Bạo lực thế giới đang ở mức kỷ lục
5 nước hòa bình nhất thế giới là Ireland, Đan Mạch, Áo, New Zealand, Bồ Đào Nha. 5 nước kém hòa bình nhất thế giới là Syria, Nam Sudan, Iraq, Afghanistan, Somalia.
Tình hình bạo lực thế giới đang ở mức kỷ lục và vẫn đang ngày càng tăng, hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn kết luận của Chỉ số Hòa bình Toàn cầu 2016 (GPI) công bố ngày 8-6.
Chỉ số GPI 2016 đo lường theo 23 chỉ số, trong đó gồm các vụ tội ác bạo lực, mức quân phiệt hóa và nhập khẩu vũ khí của các nước.
Chỉ số GPI 2016 cho thấy số thương vong vì xung đột ở mức cao nhất trong 25 năm, số vụ tấn công khủng bố ở mức cao nhất mọi thời điểm, số người phải đi tị nạn ở mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hơn 100.000 người thiệt mạng vì xung đột năm 2014 – số liệu năm 2015 chưa được thống kê, tăng gấp 5 lần số người thiệt mạng năm 2008 là 20.000 người. Phần lớn các vụ khủng bố xảy ra tập trung ở 5 nước: Syria, Iraq, Nigeria, Afghanistan và Pakistan. Số người phải đi tị nạn năm 2015 là 60 triệu người.
Video đang HOT
Một em bé bị thương vì xung đột ở tỉnh Idlib (Syria) ngày 2-6 được đưa đi cấp cứu. (Ảnh: REUTERS)
Thiệt hại kinh tế vì bạo lực trong thập kỷ qua là 137.000 tỉ USD, lớn hơn GDP toàn cầu năm 2015.
Theo GPI 2016, các cuộc xung đột ngày càng căng thẳng ở Trung Đông là nguyên nhân lớn nhất làm gia tăng bạo lực toàn cầu. Tuy nhiên, ngoài khu vực Trung Đông, nếu so với tình hình thế giới năm 2015, tình hình thế giới năm nay đã có hòa bình hơn.
Dù có xảy ra các vụ khủng bố ở Paris (Pháp) và Brussels (Bỉ) gần đây và số liệu tử vong vì các vụ tấn công bạo lực, khủng bố ở châu Âu đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 5 năm nay nhưng châu Âu vẫn là khu vực hòa bình nhất thế giới.
Theo chỉ số GPI 2016, 5 nước hòa bình nhất thế giới là Ireland, Đan Mạch, Áo, New Zealand, Bồ Đào Nha. 5 nước kém hòa bình nhất thế giới là Syria, Nam Sudan, Iraq, Afghanistan, Somalia.
Hiện có 120.000 lính mũ nồi xanh thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ được triển khai ở 16 điểm trên toàn cầu. Nhiều nhất là ở các nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Sudan, Mali, Cộng hòa Trung Phi, Lebanon.
Năm 2015, các lãnh đạo thế giới đã đồng ý sẽ kéo giảm đáng kể các hình thức bạo lực trên thế giới và tìm kiếm giải pháp lâu dài giải quyết xung đột và bất ổn vào năm 2030.
Một tín hiệu tích cực cho hòa bình thế giới là chi tiêu quân sự toàn cầu trong 3 năm qua đã giảm 10%.
Theo_PLO
ECB vẫn giữ nguyễn lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục
Trong cuộc họp vừa diễn ra ngày 2/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản.
Hình minh họa. (Ảnh: telegraph.co.uk)
Đồng thời, ECB tiếp tục duy trì sự hiệu quả của hàng loạt biện pháp nới lỏng mới hồi tháng 3 vừa qua.
Hội đồng điều hành ECB đã nhất trí không thay đổi lãi suất cho vay ở mức 0,25% và lãi suất tiền gửi ngân hàng ở mức âm 0,4%, cũng như lãi suất tái cấp vốn ở mức thấp kỷ lục 0%. ECB cũng tăng nhẹ dự báo tăng trưởng và lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm nay, song giữ nguyên mức dự báo của 2 năm tới.
Về chương trình nới lỏng định lượng (QE) đưa ra hồi tháng 3 vừa qua, ECB dự kiến sẽ bắt đầu mua vào trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp từ ngày 8/6 tới nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và đẩy lạm phát lên.
Theo_VTV
14 kỷ lục về ngành đường sắt thế giới Báo Telegraph liệt kê một loạt các kỷ lục trong ngành đường sắt thế giới như tuyến hầm đường sắt dài nhất thế giới, mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới. Hầm đường sắt dài nhất thế giới thuộc về tuyến hầm đường sát Gotthard dài 57,1 km mới khai trương ngày 1/6/2016. Đây là một kỷ lục mới xác lập trong...