Bạo lực sinh viên náu mình cạnh thiên đường mua sắm Thái La
Những băng đảng xuất thân từ cac trường dạy nghề ở Thái Lan không phải chuyện lạ lẫm gì, nhưng mức độ bạo lực, kể cả giết người, đã gia tăng trong thời gian gần đây.
Kamonwich Suwanthat chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp. Cậu thực tập tại một công ty đa quốc gia chuyên về giao nhận. Bố mẹ Kamonwich chắc rằng tấm bằng con trai sắp có sẽ thay đổi cuộc sống của cả gia đình.
Tối 12/10/2018, khi Kamonwich đang phụ mẹ bán mì ở tiệm ăn ven đường, một người lạ bắn vào cậu 4 phát, từ khoảng cách rất gần, rồi bỏ trốn.
Kamonwich chết trước mặt mẹ mình.
Ba sinh viên bị bắt một tháng sau đó đã khai rằng Kamonwich không có xích mích cá nhân gì với họ, cậu bị chọn chỉ vì “cậu ta có thể bị giết như cách bạn cùng trường cậu ta giết đàn anh của chúng tôi”.
Những sinh viên này đến từ Viện Kỹ thuật Pathumwan, nằm cách trường Kỹ thuật Rajamangala của Kamonwich khoảng 1 km.
Những vụ đụng độ dẫn đến chết người giữa những sinh viên trường nghề tại Thái Lan diễn ra khá phổ biến. Chỉ riêng ở Bangkok đã có nhiều thời điểm chỉ vừa nửa năm mà có hơn 1.000 vụ gây lộn được trình báo.
Cái chết oan uổn của Kamonwich đến từ mối “thâm thù” hơn 70 năm qua giữa hai trường nghề tại khu MBK Centre, một tổ hợp mua sắm nổi tiếng với nhiều du khách đến Thái Lan. Channel NewsAsia vừa có phóng sự điều tra về nguyên nhân của nạn bạo lực ở các trường nghề tại Thái Lan.
MBK Centre, khu mua sắm nổi tiếng với du khách nhưng quanh đó là những vụ bạo lực thường nổ ra của sinh viên hai trường “cừu thù”. Ảnh: Channel NewsAsia.
Chào mừng đến với rắc rối
Theo Channel NewsAsia, khi những đứa trẻ Thái Lan rời trường trung học, chúng có thể vào các đại học hoặc trường nghề. Những người chọn con đường thứ hai sẽ bước vào một trong 416 trường nghề trên khắp nước để học các kỹ năng cụ thể. Viện Kỹ thuật Pathumwan là một trong số đó.
Ngôi trường 87 năm tuổi này dạy nghề y, kỹ sư và một số nghề khác. Mặc cho tiếng tăm bạo lực của ngôi trường, Nim, 19 tuổi, vẫn chọn học vì “nó giúp tôi tìm được việc ở quê”.
Học kỳ đầu tiên dạy cho Nim rắc rối dễ đến như thế nào. Cô tham gia vào một hội trại chào đón, nhưng rốt cuộc phải thực hiện một loạt nghi thức nhấn mạnh lòng trung thành với trường, điều được cho sẽ mang các sinh viên lại gần nhau.
Các hội trại này, do các sinh viên lớn tổ chức và không hề bị quan chức của trường kiểm soát, rất phổ biến ở nhiều trường nghề của Thái, kéo dài từ một tuần đến một tháng. Tại Pathumwan, thậm chí có những hoạt động được duy trì trong cả học kỳ.
Nim bỏ cuộc sau 2 tuần. Nhưng những người tham gia đến cuối sẽ được nhận một chiếc áo thun “đặc biệt”. Họ mặc nó như đeo một tấm mề đay danh dự. Và chiếc áo cũng mời gọi cả hiểm nguy.
Benz, một sinh viên năm tư, nói rằng: “Khi chúng tôi mặc chiếc áo với logo trường, rất dễ để nhận biết ai muốn đánh nhau với chúng tôi”.
Những trường nghề tại Thái Lan thường được trợ giá nhiều, vì thế đây là nơi thu hút những sinh viên đến từ các vùng nông thôn nghèo của Thái Lan. Họ thường là những đứa trẻ phải rời nhà sớm, đến sống tại thành phố. Ở những ngôi trường này, họ tìm thấy sự đồng cảm.
“Trở thành một phần của nơi này khiến tôi vượt qua mặc cảm mình thấp kém”, Benz nói.
Video đang HOT
Chiếc áo có in logo trường Pathumwan. Ảnh: Channel NewsAsia.
Pae, một sinh viên năm ba, nói thêm: “Chúng tôi như một gia đình. Vào giây phút tôi bước vào đây, một người đã hỏi tôi ăn chưa… ‘Có tiền tiêu không? Tao cho mày một ít nhé’”.
Đôi khi, chính sự trung thành và cảm giác thân thuộc đã đẩy những sinh viên vào con đường bạo lực.
Sompode Subpradit, một “lão thành” ở trường và là cựu quân nhân, biết rõ cảm giác đó. Ông bị đuổi khỏi trường 50 năm trước cũng vì tham gia những vụ bạo lực.
Giờ đây Subpradit đã nghỉ hưu, ông về trường như một “anh lớn” và lắng nghe những sinh viên trẻ.
“Đôi khi tình cảm giữa họ là nguyên nhân bạo lực. Nếu một sinh viên năm dưới bị đánh bởi người từ trường khác, những sinh viên lớn hơn sẽ trả thù cho em mình”.
“Là nơi duy nhất tôi thấy mình có giá trị”
Nhiều năm qua, giới chức Thái Lan đã tìm đủ cách để ngăn chặn các băng đảng trường học, từ việc buộc những sinh viên vi phạm phải cải tạo tại doanh trại quân đội đến tổ chức các chương trình giáo dục. Thậm chí một triệu sinh viên trường nghề đã tuyên thệ sẽ chung sống hòa bình để tỏ lòng biết ơn Quốc vương Bhumibol Adulyadej, khi ông qua đời năm 2016. Nhưng bạo lực vẫn không dứt.
Cảnh sát vẫn phải vào cuộc để chặn đứng những vụ đánh nhau.
“Trong quá khứ, chúng thường dùng dao đâm nhau. Túm cổ và đâm đối thủ “, Channel NewsAsia dẫn lời đội trưởng Sarun Ausub của cảnh sát quận Pathumwan. “Nếu cảnh sát không ở đó, chúng sẽ đâm nhau đến chết”.
Sau vụ một sinh viên bị đâm chết bên ngoài MBK Centre vào tháng 8/2017, cảnh sát và hai nhà trường đã phải lên kế hoạch chặn đứng những vụ đánh nhau.
Vào buổi sáng, khi các sinh viên đến lớp, và tới buổi chiều, khi họ ra về, cảnh sát tuần tra để mắt gắt gao đến những sinh viên “đầu sỏ” từ hai trường, cố gắng ngăn họ chạm mặt.
Nim tại lớp học của mình. Ảnh: Channel NewsAsia.
“Chúng tôi chỉ nhắm vào sinh viên từ hai trường đó”, cảnh sát trưởng quận Pathumwan, ông Thobthorn Jitmun nói.
“Chúng tôi có một thỏa thuận với các trường về việc ngay lập tức tiếp cận các nhóm sinh viên đang tụ tập. Chúng tôi tìm vũ khí và yêu cầu họ rời đi”.
Cảnh sát khuyến cáo các cựu học sinh nên bị cấm tiếp cận khuôn viên trường vì họ có “dạy sinh viên về những giá trị lệch lạc”.
Sompode nói rằng chưa từng có ai ngăn ông về trường.
“Không ai ngăn cản được tôi. Đây là nhà tôi”, ông nói. “Viện Kỹ thuật Pathumwan là nơi duy nhất khiến tôi cảm thấy mình có giá trị”.
“Cảnh sát nghĩ tôi đến để kích động sinh viên… Việc đó không đúng. Tôi nói chuyện với chúng như bạn bè”.
Vì các hành vi gây gổ thường bị phạt nặng, sinh viên thường tránh xa những nơi họ có thể đụng phải sinh viên trường khác, như MBK Centre. Và những vụ đụng độ lại chuyển đến nơi khác.
“Ước mơ của tôi là được học ở đây”
Dù vậy, Hiệu phó Suebpong Moungchoo của trường Pathumwan nói rằng bạo lực đã giảm đáng kể so với trước kia, tính cả thời ông học ở đây. Ông nói rằng không nên đánh giá bằng một vài vụ đánh nhau.
“Khi tôi là sinh viên ở đây, tôi cũng là kẻ gây rắc rối. Lúc tốt nghiệp rồi, tôi không bao giờ dùng bạo lực ở nơi làm việc”, ông nói.
Các nhân viên phúc lợi của trường cố gắng tiếp cận sinh viên để làm bạn với họ và thuyết phục những người nổi loạn không lao vào những trận đánh đấm.
Sompode, cựu học sinh, ngồi nghe Pae kể những vấn đề của mình. Ảnh: Channel NewsAsia.
Giáo dục nghề đóng vai trò quan trọng trong tham vọng của Thái Lan nhằm trở thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2027. Đất nước hiện vẫn thiếu thốn công nhân kỹ thuật lành nghề, trong khi bạo lực ở trường nghề có thể khiến các gia đình ngăn con cái mình vào đó học, dù cho nghề nông không còn nuôi sống họ tốt như xưa.
Pae bị đình chỉ học 1,5 năm nhưng vẫn tiếp tục đến trường, “dù cậu ấy là đứa nổi loạn đến mức nào”.
“Ước mơ của tôi là được học ở đây”, Pae nói. “Tôi nghèo. Mẹ tôi nghèo. Nếu tôi không cố gắng, tôi sẽ không thể sống được”.
Kamonwich, cậu bé bị giết khi đang bán mì cùng mẹ, đã không còn cơ hội đó.
Theo Zing/Channel NewsAsia
Sudan: Sinh viên phản đối mở lại trường đại học
Trước bối cảnh nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, chính phủ Sudan từng đưa ra quyết định tạm đóng cửa các trường đại học. Mới đây, tuyên bố mở cửa lại các trường ĐH đã làm dấy lên làn sóng phản đối từ giới sinh viên nước này.
Các thành viên SSA biểu tình ở thủ đô Khartoum
Phản đối gay gắt
Sau một thời gian đóng cửa, cuối tháng Tư vừa qua, Hội đồng Quân sự chuyển tiếp Sudan (TMC) đã tuyên bố sẽ mở lại tất cả các trường đại học công lập cũng như tư thục trong nước. Tuy nhiên, tuyên bố này đã vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ các sinh viên và cũng là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt cuộc biểu tình.
Giữa tuần trước, hàng trăm sinh viên tụ tập bên ngoài trụ sở quân đội ở thủ đô Khartoum để phản đối quyết định này. "Quyết định này không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quân sự chuyển tiếp vì vai trò của quân đội là thiết lập an ninh nội bộ và bên ngoài, trong khi các trường đại học là những tổ chức không thuộc đơn vị quân đội", Hiệp hội sinh viên Sudan (SSA) cho biết.
Bất chấp thái độ phản đối của sinh viên, một số tổ chức giáo dục đại học đã đưa ra thông báo hoạt động trở lại, trong đó Đại học Khoa học và Công nghệ Sudan tuyên bố sẽ tái mở cửa vào ngày 10/6 và Đại học Al-Neelain là ngày 16/6.
Trong một bài đăng trên Twitter gần đây, Hiệp hội sinh viên Sudan tại Đại học Al-Neelain đã không công nhận tính hợp pháp của chính quyền trường đại học; đồng thời lên án lãnh đạo nhà trường vì "tuân theo các quyết định của cuộc đảo chính quân sự".
Nhân dịp này, Hiệp hội sinh viên Sudan cũng thông báo nhấn mạnh sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình cho tới khi lật đổ được sự cai trị của quân đội.
Quyết định gây tranh cãi trước đó
Trước khi diễn ra đảo chính, các cuộc biểu tình phản đối chính phủ đã nổ ra liên tiếp, khiến ông Al-Sadiq al-Mahdi, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Đại học Sudan, phải đưa ra tuyên bố đình chỉ hoạt động của 38 trường đại học công lập và khoảng 100 tổ chức GD đại học tư thục. Quyết định này đã được ông Mohammed al-Khair Abdul Rahman, Giám đốc của Đại học Sinnar xác nhận. Ông cho rằng, sự gián đoạn này "sẽ giúp các sinh viên bớt đau khổ trong hoàn cảnh hiện tại".
Tuy nhiên, theo Giáo sư Mohamed Yousif tại Đại học Khartoum, đây là hành động mà chính phủ không nên thực hiện; đồng thời chỉ ra rằng, nguyên nhân thực chất của hành động này là lý do chính trị bởi sự lo sợ biểu tình từ sinh viên. "Sẽ rất khó để ngăn chặn các cuộc biểu tình của sinh viên và rất khó để các nhân viên bảo vệ tại các trường đại học kiểm soát hoặc ngăn chặn bạo lực", ông Yousif nói thêm.
"Chúng tôi sẽ không tiếp tục việc học nếu không có sự thay thế các nhân viên của chế độ cũ, khôi phục lại dịch vụ an ninh trong trường, giải thể liên minh của sinh viên Đại học Al-Neelain", Hiệp hội Sinh viên Sudan tuyên bố.
Giáo sư Nuha Hasb al-Rasool, trưởng khoa Khoa học của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Sudan, tin rằng việc đóng cửa các trường đại học gây ảnh hưởng tiêu cực tới sinh viên và cho rằng "đây là một sự lãng phí thời gian và lãng phí cho tương lai của giới trẻ".
Ông Nuha al-Zein Mohammed, giáo sư tại Đại học Al-Neelain, cho rằng đây không phải lần đầu tiên chính phủ đóng cửa các trường đại học. "Trong quá khứ cũng đã có những hành động tương tự, do hậu quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế, chẳng hạn như tình trạng thiếu nhiên liệu trong năm 2013", ông cho biết.
Nhiều sinh viên cũng tin rằng, gián đoạn hoạt động các trường học do hoàn cảnh chính trị là không công bằng. "Chúng tôi không liên quan gì đến chính trị. Mục tiêu của chúng tôi là hoàn thành đại học để có thể xây dựng cuộc sống độc lập và giảm bớt gánh nặng cho gia đình", anh Mohamed Abdul-Hadi, sinh viên luật tại Đại học Al-Neelain cho biết.
Quyết định đóng cửa các trường đại học đã khiến hàng trăm sinh viên phải rời bỏ ký túc xá đại học. "Chúng tôi đang hỗ trợ phương tiện di chuyển cho sinh viên và cung cấp chi phí sinh hoạt hoặc giúp họ có được thu nhập để có thể trở về nhà cho đến khi việc học được tiếp tục", Abbas al-Khair, một sinh viên ở khoa Lâm nghiệp và là đại diện của sinh viên Đại học Khartoum chia sẻ.
Kế hoạch cải cách 15 năm
Trước bối cảnh phức tạp của hệ thống giáo dục Sudan, nhóm Sáng kiến Nhân viên Giảng dạy của Đại học Khartoum (UKTSI) đã lên kế hoạch chiến lược trong vòng 15 năm cho việc cải cách giáo dục, bắt đầu từ năm 2020 - 2035, như một sự định hướng cho sinh viên trong giai đoạn chính phủ chuyển tiếp sắp tới.
Kế hoạch tập trung vào việc thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới các tổ chức giáo dục đại học cũng như trung tâm nghiên cứu, tạo ra những sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghiệp - Thị trường.
Ngoài ra, kế hoạch cải cách nhằm hướng tới việc sáp nhập Bộ Giáo dục hiện tại với Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Khoa học, thành lập một hội đồng cao hơn về giáo dục và nghiên cứu khoa học, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và đưa ra luật, cũng như có các chiến lược cải cách và nâng cấp các trường đại học; tạm dừng việc mở rộng của các trường đại học có chất lượng kém và thành lập các đơn vị bảo đảm chất lượng, đổi mới trong các tổ chức giáo dục đại học.
UKTSI cũng đưa ra lời kêu gọi giúp các trường đại học không bị bất cứ ảnh hưởng nào bởi chính trị, đồng thời tăng ngân sách cho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học lên 4,5% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2030.
Sau khi đưa ra đề xuất, UKTSI đã mời các chuyên gia của các trường đại học ở Sudan và các bộ, ngành liên quan nhằm đưa ra quyết định thống nhất trong vấn đề cải cách giáo dục ở nước này.
Vân Huyền
Theo giaoducthoidai
Universityworldnews; Al-fanarmedia
Hơn 3.000 người ứng tuyển làm Thư ký báo chí của Zelensky Hơn 3.000 hồ sơ dự tuyển chức danh Thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine vừa đắc cử Vladimir Zelensky đã được gửi vào địa chỉ email của bộ phận nhân sự trong ban tham mưu của nguyên thủ quốc gia tương lai, - theo tin đưa của hãng "Novosti Ukraine". Hôm 30.4 Zelensky tuyên bố sẽ tuyển người vào chức danh...