Bạo lực sân cỏ: Chẳng phải “bầu” nào cũng giống bầu Đức
Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bạo lực sân cỏ không dứt ở V-League, từ chuyện trọng tài không chắc tay và không đủ bản lĩnh xử lý, chuyện ý thức của các cầu thủ, đến việc nuông chiều cầu thủ có phần quá đà của các ông bầu.
Chủ tịch CLB bóng đá Than Quảng Ninh, ông Phạm Thanh Hùng, hiến kế, rằng với những cầu thủ thi đấu bạo lực, xem thường sức khoẻ và “nồi cơm” của các đồng nghiệp, một trong những phương án hữu hiện là đánh thẳng vào vấn đề kinh tế.
Tức là bản thân từng CLB có quy định phạt tiền đối với những người hành xử bạo lực trên sân bóng, với thông điệp là nói không với bạo lực.
Ông Hùng nói: “Khi xảy ra sự cố, có CLB làm mạnh tay như trừ lương, cắt thưởng, đình chỉ thi đấu, nhưng cũng có CLB làm xuê xoa, thậm chí nộp phạt thay cho cầu thủ, đó là điều không nên”.
Hình ảnh xấu xí trong trận đấu bị lên án về bạo lực giữa Hải Phòng và SHB Đà Nẵng
Cần hiểu rằng đá bóng quyết liệt khác và đá để triệt hạ đối thủ lại khác, vào bóng quyết liệt khác hẳn với “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” trên sân. Hành xử bạo lực không chỉ làm xấu đi hình ảnh của các cầu thủ, mà còn làm xấu đi hình ảnh của các CLB chủ quản. Mà đã là làm xấu hình ảnh của đội bóng chủ quản thì cần đưa vào quy định xử phạt. Tiếc rằng thực tế là vẫn có đội bóng dung túng cho bạo lực.
Cựu HLV Đoàn Minh Xương hiến kế: “Cầu thủ chuyên nghiệp hưởng lương, thưởng rất cao. Vậy tại sao CLB lại làm thay việc đóng phạt cho cầu thủ? Đó cũng là cách dung dưỡng thói xấu có điều kiện phát triển, trong khi lẽ ra sai phạm của cầu thủ phải bị CLB chế tài thật nghiêm”.
“Nếu ông bầu nào ở V-League cũng nghiêm khắc với sai phạm của cầu thủ, nói không với bạo lực như bầu Đức qua việc phạt nặng cầu thủ Tăng Tiến, tôi tin rằng lối chơi bạo lực khó xuất hiện” – vẫn là lời cựu HLV Đoàn Minh Xương.
Video đang HOT
Bầu Đức là một trong những ông bầu kiên quyết nói không với bạo lực sân cỏ
Quay trở lại với trường hợp của cầu thủ Tăng Tiến và bầu Đức, năm ngoái, khi Tăng Tiến đạp thô bạo Duy Mạnh (CLB Hà Nội) ở lượt đi V-League, chưa cần Ban kỷ luật VFF vào cuộc, bầu Đức quyết định không cho Tăng Tiến thi đấu đến hết lượt đi V-League 2018, trong màu áo CLB HA Gia Lai của ông Đức.
Lý luận của bầu Đức khi đó là hành động của Tăng Tiến làm ảnh hưởng đến hình ảnh của CLB HA Gia Lai, ảnh hưởng đến tình cảm mà người hâm mộ cả nước dành cho đội bóng phố núi. Cho dù CLB Hà Nội có là đối thủ cạnh tranh quyết liệt với HA Gia Lai ở V-League và cúp quốc gia năm ngoái đi chăng nữa, thì giữa đối thủ vẫn cần có sự tôn trọng lẫn nhau.
Hành động và lập trường của bầu Đức biến HA Gia Lai trở thành một trong những đội bóng đẹp nhất, ít tai tiếng nhất bóng đá nội.
Trái lại, nhiều ông bầu khác, hay nhiều người giữ vai trò quản lý ở các đội bóng trong nước lại không có được lập trường như thế. Một số người cứ ở trong cái vòng lẩn quẩn, không dám xử phạt khi cầu thủ vi phạm, có hành vi xấu, vì sợ thiếu quân để đá.
Tâm lý đấy của một số ông bầu, hay một số vị làm công tác quản lý ở các đội bóng nội tạo điều kiện cho bạo lực được dung dưỡng, tạo điều kiện cho một bộ phận cầu thủ tự tung tự tác!
Theo Dân Trí
HLV Graechen - Từ 'khắc tinh' Thái Lan đến 'người hùng thầm lặng'
HLV Guillaume Graechen đã có rất nhiều đóng góp cho bóng đá Việt Nam trong hành trình đào tạo trẻ, với điểm nhấn là lứa Công Phượng.
12 năm miệt mài mài "ngọc thô"
Ít ai ngờ rằng, HLV Graechen đã có đến 12 năm ở phố Núi để miệt mài làm công tác đào tạo trẻ ở phố Núi. HLV Graechen cũng là nhà cầm quân ở cấp độ các ĐTQG của Việt Nam, khi từng làm thầy lứa Công Phượng ở U19 Việt Nam, mới nhất là vô địch U19 quốc tế 2019.
Nhà cầm quân người Pháp được gọi với tên thân mật là thầy Giôm. Câu chuyện về thầy Giôm xứng đáng để nhắc đến như người hùng thầm lặng tạo nên thành công cho bóng đá Việt Nam.
Năm 2007, HLV Graechen rời nước Pháp đến Việt Nam để làm ở Học viện Bóng đá HAGL -Arsenal - JMG theo tiếng gọi của bầu Đức. Ngày đó, HLV Graechen là chàng trai độc thân ở tuổi 30. Thế nhưng, tiếng gọi của đam mê cùng công việc đã đưa thầy Giôm đến Việt Nam.
HLV Graechen xứng đáng là người hùng thầm lặng của bóng đá Việt Nam.
Ròng rã 12 năm trong công tác đào tạo trẻ ở HAGL, HLV Graechen bây giờ xem Việt Nam trở thành quê hương thứ 2 khi có người vợ quê Bình Định cùng những đứa con kháu khỉnh. HLV Graechen nói tiếng Việt rất tốt và thích các món ăn ở Việt Nam. Thầy Giôm cũng dành sự quý trọng rất lớn cho bầu Đức khi luôn tạo điều kiện tốt nhất để làm việc.
Thời gian cống hiến cho HAGL nói riêng và bóng đá Việt Nam nói chung chính là điều vô cùng đáng quý của HLV Graechen. Ông chính là người nước ngoài có nhiều đóng góp cho bóng đá Việt Nam nếu xét ở góc độ hành trình cống hiến từ gốc rễ.
Lứa Công Phượng chính tay HLV Graechen tạo nên với nhiều năm mài giũa, sau đó dẫn dắt thi đấu ở cấp độ U19. Những cái tên như Phan Văn Đức, Đức Huy, Bùi Tiến Dũng, Hoàng Văn Khánh... cũng được thầy Giôm gọi lên U19 Việt Nam. Đó là tiền đề để bóng đá Việt Nam có một thế hệ cầu thủ tài năng tạo nên sự thành công vang dội dưới thời HLV Park Hang Seo.
Vậy nên, sau một hành trình đổi đời của bóng đá Việt Nam thì dấu ấn thầy Giôm rất lớn. Sự hào quang của ông Park làm lu mờ nhiều giá trị nhưng nhìn lại một quá trình thì HLV Graechen xứng đáng được ghi nhận như người hùng thầm lặng, nhất là 12 năm miệt mài cống hiến trong công tác đào tạo trẻ cho bóng đá Việt Nam.
Những điều đặc biệt của thầy Giôm
Với chiến thắng trước U19 Thái Lan ở U19 quốc tế, HLV Graechen đã giúp U19 Việt Nam vô địch. Đáng nói, thầy Giôm đang trở thành khắc tinh của bóng đá Thái Lan.
Trước chức vô địch U19 quốc tế, thầy Giôm cùng U19 HAGL hạ U21 Thái Lan đến 3-0, với cú đúp của Công Phượng và Văn Sơn.
Lối chơi kỹ thuật, tấn công hào sảng và ban bật của HLV Graechen trở thành nỗi ám ảnh với Thái Lan, dù người Thái thích chơi tấn công và áp đặt thế trận với đối thủ.
Trong phương huấn luyện, HLV Graechen dường như chỉ có 1 cách đá là tấn công, có thể thất bại trước các đội bóng chơi thực dụng và bắt bài. Thế nhưng, điều này tạo ra tiền đề quan trọng cho bóng đá Việt Nam để có những cầu thủ chơi tấn công sắc bén, tốc độ và phối hợp nhịp nhàng.
Lối chơi của HLV Graechen cũng giống sự lãng mạn khi nhắc đến một người Pháp. Triết lý tấn công xuyên suốt, không hề có khái niệm đá phòng ngự, hay chơi xấu xí để thắng. Đây là bản sắc giúp cho HAGL được hàng triệu khán giả yêu mến.
HLV Graechen có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển của các cầu thủ trẻ.
Nhìn xa hơn, ông thầy người Pháp đóng góp lớn cho sự phát triển của bóng đá trẻ Việt Nam. HLV Graechen còn tạo ra được sự lãng mạn cho lứa Công Phượng, sau đó nhân rộng ra với bóng đá Việt Nam. Tư tưởng đá xấu, đá láo cũng giảm dần ở sân chơi V.League. Vẻ đẹp của bóng đá bắt đầu được chú trọng để chinh phục tình yêu của người hâm mộ.
Với tình yêu dành cho bóng đá Việt Nam, HLV Graechen hứa hẹn tạo ra những cầu thủ giỏi tiếp nối lứa Công Phượng. Và không có gì quá lời khi gọi thầy Giôm là người hùng thầm lặng ở phố Núi của bóng đá Việt Nam trong 12 năm qua.
Thật vui khi bóng đá Việt Nam có những sự đóng góp của HLV Park Hang Seo, HLV Graechen, những chiến lược gia nước ngoài đã và đang tạo nên dấu ấn rất đậm nét thay đổi bóng đá nước nhà.
Theo saostar
Bầu Đức: 'Tôi và HAGL chưa bao giờ nói Xuân Trường phải đá chính' Bầu Đức khẳng định thông tin về điều kiện Lương Xuân Trường đá 70-80% thời gian ở Buriram United là bịa đặt. Có thông tin là CLB HAGL đặt điều kiện với Buiram United phải cho Xuân Trường đá 70-80% số trận ở mùa bóng 2019? Trước câu hỏi của Saostar, bầu Đức khẳng định: "Tôi chưa bao giờ nói như thế. CLB...