Bạo lực ngôn ngữ giết chết một chậu cây, thí nghiệm nhỏ khiến phụ huynh giật mình vì nhiều lần buông lời xúc phạm con trẻ
Một thí nghiệm kỳ lạ đã được thực hiện nhằm chứng minh sức mạnh của bạo lực ngôn ngữ, kết quả thu được sau đó khiến các bậc phụ huynh đều phải giật mình.
Chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi. Ngôn ngữ chắc chắn là một phần quan trọng không thể thiếu trong đời sống con người nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp, trao đổi thông tin và truyền đạt kiến thức. Dù là thứ vô hình, không thể cầm nắm hay nhìn thấy, nhưng ngôn ngữ lại tiềm ẩn một sức mạnh khủng khiếp vượt xa mọi nguồn năng lượng, thậm chí có thể giết chết một con người.
Thí nghiệm kì lạ: Sức mạnh ngôn ngữ nguy như hiểm thế nào?
Để khám phá sức mạnh của ngôn ngữ, hãng nội thất danh tiếng của Thụy Điển – IKEA đã tiến hành một thí nghiệm tại một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Tại khuôn viên nhà trường, người ta mang đến hai chậu cây xanh được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời.
Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây (chậu cây bị bắt nạt), trong khi đó lại dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại (chậu cây được ca ngợi), thời gian thực hiện thí nghiệm này trong vòng 30 ngày.
Hai chậu cây xanh được đặt trong lồng kính, được chăm sóc trong điều kiện hoàn toàn giống nhau, chỉ khác ở điểm một cây được nghe những lời ngợi ca, một cây bị nghe những lời chê bai, mắng chửi. (Nguồn: IKEA UAE)
Cây bị bắt nạt liên tiếp nhận về vô số lời chê bai như: “Bạn là đồ bỏ đi, bạn là đồ vô dụng.”, “Trông bạn chẳng xanh tươi chút nào.”, “ Bạn trông giống như sắp héo đến nơi rồi.”, “ Bạn không được ai yêu thích, chẳng có công dụng gì!”
Trong khi đó, cây được ca ngợi hằng ngày đều nghe những lời khen tích cực: “ Tôi rất vui khi nhìn thấy bạn.”, “ Bạn thật sự rất đẹp!”, “ Thế giới này thay đổi vì bạn.”, “Tôi yêu bạn vô cùng.”
Thí nghiệm chứng minh rằng: Bạo lực ngôn ngữ có thể giết chết một cây xanh (Nguồn: IKEA UAE)
Kết quả
Chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.
Sau 30 ngày thực hiện thí nghiệm, kết quả thu được đã lập tức gây chấn động thế giới. Cùng một điều kiện chăm sóc như nhau, nhưng cây bị bắt nạt, phải nghe những lời chê bai, mắng mỏ hay nói cách khác là chịu sự xúc phạm bằng bạo lực lời nói trở nên héo úa, trong khi đó cây được ca ngợi, nhận về rất nhiều lời khen lại phát triển xanh tươi.
Điều đó chứng tỏ: ngôn ngữ mang trong mình một sức mạnh khủng khiếp!
Đặt trường hợp nếu thí nghiệm diễn ra lâu hơn 30 ngày, rất có thể cây bị bắt nạt sẽ ngày càng thiếu sức sống và có thể sẽ chết vì những lời chê bai mỗi ngày. Trao đổi với những học sinh tham gia thí nghiệm, chính các bạn cũng thừa nhận rằng nếu thực vật có thể bị ảnh hưởng, thì con người chắc chắn cũng sẽ tương tự và thậm chí tác động còn có thể lớn hơn!
Bạo lực ngôn ngữ – kẻ sát thủ vô hình gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF, 50% trẻ em và thanh thiếu niên từ độ tuổi 13-15 trên toàn thế giới đã từng bị ảnh hưởng bởi bạo lực ngôn ngữ ở trường học. Trung bình cứ 3 người, sẽ có hơn 1 người từng bị bắt nạt. Tuy nhiên, bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ diễn ra trong phạm vi trường học, nó có thể xảy ra mọi nơi ở xung quanh chúng ta, thậm chí là đến từ những người thân yêu nhất.
“Đồ vô dụng, đồ vô tích sự.”, “Con tôi không có cái thứ ngu dốt như thế này.”, “ Sao lại có cái loại chỉ có ăn với học mà cũng làm không xong.”,… Những câu nói tưởng chừng như “lời nói gió bay” lại ẩn chưa một sức mạnh kinh hoàng có thể dẫn đến những hậu quả cực kì khó lường. Theo một cuộc khảo sát, hơn 60% phạm tội vị thành niên đã bị bạo lực ngôn ngữ từ cha mẹ của họ.
Bạo lực ngôn ngữ là thứ vũ khí vô hình gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm (Nguồn ảnh: Internet)
Kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Martin Teicher thuộc Đại học Y khoa Harvard cho thấy bạo lực ngôn ngữ lại có tác động trực tiếp đến đến các vùng não của con người, bao gồm khu thể chai (Corpus callosum), khu Hồi hải mã (Hippocampus – một bộ phận của não trước, nằm bên trong thùy thái dương) và thùy trước, đây là 3 bộ phận chi phối về nhận thức, quản lý cảm xúc, suy nghĩ và ra quyết định.
Một đứa trẻ nếu thường xuyên phải nghe những lời mắng mỏ, chê bai, thậm chí mang đầy tính bạo lực và xúc phạm trong đó, chắc chắn sẽ không thể phát triển một cách bình thường. Thay vào đó, những tính cách tiêu cực như hèn nhát, kém cỏi, dễ nóng giận, ác cảm với tất cả mọi thứ xung quanh sẽ dần hình thành khiến các bậc cha mẹ càng ngày càng thất vọng, càng chửi mắng, doạ nạt nhiều hơn tạo nên một vòng luẩn quẩn bao quanh cuộc sống.
Đáng sợ hơn, khi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực bị vượt ngưỡng chịu đựng, hậu quả của nó là điều không ai có thể kiểm soát được, nó có thể là một vụ tự tử đầy đau thương hay một vụ giết người, xả súng hàng loạt vì muốn trút bỏ sự tổn thương và tủi nhục một cách cực đoan khi không thể kiểm soát nổi nhận thức và hành động.
Đã đến lúc thay đổi, cha mẹ cần học cách nói lời yêu thương
Có thể khẳng định rằng ngôn ngữ có một sức rung động mạnh mẽ mà không thứ gì có thể so sánh được. Một lời chê bai, măng mỏ sẽ ngay lập tức sinh ra cảm xúc tiêu cực theo cả cho cả 2 bên người nói và người nghe. Ngược lại, khi những lời động viên và khen ngợi được nói ra, bầu không khí tự nhiên trở nên vui vẻ và đầy tích cực.
Hãy dành cho con cái những lời động viên, khen ngợi thay vì mắng mỏ, chê bai, điều này có thể thay đổi cả thế giới (Nguồn ảnh: Internet)
Điều đó cho thấy ngôn ngữ dù vô hình nhưng nó đang sống, đang tồn tại, vừa có khả năng xây dựng, vừa có khả năng huỷ diệt. Trước khi buông ra những lời tiêu cực với con cái, gia đình, với người vợ, người chồng, chúng ta hãy tự hỏi bản thân mình xem: “Mình có muốn nghe những lời mắng mỏ, xúc phạm hay không?”, nếu không muốn vậy tại sao lại đem nó trút lên những người yêu thương, những thành viên trong gia đình của mình của mình?
Thay vì trở thành nô lệ của ngôn ngữ, các bậc cha mẹ hãy cố gắng làm chủ nó, thay đổi suy nghĩ và cuộc sống ngay hôm nay, bắt đầu từ ngôn ngữ. Thay vì chê con mình kém cỏi, hãy bên cạnh và động viên con nhiều hơn, nhẹ nhàng chỉ ra những khuyết điểm cần khắc phục. Đừng so sánh con cái mình với bất kì một ai, thay vào đó hãy giúp con trở thành phiên bản tốt hơn của chính bản thân chúng.
Nên nhớ rằng, một điều phi thường luôn xuất phát từ những gì nhỏ bé nhất. Một đứa trẻ thiện lương sẽ khởi nguồn bằng lời động viên tích cực, một học sinh chăm chỉ sẽ tiến bước bằng lời khen dành cho sự cố gắng.
Mẹ càng lười 3 việc này, con càng giỏi giang, thành công hơn
Cha mẹ "lười" lại giúp con thành công? Nghe qua tưởng vô lý nhưng lại có có cơ sở thực tế cả.
Cha mẹ là những người luôn yêu thương và mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con cái. Trong mắt cha mẹ, con dù có dần lớn khôn nhưng vẫn là đứa bé cần nâng niu, bảo bọc.
Dẫu vậy, việc quá nuông chiều, che chở con lại không hề mang lại tác dụng tích cực đến sự phát triển của trẻ. Ngược lại, nếu cha mẹ lười biếng trong một số khía cạnh, đứa trẻ thậm chí sẽ giỏi giang và thành công hơn đấy!
1. Lười nói nhiều
Cha mẹ nên nhớ, cau có, cằn nhằn nhiều với con không thể giải quyết vấn đề. (Ảnh minh họa)
Đặc điểm chung của những bà mẹ là nói nhiều và hay cằn nhằn. Hễ con mắc lỗi sai hoặc làm bài tập bị điểm kém, trẻ có thể bị mẹ mắng rất lâu.
Vẫn biết hành động mắng con ấy xuất phát từ tình yêu thương và sự quan tâm, lo lắng. Nhưng bị cha mẹ mắng mỏ, càu nhàu quá nhiều chỉ khiến tâm lý trẻ nảy sinh sự phản nghịch, chống đối mà thôi.
Hành trình làm cha mẹ không chỉ là nuôi dạy con mà chính bản thân bạn cũng rút ra được những bài học để ngày càng hoàn thiện bản thân. Hãy học cách kiềm chế cảm xúc, đừng ca thán quá nhiều về con nhé.
Cha mẹ nên nhớ, cau có, cằn nhằn nhiều với con không thể giải quyết vấn đề. Hãy lười nói hơn, càu nhàu với con bớt đi, hiệu quả mang lại chắc chắn tốt hơn đấy.
2. Lười làm việc nhà
Nhiều bà mẹ thường nói với con mình thế này: "Con chỉ cần học cho giỏi, còn lại không cần quan tâm đến vấn đề gì khác". Và thế là đứa trẻ chẳng biết làm gì ngoài việc học. Bởi từ bữa cơm cho đến giặt quần áo, gấp chăn màn, rửa bát... đã có mẹ làm cho hết.
Cha mẹ chớ nên chăm chỉ một cách "mù quáng" như vậy. Hãy lười làm việc nhà hơn, để dành phần hướng dẫn con cùng làm với mình.
Để trẻ tham gia làm việc nhà tạo điều kiện cho bé có cơ hội san sẻ công việc với cha mẹ. Từ đó con hiểu được nỗi vất vả của người lớn, để biết cảm thông, biết ơn cha mẹ hơn.
Ngoài ra, ai rồi cũng phải lớn lên và sống tự lập, những kỹ năng cơ bản nhất trong cuộc sống sẽ giúp trẻ thuận lợi hơn trong cuộc sống sau này.
3. Lười suy nghĩ
Bạn chỉ nên đưa ra vài gợi ý hoặc hướng dẫn con cách tìm ra lời giải. (Ảnh minh họa)
Khi trẻ bước vào độ tuổi đi học, sẽ có rất nhiều vấn đề con không hiểu muốn hỏi cha mẹ. Những lúc ấy, cha mẹ đừng vội vàng vắt óc suy nghĩ tìm cách giải đáp câu hỏi của con.
Bạn cứ lười suy nghĩ nhé, chỉ nên đưa ra vài gợi ý hoặc hướng dẫn con cách tìm ra lời giải. Còn lại để con tự mình tìm ra câu trả lời đúng.
Sự lười suy nghĩ ấy của bạn giúp trẻ rèn luyện cách suy nghĩ độc lập, tư duy logic. Sau này gặp các vấn đề khó khăn hơn, con có thể tự mình giải quyết thay vì trông chờ, ỷ lại vào cha mẹ.
Bệnh nhân ngoại quốc và những thử thách đặc biệt với lực lượng tuyến đầu Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 người nước ngoài gây ra không ít khó khăn cho các y, bác sĩ vì sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ. Vậy họ đã vượt qua rào cản này như thế nào? Bệnh nhân ngoại quốc và những thử thách đặc biệt với lực lượng tuyến đầu Bệnh viện Nhiệt đới...