Bạo lực tình dục: Chồng vì sĩ diện mà phải “phục vụ” vợ
Vì sĩ diện, anh M. buộc phải thể hiện mình là một người đàn ông mạnh mẽ, phải “phục vụ” vợ.
Có lẽ trong chúng ta không ai xa lạ với Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), nhưng sẽ rất ít người biết đến ngày 19-11 là ngày Quốc tế Đàn ông bởi đến nay, mới chỉ có hơn 70 quốc gia công nhận.Nhân sự kiện này, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài “ Đàn ông bị bạo lực – biết kêu ai?”hi vọng mọi người sẽ có góc nhìn đa chiều hơn về giới.
Tại Việt Nam, từ trước đến nay, tình trạng đàn ông bị bạo lực ít được nhắc đến trong khi chủ đề bạo lực đối với phụ nữ được bàn đến rất nhiều.
Tuy nhiên, vừa qua, khi thảo luận về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, đại biểu Quốc hội Trương Anh Tuấn (Nam Định) đã phản ánh về tình trạng đàn ông cũng là nạn nhân của bạo hành gia đình.
“Bạo hành gia đình thì không chỉ phụ nữ và trẻ em mà còn cả đàn ông. Thực tế có nhiều trường hợp người bị bạo hành là đàn ông. Bị vợ con hắt hủi, bị cấm vận, phong tỏa… nhưng ít người kêu la, cầu cứu”, đại biểu Trương Anh Tuấn đặt vấn đề.
Không ít đàn ông bị coi là công cụ tình dục
Chia sẻ với PV, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất cho biết, vấn đề nam giới bị phụ nữ bạo lực, bị phụ nữ coi như công cụ thỏa mãn tình dục thường ít người lưu tâm.
Là chuyên gia, ông Chất thường được chia sẻ nhiều câu chuyện của những người đàn ông trong gia đình bị vợ bạo hành, coi chồng là công cụ tình dục để thỏa mãn.
Video đang HOT
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất.
Trường hợp anh P.V.H, 37 tuổi ở Hà Nội thường xuyên bị vợ ép làm “chuyện ấy”. Ngày nào anh H cũng bị vợ ép. Có những hôm vợ anh H. “đòi” đến 3 lần, 4 lần… . Mệt mỏi, anh H vẫn phải đáp ứng bởi nếu không chiều thì vợ anh sẽ bị dằn vặt, chê bai, lạnh nhạt, không nấu ăn, không dọn dẹp nhà cửa…
Quá mệt mỏi, anh H. không thể tiếp tục “phục vụ” ý thích của vợ, buộc anh phải tìm đến chuyên gia tâm lý tìm giải pháp.
Một trường hợp khác, anh N.V.M ở Hà Nội cũng chia sẻ với chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất về việc vợ anh luôn làm chủ trong chuyện phòng the. Vợ anh luôn đòi hỏi chồng chiều mình mỗi khi có nhu cầu, thậm chí không cần biết sức khỏe của chồng ra sao, chồng có muốn hay không nhưng vẫn phải thực hiện.
Vì sĩ diện, anh M.buộc phải thể hiện mình là một người đàn ông mạnh mẽ, phải “phục vụ” vợ.
“Dù không hài lòng nhưng tôi vẫn chiều vợ cho êm cửa êm nhà. Đôi khi, tôi có cảm giác, vợ đang muốn giữ chồng, ép cho tôi “hết sức” “, anh M tâm sự.
“Không làm được chuyện đó thì hèn kém?”
Chuyên gia tâm lý cho biết, những phụ nữ vì ghen tuông, ích kỷ, ép chồng làm chuyện ấy là đang bạo hành tình dục người chồng.
Một lý do khiến nam giới luôn “câm nín” vì cho rằng, cần phải giữ danh dự, mình không làm được chuyện đó thì hèn kém, không đáng mặt nam nhi. Một số trường hợp khác còn muốn thể hiện sức mạnh, uy quyền nên đôi khi cho rằng, giúp vợ thỏa mãn là thể hiện cái giỏi giang, cái tài của bản thân.
“Nam giới bị vợ ép quan hệ tình dục rất ít thổ lộ, trừ trường hợp không thể chịu được thì mới tìm đến một người bạn hoặc chuyên gia tâm lý”, ông Chất phân tích.
Bên cạnh đó, vẫn có không ít các trường hợp người chồng bị phụ thuộc vào vợ quá nhiều. Chẳng hạn, lệ thuộc vào kinh tế, thân thế gia đình nên khi bị vợ bạo hành lại không dám lên tiếng phản kháng, tố cáo hoặc ly hôn.
Trong trường hợp, bị vợ bạo hành tình dục, chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất khuyên các ông chồng nên bình tĩnh ngồi với vợ để chia sẻ, bộc bạch cái khó của bản thân đang gặp phải. Bởi có rất nhiều trường hợp ông chồng bị bệnh tiểu đường, gout, tim mạch… nên không thể phục vụ vợ được. Lúc này, người vợ thay vì đay nghiến, chê chồng không xứng phái mạnh, không đủ bản lĩnh đàn ông, họ sẽ tin tưởng hơn, gắn kết hơn.
“Đối với những phụ nữ bắt chồng “trả bài” mà chồng luôn phải tìm cách trốn tránh thì gia đình cũng rất khó tồn tại”, chuyên gia Nguyễn An Chất cảnh báo.
———————
Đón đọc kì tiếp theo Vì sao đàn ông bị vợ bạo lực thường “câm nín”?vào lúc 0h30 ngày 19/11/2017
Theo Danviet
ĐBQH: Vì sĩ diện nhiều đàn ông không dám nói bị vợ hắt hủi, 'cấm vận'
Theo đại biểu Trương Anh Tuấn với quan niệm hiện nay phụ nữ là phái yếu, đàn ông là phái mạnh, nên công tác bình đẳng giới là bảo vệ bênh vực phụ nữ, như vậy cũng chưa đúng.
ĐB Trương Anh Tuấn (Nam Định) có phát biểu gây chú ý. Ảnh: VPQH.
Sáng 9.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Phát biểu góp ý đại biểu (ĐB) Trương Anh Tuấn (Nam Định) đưa ra vấn đề rất đáng chú ý.
ĐB Tuấn cho rằng, có quan niệm phụ nữ là phái yếu, đàn ông là phái mạnh, nên công tác bình đẳng giới là bảo vệ bênh vực phụ nữ, như vậy cũng chưa đúng. Bình đẳng giới là vấn đề cần quan tâm với cả nam và nữ. "Khi nói về bạo hành gia đình, nạn nhân không chỉ có phụ nữ và trẻ em, thậm chí thực tế có những nạn nhân bị bạo hành là nam giới, bị vợ con hắt hủi, bị cấm vận, thậm chí bị đánh. Trong những trường hợp này, do sĩ diện nên ít người đàn ông nói ra và xã hội cũng chưa thực sự quan tâm", ĐB Tuấn nói.
Vẫn theo ĐB Tuấn, tuổi thọ bình quân của phụ nữ là 76,1, của nam là 70,8, như vậy về sức khỏe, tuổi thọ phụ nữ đã vượt đàn ông. "Tôi xin khẳng định lại là phụ nữ không yếu, nếu trước kia là phái yếu thì theo tôi hiện nay phụ nữ là phái đẹp", ĐB Tuấn nói.
ĐB Tuấn nêu thêm vấn đề đáng quan tâm là tư tưởng gia trưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trong xã hội. Khi sinh con đa số mong có con trai dẫn đến tỷ lệ giới tính khi sinh mất cân đối. "Theo số liệu thống kê năm 2016, hiện nay có 112 bé trai ra đời thì chỉ có 100 bé gái, ở nhiều địa phương tỷ lệ đó cao hơn nhiều, cao nhất lên đến tới 120 bé trai/100 bé gái. Nếu không có những thay đổi kịp thời thì đến năm 2050, Việt Nam sẽ dư ra từ 3-4 triệu đàn ông, đây là một mối lo lớn cho những người đàn ông trong tương lai", ĐB Tuấn cảnh báo.
Ở góc độ khác ĐB Nguyễn Thị Thu Hà (Bắc Giang) cho rằng, một số chỉ tiêu trong báo cáo về công tác bình đẳng giới tuy đạt nhưng không phản ánh thực chất. Bà ví dụ như chỉ tiêu giảm tỷ lệ phá thai đang được đánh giá là đạt và vượt kế hoạch nhưng đây mới là thống kê ở hệ thống y tế công chưa phải là con số thực.
"Không những thế tỷ lệ phá thai của Việt Nam vẫn rất cao so với thế giới đặc biệt phá thai ở tuổi vị thành niên. Thậm chí có những chỉ tiêu tuy đạt nhưng đang ở mức báo động...", ĐB Hà nói.
Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, xung quanh ý kiến sa thải lao động trong doanh nghiệp khối FDI nhất là phụ nữ sau 35 tuổi trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội, nhiều ĐB đã phát biểu và hôm nay cũng nhiều ĐB nêu ý kiến.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin, tại khu vực FDI có khoảng 2,6 triệu người lao động, 3,9 triệu người đóng bảo hiểm xã hội. Sau khi Quốc hội thảo luận kinh tế - xã hội nêu vấn đề sa thải lao động nữ sau 35 tuổi, có một số tập đoàn lớn trong khối FDI đã gặp trực tiếp cơ quan quản lý lao động, trong đó như Poinchen hiện nay sử dụng 157 nghìn lao động, Samsung 150 nghìn lao động, hãng Nike 400 nghìn lao động.
Các tập đoàn này thời gian vừa qua cũng có nhiều đổi mới chăm lo cho người lao động. Tuy nhiên, cũng một số nơi vừa qua có những việc chưa tốt, thậm chí có những nơi còn phát thẻ cho công nhân đi vệ sinh, 100 người trong buổi sáng chỉ có 3 thẻ, nên công nhân tranh nhau đi vệ sinh. "Những vấn đề trên, Chính phủ đã cho tiến hành kiểm tra, thậm chí là xử phạt những doanh nghiệp này. Có những nơi nếu tiếp tục diễn ra cần thiết phải có những giải pháp can thiệp về mặt chính quyền", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Theo Danviet
Bi hài vợ tìm cách chữa 'bệnh đồng tính' cho chồng Phát hiện chồng có bạn trai, chị Thoa vô cùng đau khổ và tìm đến bác sĩ nhờ "chữa bệnh đồng tính" cho ông xã. Bước vào một phòng khám nam khoa ở TP HCM, người phụ nữ trạc 30 tuổi gương mặt toát lên vẻ đau khổ u uất. Thấy lạ, bác sĩ hỏi "Chị có đi nhầm khoa không?", người phụ...