Bão mặt trời cực mạnh đang hướng tới Trái đất với tốc độ 1,6 triệu km/h
Bên cạnh hạ tầng thông tin liên lạc trên Trái đất, các vệ tinh ở tầng cao khí quyển cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bão mặt trời.
Một cơn bão mặt trời cực mạnh đang tiến đến Trái đất với tốc độ 1,6 triệu km/h và có thể tăng tốc hơn nữa trong quá trình di chuyển, theo NASA. Dự kiến sẽ bão mặt trời sẽ ảnh hưởng vào cuối ngày 12/7, có thể gây ra ảnh hưởng đến hạ tầng thông tin liên lạc.
Theo báo cáo của Spaceweather.com, cơn bão có nguồn gốc từ khu vực xích đạo trên bầu khí quyển của Mặt trời. Mặc dù bão địa từ thực sự khó xảy ra, nhưng tình trạng bất ổn địa từ có thể gây ra hiện tượng cực quang ở Bắc Cực và Nam Cực vào ban đêm.
Bão mặt trời có thể ảnh hưởng lưới điện trong nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần. Ảnh: NASA/SDO/AIA.
Video đang HOT
Theo NASA, bão mặt trời khiến bầu khí quyển bên ngoài của Trái đất có thể bị đốt nóng, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến các vệ tinh, tín hiệu vệ tinh có thể bị gián đoạn, điều có thể gây nhiễu cho định vị GPS, tín hiệu điện thoại di động và truyền hình vệ tinh.
Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian Mỹ đã dự đoán lóa mặt trời có khả năng tập trung vào một điểm cận mặt trời ở phía có ánh sáng mặt trời của Trái đất.
Các dự đoán mới nhất cho biết bão mặt trời có thể gây gián đoạn liên lạc và mất liên lạc vô tuyến HF (tần số cao) trên diện rộng trong một giờ hoặc hơn.
Cơn bão Mặt trời tấn công Trái Đất gây thiệt hại lớn?
Các chuyên gia cảnh báo sắp xuất hiện cơn bão Mặt trời tấn công Trái Đất có thể gây ra thiệt hại lớn, đánh sập lưới điện trên toàn thế giới.
Cơn bão Mặt trời lớn trong thế kỷ 21 được dự báo có thể giống cơn bão năm 1582, cách đây hàng thế kỷ.
Vào năm 1582, một 'ngọn lửa lớn' đã xuất hiện trên bầu trời hàng chục thành phố trên khắp châu Âu và châu Á, các tài liệu ghi lại cho thấy sự xuất hiện về cơn bão mặt trời.
Vào khoảng thời gian đó nhiều nhân chứng đã kể về những tia lửa phát ra trên tòa lâu đài thật đáng sợ. Mọi người ở thời đó không biết rằng sự kiện là một cơn bão Mặt trời lớn nhưng các nhà thiên văn học hiện đại đã sử dụng cơn bão để dự đoán hoạt động mặt trời trong tương lai.
Cơn bão Mặt trời đổ bộ vào Trái Đất vào ngày 8/3/1582 có thể so sánh với những cơn bão vào năm 1909 và 1989. Điều này cho thấy cơn bão Mặt trời là sự kiện có thể xảy ra một lần trong thế kỷ và trong thế kỷ 21, sẽ xuất hiện cơn bão này.
Theo các chuyên gia, nếu có một cơn bão Mặt trời dữ dội tương tự tấn công thế giới hiện đại nó sẽ gây ra thiệt hại hàng tỷ USD và phá hủy mạng lưới điện trên toàn thế giới.
Mặc dù hầu hết các cơn bão Mặt trời thường vô hại, nhưng một khi cơn bão lớn tấn công Trái đất có thể gây ra những hậu quả thảm khốc.
Pero Ruiz Soares, một người chứng kiến cơn bão mặt trời năm 1582, đã viết: "Bầu trời dường như bùng cháy trong ngọn lửa nóng đỏ rực. Không ai nhớ mình đã từng nhìn thấy thứ gì đó như thế hay chưa. Vào lúc nửa đêm, những tia lửa lớn phát ra phía trên tòa lâu đài gây ra sự kinh hoàng, sợ hãi. Ngày hôm sau, hiện tượng cũng xảy ra vào cùng một giờ nhưng nó không quá lớn và kinh hoàng. Mọi người kéo đến vùng nông thôn về xem những dấu vết".
Các nhà khoa học tại Đại học Cornell nghiên cứu những tài liệu ghi chép về nhân chứng quan sát hiện tượng bằng mắt thường cho biết màn hình đỏ rực trên bầu trời kéo dài suốt ba ngày.
Năm 1909, cơn bão Mặt trời xảy ra được cho là một trong những cơn bão dữ dội nhất trong thế kỷ 20. Cơn bão thể hiện mức độ nhiễu loạn địa từ dữ dội, gây nhiễu rộng khắp các hệ thống điện báo và mang lại cực quang ngoạn mục trên bầu trời vào ban đêm.
Các ghi chép lịch sự cho thấy nó tác động đến Trái Đất vào ngày 9/9, cơn bão xuất phát như một làn sóng xung kích từ gió Mặt trời mà sau này các nhà khoa học liên kết với sự phóng ra plasma từ vết đen Mặt trời đang hoạt động.
Theo các ghi chép về cực quang của Nhật Bản, ban đầu, những tia sáng màu hơi xanh xuất hiện, sau đó chuyển sang màu hơi đỏ. Sự việc đã liên tục làm gián đoạn điện báo ở các vĩ độ trung bình đến thấp.
Khoảng 89 năm sau, một cơn bão với cường độ vừa phải nhưng đã đánh sập lưới điện của Quebec, Canada.
Bão Mặt Trời khổng lồ di chuyển đến Trái Đất Sau nhiều tháng không nhiều hoạt động, Mặt Trời đã "thức tỉnh" với một đợt phun trào nhật hoa, hay còn gọi là bão Mặt Trời, vào ngày 7/12 với một phần hướng đến Trái Đất. Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Vũ trụ (SWPC) thuộc Cơ quan Biển và Khí hậu Quốc gia Mỹ (NOAA), hiện tượng phun trào nhật hoa...