Bạo lực ở Syria ‘chào đón’ quan sát viên LHQ
Từ 30/4, 30 quan sát viên đầu tiên của Liên Hợp Quốc chính thức bắt tay thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm tại Syria.
Kế hoạch do đặc phái viên Kofi Annan khởi xướng.
Dự kiến, sau một tháng, phái bộ quan sát viên quốc tế tại Syria sẽ lên đến 100 người và dần nâng lên thành 300, với sứ mệnh giám sát sự tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn giữa các bên trong 90 ngày.
Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu làm việc, phái bộ Liên Hợp Quốc đã choáng ngợp trước một loạt thông tin về tình hình chiến sự trên khắp lãnh thổ Syria.
Theo thông tin từ Hội đồng quan sát viên về nhân quyền của Syria, ngày 30/4, ít nhất 20 người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom ở thành phố Idlib, Tây Bắc Syria. Hầu hết nạn nhân là nhân viên lực lượng an ninh địa phương.
Cũng trong đêm 30/4, tại trung tâm Thủ đô Damascus, phe đối lập đã dùng súng phóng lựu bắn vào tòa nhà Ngân hàng Trung ương Syria.
Cùng lúc, một nhóm có vũ trang khác đã tấn công đội cảnh sát tuần tra ở một khu vực của Thủ đô, gây sát thương 4 cảnh sát.
Ngày 30/4, Ủy ban Điều phối địa phương của Syria cũng ghi nhận hàng chục cuộc tấn công của lực lượng đối lập vào đồn cảnh sát, doanh trại quân đội của chính phủ đồn trú tại địa phương, tuy nhiên số người thương vong không được cập nhật.
Xe tăng của quân đội chính phủ vẫn hiện diện tại nhiều tuyến đường Thủ đô Damascus.
Đối lập Syria là thủ phạm kích động
Các vụ tấn công khủng bố ở Syria diễn ra đúng thời điểm khởi đầu công việc của đoàn quan sát viên quốc tế.
Video đang HOT
Thiếu tướng Robert Mud, Trưởng nhóm giám sát Liên Hợp Quốc vừa đặt chân tới Damascus, lập tức bày tỏ quan ngại, cho rằng: 1.000 quan sát viên cũng sẽ không thể giúp thực hiện lệnh ngừng bắn ở nước này, nếu người Syria không tự giúp mình.
Người đứng đầu sứ mệnh của Liên Hợp Quốc tại Syria cũng kêu gọi tất cả các bên chấm dứt hàng động vũ trang, tăng cường sự hợp tác giữa các bên xung đột, mở đường cho một giải pháp chính trị theo kế hoạch hòa bình 6 điểm của đại diện đặc biệt Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab , ông Kofi Annan.
Mối quan ngại của vị Tướng 54 tuổi người Na Uy, người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động gìn giữ hòa bình tại Trung Đông, là có cơ sở. Theo giới phân tích chính trị, tình hình bạo lực leo thang tại Syria hơn 1 năm, bên cạnh nguyên nhân từ sự mạnh tay của Tổng thống Bashar al-Assad, còn có “đóng góp” rất lớn của Mỹ và phương Tây, hậu thuẫn cái gọi là nhóm “Những người bạn của Syria”, nơi tập hợp những nước vốn ủng hộ phe đối lập, chống lại chế độ hiện thời tại Damascus.
Chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad chưa có dấu hiệu sụp đổ.
Theo kế hoạch của đặc phái viên Kofi Annan, chính phủ cũng như phiến quân cần dừng tất cả các hình thức bạo lực từ ngày 12/4, tuy nhiên từ đó đến nay, bao lưc vân xay ra tai nhiêu khu vưc ơ nươc nay.
Theo Uy ban Điêu phôi đia phương cua Syria, có gần 300 người thiệt mạng kể từ thời điểm lệnh người bắn giữa hai bên được xác lập.
Riêng trong ngay 25/4, được cho là “ngày đen tối” khi co it nhât 100 ngươi thiêt mang ơ Hama, trong đo co 16 tre em. Tai thanh phô Masha Tayar, co it nhât 56 ngươi thiêt mang trong môt vu phao kích. Báo cáo cũng cho biết, lực lượng đối lập là tác giả của hầu hết đợt tấn công đẫm máu trên.
Mới đây nhất, ngày 27/4, một vụ nổ lớn đã làm rung chuyển nhà thờ Hồi giáo ở ngoại ô Damascus. Cuộc tấn công được cho là do một tên khủng bố liều chết thuộc phe đối lập liều chết tiến hành.
Đáp lại, phe đối lập cho biết, có 70 người đã thiệt mạng trong vụ pháo kích thành phố Hama bởi quân đội chính phủ trước đó 1 ngày.
Nga lên án sự kích động bạo lực
Tại một cuộc họp kín với các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào cuối tuần trước, ông Kofi Annan thừa nhận: “Tình hình các bên ở Syria vẫn không thể chấp nhận được”.
Cùng chung quan điểm với ông Kofi Annan, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng: “Thỏa thuận ngừng bắn hiện chưa giải quyết dứt khoát phần nhiều là do các nhóm vũ trang chống đối đang cố gắng tổ chức các hành động khiêu khích, đánh bom, tấn công quân đội chính phủ và các tòa nhà. Họ muốn làm hỏng kế hoạch Annan và cố gắng gây lên sự thịnh nộ của cộng đồng quốc tế. Vì vậy, họ cố gắng kích động can thiệp bên ngoài.”
Trong khi Liên Hợp Quốc kiên trì với kế hoạch hòa bình tại Damascus, thì Mỹ và Pháp bày tỏ nghi ngờ thành công của bản kế hoạch.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Susan Rice, cho biết: “Sự kiên nhẫn của Mỹ đã cạn kiệt. Chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ hoạt động của quan sát viên Liên Hợp Quốc để xem họ có gây được ảnh hưởng mà tất cả chúng ta đều hy vọng hay không. Nếu không làm như vậy trong vòng 90 ngày, chúng tôi lại một lần nữa kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thảo luận để tìm cách gây áp lực.”
Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe chỉ trích Kế hoạch hòa bình của Đặc phái viên Annan được thực hiện chậm trễ và ngỏ ý cộng đồng quốc tế cần tìm một giải pháp khác. Nhà ngoại giao hàng đầu của Pháp không ngần ngại tuyên bố, giải pháp khác đó có thể là biện pháp quân sự.
Ông Juppe tuyên bố, Pháp muốn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét việc ủy thác cho một hành động quân sự tại Syria nếu Kế hoạch hòa bình của đặc phái viên Annan thất bại trong việc ngăn chặn bạo lực.
Ông Juppe cho biết, Pháp đang thảo luận với các cường quốc về khả năng viện dẫn chương 7 Hiến chương Liên Hợp Quốc cho phép dùng biện pháp quân sự. Theo đó, Pháp ấn định ngày 5/5 là “hạn chót” để Damascus tuân thủ Kế hoạch của Đặc phái viên Kofi Annan.
Mỹ luôn thất bại trong việc vận động Liên Hợp Quốc áp lệnh trừng phạt cứng rắn đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
Tuy Mỹ và phương Tây đe dọa biện pháp quân sự và những báo cáo bất lợi cho chính quyền Syria từ phía Đặc phái viên Kofi Annan, song triển vọng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủng hộ hành động quân sự tại Syria là khá xa vời vì 2 ủy viên thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an là Nga, Trung Quốc luôn phản đối đề xuất này.
Cuộc khủng hoảng tai Syria bắt đầu từ tháng 3/2011. Theo ươc tinh cua Liên Hơp Quôc, it nhât 9.000 ngươi đa thiêt mang trong cac vu bao lưc. Tuy nhiên, theo thông kê cua cac tô chưc khac thi sô ngươi thiêt mang tai nươc nay phai lên tơi hơn 11.000 ngươi.
Theo Báo Đất Việt
Quan sát viên 'cần nhanh chóng đến Syria'
Đặc phái viên Kofi Annan mới đây đã kêu gọi Liên Hợp Quốc nhanh chóng triển khai 300 quan sát viên ở Syria, với sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an và Liên đoàn Arab.
Ông Kofi Annan được cử làm Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Syria từ giữa tháng 4/2012. Ảnh: AFP
Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan cho biết, Tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn chưa hiện thực hóa lời hứa chấm dứt bạo lực, đồng thời cho biết tình hình tại quốc gia này đang rất "ảm đạm" và "không thể chấp nhận được".
Vị đặc phái viên cho hay, lực lượng chính phủ Syria đã tiến quân vào thành phố Hama và khiến một lượng "đáng kể" dân thường thiệt mạng.
"Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được và đáng bị khiển trách", ông nói.
Tuy nhiên, đáp lại lời kêu gọi này của ông Annan, người đứng đầu lực lượng giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc Herve Ladsous nói họ sẽ phải mất một tháng để gửi nhóm 100 người đầu tiên trong số 300 quan sát viên dự tính sẽ được triển khai ở Syria.
Liên đoàn Nhân quyền Syria cho biết, 9 nhà hoạt động quốc tế hôm thứ hai đã được lực lượng chính phủ ở Hama "miễn xét xử". Động thái này diễn ra một ngày sau cuộc gặp của đại diện chính quyền Assad với các quan sát viên Liên Hợp Quốc ở cùng thành phố.
Theo AFP, dự tính sẽ có 11 quan sát viên Liên Hợp Quốc và 30 đại diện của Phái đoàn Giám sát Liên Hợp Quốc ở Syria (UNSMIS) tới Syria cuối tuần này.
"Các thành viên của Hội đồng Bảo an nhấn mạnh sự cấp thiết của việc triển khai các quan sát viên ở Syria", đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice phát biểu trước báo giới.
Mặc dù vậy, phía Damascus từ chối sự có mặt của các quan sát viên từ tổ chức Những người bạn của Syria, một liên minh của phương Tây và một số quốc gia Arab, vốn đang ủng hộ các đối thủ của Tổng thống Assad.
Chính phủ Syria hôm thứ 7 thông báo quân đội và vũ khí hạng nặng đã được chuyển khỏi một số thành phố trong khuôn khổ các thỏa thuận của nước này với ông Annan.
Tuy nhiên phát ngôn viên của Đặc phái viên Annan, Ahmad Fawzi, lại cho biết các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy chính phủ vẫn chưa thực hiện lời hứa này.
Cựu Tổng thư ký Kofi Annan được cử làm Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Syria từ tháng 4, với nhiệm vụ chấm dứt tình hình chiến sự tại nước này. Tuy nhiên, cuộc nội chiến tại đất nước này vẫn đang tiếp tục và đã kéo dài tới hơn 13 tháng. Liên Hợp Quốc ước tính đã có khoảng 9.000 người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh đẫm máu trên khắp Syria.
Theo VNExpress
Syria đòi những nhóm nổi dậy phải hạ vũ khí trước Trong một bức thư mà AP có được, Syria nói với Phái viên LHQ-Liên đoàn Arập Kofi Annan rằng Damascus "mong muốn chấm dứt bạo lực," song yêu cầu các nhóm đối lập có vũ trang hạ vũ khí trước. Một vụ đánh bom ở SyriaSự phản hồi trên của Syria khá xa với đòi hỏi của Mỹ và châu Âu rằng các...