Bạo lực lan rộng tại nhiều thành phố của Mỹ
Các cuộc biểu tình ở bang California phản đối việc cảnh sát giết hại các nghi can người Mỹ gốc Phi đã biến thành bạo lực khiến nhiều người bị thương. Trong khi đó, tại New York, các cuộc biểu tình bước sang ngày thứ 5 và chưa có dấu hiệu lắng dịu.
Người biểu tình bỏ chạy sau khi bị cảnh sát Berkeley bắn hơi cay.
Đây là lần đầu tiên bạo lực xảy ra ở bang California khi người biểu tình cướp phá các cửa hàng và ném đồ vật làm nhân viên cảnh sát bị thương.
“Cảnh sát khu vực Berkeley đã phải sử dụng hơi cay để đối phó với đám đông khi những người biểu tình đập phá các cửa hiệu, cướp bóc, ném đồ vật vào cảnh sát”, phát ngôn viên cảnh sát Jennifer Coats cho biết.
Biểu tình đã làm một số tòa nhà bị hư hại, trong đó có một ngân hàng và một cửa hàng tạp hóa. Nhiều xe ô tô, kể cả xe cảnh sát, cũng bị phá hỏng.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị bắt và bị thương trong cuộc biểu tình bạo loạn này.
Video đang HOT
Trong khi đó, tại thành phố New York, hàng nghìn người vẫn tiếp tục xuống đường trong đêm thứ 5 liên tiếp để hưởng ứng làn sóng biểu tình trên toàn quốc phản đối các vụ cảnh sát dùng vũ lực dẫn đến cái chết oan uổng của nhiều nghi phạm gốc Phi trong thời gian gần đây.
Các cuộc biểu tình bùng phát mạnh trở lại ở New York sau khi một nhân viên cảnh sát cấp cao tại đây cho biết tiến trình truy tố cảnh sát Daniel Pantaleo, người đã mạnh tay khống chế làm chết người đàn ông da đen Eric Garner hôm 17/7, có thể phải kéo dài 4 tháng.
Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 13 người trong đêm 7/12 khi những người này ném đá và tìm cách tấn công họ.
Một người biểu tình quá khích bị cảnh sát New York bắt giữ.
Tại thành phố Seattle, người biểu tình cũng ném đã và tấn công cảnh sát khi bị ngăn cản tuần hành trên tuyến đường số 99. Ít nhất 7 người đã bị cảnh sát bắt giữ.
Các cuộc biểu tình bùng phát trên toàn nước Mỹ sau khi một nam thanh niên da đen 18 tuổi bị bắn chết ở thịt trấn Ferguson, bang Missouri, ngày 9/8. Biểu tình đang có xu hướng ngày càng lan rộng khi liên tiếp xảy ra thêm các vụ tấn công tương tự ở các bang khác, trong khi các bồi thẩm đoàn lại từ chối truy tố những cảnh sát làm chết người gốc Phi. Điển hình trong số này là việc bồi thẩm đoàn ở hạt St Louis từ chối xét xử viên cảnh sát bắn chết người ở Ferguson và một bồi thẩm đoàn ở New York miễn truy tố cảnh sát Daniel Pantaleo.
Được biết, hàng chục nghìn người Mỹ đang có kế hoạch tiến hành biểu tình ở hàng chục thành phố tại Mỹ, từ New York, Chicago, Philadelphia tới Miami, Minneapolis và Seattle.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Cảnh sát Mỹ lại bắn một người đàn ông da đen
Một cảnh sát Mỹ lại vừa bắn một người da đen không vũ trang, trong bối cảnh những cuộc biểu tình đang lan rộng trên toàn quốc nhằm phản đối các vụ sát hại người Mỹ gốc Phi của cảnh sát.
Nạn nhân bị bắt chết Rumain Brisbon chụp ảnh cùng và 2 con gái mình.
Tối hôm thứ ba, một sĩ quan cảnh sát ở Phoenix đã bắn chết Rumain Brisbon, 34 tuổi. Anh này chết vì hai phát đạn tại một khu chung cư ở bắc Phoenix.
Đến hôm thứ tư, Sở cảnh sát Phoenix nhanh chóng công bố hồ sơ chi tiết của vụ việc. Theo cảnh sát thì nạn nhân đang bán ma túy bên ngoài một cửa hàng tạp hóa và có mang vũ khí: "Cảnh sát đã ra lệnh cho kẻ bị tình nghi nằm sấp xuống đất nhưng anh ta chống lệnh và chửi bới lại các nhân viên đang thi hành công vụ. Lo ngại Brisbon có khẩu súng trong túi nên cảnh sát đã bắn hai phát đạn vào anh ta".
Nhưng các nhân chứng và các nhà hoạt động cộng đồng đã bác bỏ tin tức của cảnh sát, họ cho rằng phía cảnh sát đã làm dụng việc sử dụng vũ lực. Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder phát biểu: "Chúng tôi có lý do hợp lý để tin rằng Sở cảnh sát Cleveland đang thực thi chính sách sử dụng vũ lực quá mức". Ông cũng đổ lỗi này cho việc thiếu tính hệ thống trong đào tạo để giáo dục cho cảnh sát có tinh thần trách nhiệm trong tương tác với cộng đồng.
Vụ cảnh sát nổ súng nổi bật nhất mới đây là vụ bắn chết Michael Brown ở Missouri, Eric Garner ở New York và Tamir Rice ở Ohio.
Theo kết quả điều tra mới nhất của Phong trào Malcolm X Grassroots, đã có 313 người da đen bị giết trong năm 2012 bởi các sĩ quan cảnh sát, nhân viên an ninh tư nhân và nhân viên công vụ. Trong hầu hết các trường hợp, thủ phạm đã không bị truy tố.
Theo NTD
Bức ảnh lay động triệu trái tim trong bạo loạn ở Mỹ Trong ảnh, một cảnh sát ở Portland đã ôm chầm lấy cậu bé da màu. Bức ảnh được coi là một hình ảnh của hy vọng trong bối cảnh nhiều nơi ở nước Mỹ đang đấu tranh chống lại tệ phân biệt chủng tộc. Một cậu bé người Mỹ gốc Phi đứng giơ tấm bảng "Free Hugs" (tạm dịch - Ôm miễn phí)...