Bạo lực mạng ở Hàn Quốc: Sát thủ ẩn danh đứng sau bàn phím, có khả năng kiểm soát sự sống và cái chết của một người
Khái niệm “ bạo lực mạng” có thể còn xa lạ đối với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng đối với Hàn Quốc thì mọi người đều đang phải đối diện với hậu quả khôn lường.
Tháng 6/2019, tại Hàn Quốc xuất hiện một chương trình truyền hình mang tên Night of Hate Comments. Đây là một chương trình mời những người nghệ sĩ nổi tiếng đến để thảo luận về phản ứng của họ trước bình luận tiêu cực mà họ phải đối diện trên mạng xã hội. Chủ trì của chương trình gồm 4 nghệ sĩ nổi tiếng đến từ nhiều lĩnh vực MC, diễn viên và thần tượng gồm có: Shin Dong Yup, Kim Sook, Kim Jong Min và Sulli.
Theo lịch trình, chương trình được phát sóng vào mỗi tối thứ 6 trên đài JTBC. Tuy nhiên, vào giữa tháng 10 vừa qua, Night of Hate Comments chính thức ngừng phát sóng vì sự ra đi đột ngột của Sulli, một trong những chủ trì của chương trình.
Tin tức nghệ sĩ Sulli được cảnh sát phát hiện tự vẫn tại nhà riêng vào ngày 14/10 đã gây chấn động làng giải trí Hàn Quốc nói chung và quốc tế nói riêng. Trong ấn tượng của mọi người, Sulli luôn là cái tên thu hút nhiều sự chú ý của dư luận, những tranh cãi về cô chưa bao giờ ngừng lại.
Sulli là một trong bốn người nổi tiếng chủ trì chương trình.
“Đại diện của Sulli là Instagram hay sao?”, “Mặt cô ấy trông như con cá thế”, “Trông cô ấy kìa, như một kẻ nghiện thuốc”,… Sulli – người chủ trì đã đọc những lời bình luận này trong chương trình và cười lớn. Đối diện với những bình luận này, Sulli đã tự trách mình sống khép kín. Nhiều người không hề biết rằng, cô gái đang ở trên TV ấy, đang mỉm cười nhìn mọi người và dũng cảm đọc những lời tiêu cực nói về mình, hiện đang ở vách đá chông chênh, có thể ngã xuống bất cứ lúc nào. Và cuối cùng cô ấy cũng đã không thể trụ vững.
Sulli tự vẫn tại nhà riêng.
Không chỉ Sulli, mà cho dù là bất cứ ai cũng không thể chịu đựng được những bình luận tiêu cực trong suốt ngần ấy thời gian. Người Hàn Quốc có một câu nói vui: “Một cục đá nhỏ có thể giết chết chú ếch”. Quả thật không sai, mọi người luôn khó mà nhận ra được những thứ độc hại bé nhỏ có thể tích tụ thành vũ khí giết người lúc nào không biết.
“Mọi người mong chúng tôi chết thật sao?”
Trong ngành công nghiệp giải trí khắc nghiệt ở Hàn Quốc, Sulli không phải là người đầu tiên bị ảnh hưởng bởi bạo lực mạng.
Vào tháng 8/2008, nam diễn viên nổi tiếng Ahn Jae Hwan bị nghi ngờ rằng không thể đối mặt với khoản nợ khổng lồ nên đã tự vẫn bằng cách đốt than tổ ong trong xe. Ngay sau đó, dư luận bắt đầu xôn xao tin đồn nữ diễn viên nổi tiếng một thời Choi Jin Sil đã cho Ahn Jae Hwan vay với lãi suất cắt cổ, ép anh vào đường cùng dẫn đến việc quyên sinh.
Choi Jin Sil trong đám tang của Ahn Jae Hwan.
Sau cùng, tất cả đó chỉ là tin đồn của mọi người, những người nghe ngóng từ người này sang người khác, từ cộng đồng nhỏ đến cộng đồng lớn, và không một tin tức đáng tin cậy nào xác nhận thông tin đó là chính xác.
Qua một đêm, Choi Jin Sil bất ngờ trở thành kẻ giết người đáng khinh bỉ, một người bạn tồi tệ khi ép bạn mình vào đường cùng. Trước đây, Choi Jin Sil từng chịu đựng những bình luận vô cùng tiêu cực vì bị chồng bạo hành, cuối cùng dẫn đến ly hôn. Sóng gió liên tiếp ập đến, một lần nữa Choi Jin Sil lại trở thành kẻ tội đồ trong mắt mọi người và khiến cả thế giới cô lập đến mức cô phải gào lên: “Tôi không phải kẻ cho vay nặng lãi, tôi chỉ là một bà mẹ bình thường”.
Video đang HOT
Choi JinSil tự vẫn tại nhà vào ngày 2/10/2008.
Hai tháng sau, cảnh sát tìm thấy thi thể của Choi Jin Sil tại nhà riêng. Vì không thể chịu nổi búa rìu của dư luận nên Choi Jin Sil quyết định rửa oan bằng cách treo cổ tự vẫn trong phòng tắm. Di thư cuối cùng của Choi Jin Sil để lại có nói rõ: “Bất luận là cho vay nặng lãi hay điều gì khác đều không liên quan đến tôi. Tại sao lại đối xử với tôi như thế”.
Sau cái chết của Choi Jin Sil, những bình luận ác ý trên mạng xã hội không những không ngừng lại mà ngày càng trở nên khốc liệt hơn.
Không chỉ những người nổi tiếng bị bạo lực mạng, đến người thường cũng phải hứng chịu tất cả
Hình ảnh cô Lee và người nổi tiếng.
Một nữ sinh họ Lee, 16 tuổi đã thành công trong việc giảm cân từ 87kg xuống còn 47kg trong vòng 3 tháng. Cô đã được tham gia một chương trình tạp kỹ của Hàn Quốc và được chụp ảnh với người nổi tiếng. Trên thực tế, bức ảnh không hề gây hại cho bất cứ ai, cũng chẳng có vấn đề gì. Ấy vậy mà sau khi chương trình được phát sóng, cô Lee đã nhận được nhiều bình luận tiêu cực không lý do: “Trông mặt ghét thế không biết”, “Cô ta hút mỡ đúng không”,…
Chưa ngừng ở đó, Lee đã từng nhận được hơn 10 cuộc gọi quấy rối trong một ngày chỉ vì bức ảnh với người nổi tiếng. Đến mức, cô Lee đã lên mạng và cầu cứu: “Tôi đã bị tra tấn bởi những bình luận tiêu cực này”, “Tôi phải làm gì đây”, “Tôi muốn chết thật”,… Cuối cùng, chẳng một ai nghe cô nói và Lee đã quyết định kết liễu đời mình trong chính căn phòng, kết thúc tuổi thanh xuân đang nở hoa. Cô để lại bức di thư cho bố mẹ: “Con xin lỗi vì để lại cho bố mẹ nhiều đau thương”. Ngay khi Lee tự vẫn, nhiều bình luận xấu đã biến mất và thay vào đó là những lời nói như: “Cầu nguyện cho cô ấy”, “Mong cô ấy yên nghỉ”,…
Sự thiện chí của cư dân mạng luôn đến quá muộn.
Bạo lực mạng đã là thực trạng đáng báo động của xã hội Hàn Quốc từ lâu
Khi nào những hành động của nghệ sĩ nổi tiếng còn gây tranh cãi thì nó sẽ trở thành con mồi cho những chỉ trích xấu. Ngay cả khi không có gì mới, cư dân mạng vẫn nói lại những chuyện cũ để khẳng định rằng điều đó xấu như thế nào. Và không phải ai khác, chính là Sulli, người luôn trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận dù mình chẳng làm gì sai.
Cứ sau một thời gian vắng bóng rồi lại xuất hiện, Sulli sẽ nhận được những bình luận như: “Cô ấy đang làm gì vậy?”. Một số còn mỉa mai: “Nếu Sulli mặc áo ngực thì một nửa phóng viên Hàn Quốc sẽ bị thất nghiệp”.
70% nam giới để lại bình luận tiêu cực đối với Sulli.
Trên trang web Naver, những tin về Sulli có 17% bình luận xấu, tỷ lệ giới tính của những người quan tâm đều được hiển thị dưới mục tin tức. Và đa số những bình luận ác ý về Sulli đều từ nam giới, kèm theo những bình luận quấy rối tình dục ngày càng tăng.
Theo một số báo cáo về số liệu truyền thông, đặc biệt vào khoảng năm 2014, số lượng tin nhắn độc hại, ác ý và các vụ bạo lực mạng cũng như lan truyền tin tức giả đã tăng vọt đáng kể. Từ hơn 5000 bình luận trong năm 2012 đã tăng lên 15000 bình luận trong năm 2015, tăng gấp 3 lần.
Một đánh giá khác cho hay, có khoảng 16,2% các em học sinh trung học đưa ra những bình luận ác ý trên mạng, người trưởng thành chiếm khoảng 18.4%. Năm 2008, sau khi Choi Jin Sil tự sát, cảnh sát Hàn Quốc đã tiến hành kiểm soát tập trung đối với việc lan truyền thông tin giả. Tổng cộng có hơn 1200 người bị bắt, gần 70% là nam giới và 60% từ độ tuổi 20 đến 30 tuổi. Sau cùng, chỉ có 11 người thật sự bị giam giữ.
Chính phủ Hàn Quốc từng cố gắng thực thi Đạo luật Mạng thông tin truyền thông với mục đích thúc đẩy hệ thống và bắt cư dân mạng dùng tên thật trên Internet. Tuy nhiên, năm 2012, luật này bị coi là vi phạm quyền tự do ngôn luận theo hiến pháp nên đã bị bãi bỏ.
Gần đây, 70% cư dân mạng Hàn ủng hộ Đạo luật mạng thông tin truyền thông.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 70% cư dân mạng Hàn ủng hộ lại Đạo luật này. Theo luật hiện hành tại Hàn Quốc, tội gây thiệt hại danh tiếng cho người khác thông qua các bình luận ác ý có thể bị phạt từ tới 7 năm và phạt 50 triệu won (hơn 980 triệu đồng).
Tuy nhiên, việc một người đã từng bình luận xấu rồi xóa đi khiến cảnh sát khó thu thập bằng chứng. Nếu như ID được đăng ký ở nước ngoài sẽ khiến việc truy tìm khó khăn hơn. Do đó, không có nhiều trường hợp được thực thi đúng nghĩa, kẻ sát thủ đứng sau bàn phím còn rất nhiều và đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Về bản chất, bạo lực mạng không khác gì một hình thức bạo lực khác. Những anh hùng bàn phím sẽ ẩn danh trên mạng, giống mặc chiếc áo tàng hình rồi tha hồ bình luận xấu, nói về những thứ độc hại, có thể làm chết người để giải phóng cảm xúc độc hại của chính mình.
Bạo lực mạng khủng khiếp và khó đối phó hơn bạo lực thực tế
Những nạn nhân bị bạo lực mạng không chỉ đối mặt với 1 mà là rất nhiều người gây ra thương tích cho mình nhưng không biết đó là ai. Một khi những tin đồn được lan truyền rộng rãi, chúng sẽ bị nhầm lẫn với sự thật. Nạn nhân rất khó được bảo vệ. Phần con lại chính là sự dồn nén bất lực và bị cô lập. “Tôi cảm thấy thế giới này đang ghét tôi”. Chính vì những suy nghĩ này mà nạn nhân từng bước bị đẩy xuống vực thẳm.
Người ẩn danh thường ở trên trang web ẩn danh. Hầu như không ai phải gặp những lời chỉ trích tồi tệ trong thực tế, nhưng trên mạng thì chúng hiện diện ở khắp nơi.
Ai là người viết ra những điều tồi tệ ấy?
Họ có thể ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, mọi ngành nghề, thậm chí bạn không thể vẽ được chân dung của một kẻ giết người nào cả. Họ có thể là những người có lương tâm trong cuộc sống thực tế, nhưng khi bật máy tính, họ liền trở thành kẻ hành quyết lén lút, gây hại cho người khác mà không phải chịu hậu quả.
Sự ra đi của Sulli lần này cũng có phần nào thức tỉnh xã hội bạo lực mạng này. Sau cái chết của nữ thần tượng, nhiều người đã tự phát động chiến dịch nhằm thanh lọc các thuật ngữ tìm kiếm không hay liên quan đến Sulli, mà thay vào đó là những lời nói tốt đẹp.
Hiệp hội quản lý nghệ thuật biểu diễn Hàn Quốc đã đưa ra một tuyên bố rằng, việc xử lý các bình luận tiêu cực không còn nằm trong yêu cầu xin lỗi và phản ánh nữa, mà sẽ áp dụng các biện pháp cứng rắn để những tên sát thủ sau bàn phím bị trừng phạt nghiêm khắc. Ngoài ra, các nhà lập pháp còn kêu gọi ban hành “Đạo luật Sulli” với hy vọng loại bỏ những thông điệp độc hại.
Một số chuyên gia tin rằng, sẽ tốt hơn nếu như hệ thống tên thật trên Internet được tạo ra, để thanh lọc khí độc hại, để lại môi trường và bầu không khí xã hội tốt, đặc biệt là để giáo dục giới trẻ. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ còn là một hành trình dài và đầy khó khăn. Thế giới cần phải thay đổi thì tương lai mới khác.
Sau cùng, sức mạnh của cộng đồng mạng rộng lớn như đại dương và thật dễ dàng để kiểm soát sự sống và cái chết của một người. Hôm nay bạn có thể là một thành viên trong nhóm cộng đồng ấy, nhưng ngày mai, bạn có thể là người bị đẩy ra ngoài vách đá kia, đứng ở bờ vực của sự sống và cái chết như những người đã từng.
(Nguồn: 163)
Theo Helino
Hot girl 2003 ở Đà Lạt thường bị nhầm là con lai
Hot girl Đà Lạt Lê Mai Như Mẫn cho biết cô thường xuyên bị nhầm là con lai nhờ đôi mắt sâu, sống mũi cao và làn da trắng nổi bật.
Lê Mai Như Mẫn (sinh năm 2003) - nữ sinh THPT Bùi Thị Xuân (Đà Lạt, Lâm Đồng) - là cô gái khá nổi tiếng ở thành phố sương mù nhờ ngoại hình nổi bật và cái tên lạ. Như Mẫn sở hữu gương mặt nhỏ nhắn, sống mũi cao, đôi mắt sâu và thường xuyên bị nhầm là con lai.
Chia sẻ với Zing.vn, Như Mẫn cho biết tên của cô do mẹ đặt, có nghĩa là thông minh, minh mẫn. 10X nói thêm cô sống khép kín, khó tiếp xúc với người lạ nên không có nhiều cơ hội được biết đến.
Sở thích lớn nhất của Như Mẫn là chơi đàn và ca hát. 10X có thể chơi guitar, organ, piano. Dự định của cô sau khi tốt nghiệp THPT sẽ tham gia các cuộc thi về âm nhạc. "Mình khá thích những thứ thiên về truyền thống, ví dụ như nấu ăn chẳng hạn", 10X nói.
Trong mắt bạn bè, Như Mẫn có ngoại hình nổi bật. Tuy vậy, chia sẻ với Zing.vn, 10X nói cô cảm thấy chưa hài lòng về bản thân, đặc biệt là thân hình. "Mình còn khá gầy, cao 1,62 m nhưng chỉ nặng 44 kg. Mình đang trong quá trình tập luyện để cơ thể đầy đặn hơn", hot girl Đà Lạt chia sẻ.
Trong bài đăng trên diễn đàn Dậy thì thành công, nhiều người dành lời khen cho ngoại hình của Như Mẫn. Số đông cho rằng cô đã đẹp từ bé, mọi đường nét trên gương mặt càng lớn càng rõ nét hơn.
Một vài dân mạng để lại bình luận đùa vui rằng Như Mẫn là đại diện cho con gái Đà Lạt nhờ làn da trắng, phong cách dịu dàng. "Hầu hết con gái ở thành phố sương mù đều trắng, da ửng hồng, mình cảm thấy khá may mắn khi sinh ra ở đây", 10X nói.
Trên trang cá nhân, Như Mẫn thường xuyên khoe hình ảnh về cuộc sống thường ngày. 10X theo đuổi gu thời trang đơn giản, nữ tính nhưng vẫn nhận được nhiều lời khen của dân mạng.
Theo Zing
Phillip Nguyễn lên tiếng chia sẻ về những áp lực của nghệ sĩ Hàn sau vụ Sulli tự tử vì trầm cảm Sau sự ra đi của nữ ca sĩ Sulli vì bệnh trầm cảm, Phillip Nguyễn cho rằng nghệ sĩ phải chịu quá nhiều áp lực, phải đối mặt với nhiều khó khăn thầm lặng trong một thời gian dài. Cái chết ở tuổi 25 vì trầm cảm của Sulli vẫn chưa khiến công chúng hết bàng hoàng và thương xót. Hàng loạt ngôi...