũng phải nhắc đến bộ lịch của người Maya.
Người Maya vốn nổi tiếng về sự thông thái trong các lĩnh vực toán học và thiên văn học. Dựa theo chiếc cột vốn là lịch của người Maya, được các nhà khảo cổ tìm thấy tại Mexico, thì người Maya đã tính toán và xây dựng lịch cho tổng cộng... 5126 năm. Điều đặc biệt ở chỗ: ngày cuối cùng của bộ lịch cổ này chính là ngày 21-12-2012.
Theo đó, vào đúng ngày này thì hàng loạt hành tinh trong hệ mặt trời sẽ tạo thành một đường thẳng lần đầu tiên trong 26 nghìn năm. Điều này sẽ làm xáo trộn nguồn năng lượng từ mặt trời chuyển đến Trái đất.
Nói cụ thể hơn, nguồn nhiệt của Mặt Trời vào thời điểm như vậy sẽ phóng ra cao hơn bình thường, có thể ảnh hưởng mạnh đến môi trường sống trên Trái đất. Điểm kết thúc của lịch Maya được đánh dấu là 13.0.0.0.0 tương ứng với lúc 10 giờ sáng ngày 21 tháng 12 năm 2012 theo lịch chúng ta đang sử dụng. Vào thời điểm đó, "quỷ địa ngục" sẽ xuất hiện và đó là ngày cuối cùng của nhân loại chúng ta.
Tuy vậy, các dự đoán bi quan kể trên cũng như các truyền thuyết vẫn chưa được chứng minh và chúng ta cũng không cần quá lo lắng. Bão mặt trời có thể ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống con người nhưng chưa có cơ sở gì để nói rằng nó sẽ là tác nhân gây ra các thảm họa.
Theo VCTV