Bạo lực làm rung chuyển thủ đô Thái Lan
Cảnh sát Thái Lan phải bắn hơi cay và vòi rồng để trấn áp những người biểu tình cố gắng tiến vào Tòa nhà Chính phủ nhằm lật đổ nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Cảnh sát chống bạo động Thái Lan tập trung ở Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok.
Cảnh sát Thái Lan hôm nay phải sử dụng hơi cay cùng vòi rồng để ngăn người biểu tình cố gắng vượt qua hàng rào và cắt bỏ dây thép gai bảo vệ Tòa nhà Chính phủ, AFP cho biết. Nơi này đang được lực lượng an ninh cùng với binh sĩ không vũ trang bảo vệ nghiêm ngặt.
Nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra không có mặt trong tòa nhà. Chính phủ Thái Lan bác bỏ tin đồn cho rằng bà đã chạy trốn ra nước ngoài. Ngoài ra, hơi cay còn được sử dụng tại các trụ sở cảnh sát ở cách đó vài km.
“Chúng ta đều là anh em, chị em của nhau”, cảnh sát nói lớn qua hệ thống loa. “Mọi người làm ơn đừng cố xông vào tòa nhà”.
Theo hãng tin AP, đã khoảng 1.000 người biểu tình đối mặt với cảnh sát chống bạo động tại Tòa nhà Chính phủ. Những người tổ chức biểu tình phân phối khăn giấy và nước cho những người tham gia, khuyên họ nên làm thế nào nếu bị cảnh sát bắn hơi cay.
Những người biểu tình dội nước giúp một người bị bỏng da do hơi cay cảnh sát.
Video đang HOT
Căng thẳng ở Bangkok bắt đầu tăng cao sau khi bạo lực xuất hiện gần một sân vận động, nơi hàng nghìn người áo đỏ tập trung, vào cuối ngày hôm qua. Nguyên nhân bạo lực chưa được làm rõ nhưng nó xảy ra sau khi một nhóm người biểu tình tấn công áo đỏ đang tới tham gia biểu tình ủng hộ chính phủ ở quận Ramkhamhaeng.
“Một sinh viên và hai người áo đỏ đã thiệt mạng”, Phó cảnh sát trưởng quốc gia Worapong Siewpreecha nói. Họ là những người đầu tiên thiệt mạng trong cuộc biểu tình hòa bình bắt đầu cách đây một tháng này. Ngoài ra còn có hơn 50 người bị thương. Cả hai phía đều cáo buộc lẫn nhau tấn công những người ủng hộ của phe mình.
Bạo lực xảy ra khiến các nhà lãnh đạo áo đỏ tự chấm dứt biểu tình. “Nhằm tránh làm phức tạp tình hình hiện tại cho chính phủ, chúng tôi quyết định kêu gọi mọi người trở về nhà”, Thida Thavornseth, thủ lính áo đỏ nói với đám đông.
Số lượng người biểu tình giảm đáng kể so với khi bắt đầu hôm 24/11 nhưng họ vẫn theo đuổi mục tiêu chiếm giữ các cơ quan chính phủ. Các chuyên gia cho rằng điều này có thể là nỗ lực nhằm kích động một cuộc đảo chính quân sự.
Lãnh đạo phe đối lập hôm nay tuyên bố tiếp tục các cuộc tuần hành đến những khu vực chủ chốt như Tòa nhà Chính phủ, trụ sở các kênh truyền hình chính và các trụ sở cảnh sát.
“Hoạt động của chúng ta hôm nay phải tiến hành trong hòa bình và không bao lực”, Suthep Thaugsuban, lãnh đạo phe đối lập nói. “Bạn phải tuân theo chỉ đạo của người lãnh đạo khi họ nói tiến lên hoặc rút lui. Nếu xảy ra bất kỳ chuyện gì, chúng ta phải đứng im, không được đánh nhau hoặc sử dụng vũ khí”.
Chính quyền Thái Lan đang điều động hơn 2.700 binh sĩ nhằm đảm bảo an ninh ở thủ đô Bangkok.
Cuộc biểu tình bắt đầu sau khi một đạo luật được cho là tạo điều kiện cho cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra quay về được Hạ viện thông qua hôm 2/11. Ông Thaksin, bị phế truất trong cuộc đảo chính của quân đội năm 2006, hiện sống lưu vong để tránh án tù hai năm vì tội tham nhũng.
Theo Vnexpress
Người biểu tình bị bắn chết, Thái Lan triển khai binh sỹ củng cố an ninh
Thái Lan triển khai gần 3.000 bình sỹ nhằm củng cố an ninh ở Bangkok khi người biểu tình tuyên bố tiến hành "cú huých" cuối cùng nhằm lật đổ chính phủ của bà Yingluck. Trong khi đó, 1 người biểu tình đã bị bắn chết trong các cuộc biểu tình bạo lực hôm nay.
Người biểu tình phản đối chính phủ tấn công chiếc xe buýt chở những người ủng hộ bà Yingluck vào ngày hôm nay 30/11.
"Từ tối nay sẽ có quân đội đảm bảo an ninh", người phát ngôn cảnh sát quốc gia Piya Utayo cho biết trên đài truyền hình. Ông cũng cho biết thêm, khoảng 2.730 binh sỹ từ các lực lượng bộ binh, hải quân và không quân sẽ tham gia.
1 người biểu tình bị bắn chết, 3 người bị thương
Động thái trên diễn ra sau khi bạo lực bùng phát ở các cuộc biểu tình tại thủ đô Bangkok, với 1 người đàn ông bị bắn chết và 3 người khác bị thương vì trúng đạn. Theo một quan chức cảnh sát ở Bangkok, người bị bắn chết là nam giới, 21 tuổi, bị trúng 2 phát đạn.
Những người biểu tình đang tìm cách lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã chiếm các tòa nhà chính của chính phủ ở Bangkok. Đây là đợt biểu tình lớn nhất kể từ các cuộc biểu tình năm 2010 của phe "áo đỏ", với hàng chục người thiệt mạng sau một cuộc truy quét của quân đội khi đó.
Tình huống khiến những người biểu tình trên bị bắn vẫn chưa được rõ, nhưng họ bị bắn sau khi một nhóm người biểu tình phản đối chính phủ tấn công những người ủng hộ chính phủ của bà Yingluck cũng đang tổ chức một cuộc tập hợp lực lượng ở một sân vận động tại Bangkok.
Người biểu tình tìm cách xông vào văn phòng Thủ tướng
Căng thẳng ngày hôm nay 30/11 leo thang khi những người biểu tình của phe đối lập tìm cách xông vào văn phòng được bảo vệ nghiêm ngặt của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và tấn công một chiếc xe buýt chở những người ủng hộ bà.
Những người biểu tình phản đối chính phủ gồm những người trung thành với hoàng gia, những người miền nam và tầng lớp trung lưu thành thị. Họ, có lúc lên tới hàng chục ngàn người, đã xuống đường đòi lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yingluck từ ngày 30/10 vừa qua. Họ cáo buộc bà Yingluck chính là người được cựu Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, anh trai bà, "ủy quyền", yêu cầu chấm dứt "chế độ Thaksin" và muốn thành lập một "hội đồng nhân dân" thay thế cho chính phủ hiện nay.
Tuyên bố sẽ thực hiện "cú huých" cuối cùng để giành chiến thắng, những người biểu tình của phe đối lập đã dùng một loạt bao cát xếp lên nhau để trèo qua rào chắn bảo vệ văn phòng thủ tướng. Bà Yingluck được cho là không ở trong tòa nhà tại thời điểm này.
"Khoảng 2.000 người biểu tình thuộc mạng lưới sinh viên đã cố gây áp lực vơi cảnh sát", người phát ngôn cảnh sát quốc gia Piya Utayo cho hay. Ông cũng cho rằng những người biểu tình này sẽ mang thêm các bao cát tới các địa điểm chủ chốt. "Chúng tôi có thông tin là có âm mưu làm leo thang bạo lực ở nhiều địa điểm".
Người biểu tình phản đối chính phủ muốn tiến hành "cú huých" cuối cùng trước lễ kỷ niệm ngày sinh của Quốc vương đáng kính Bhumibol Adulyadej vào 5/12, thời điểm theo truyền thống là phải duy trì bầu không khí yên bình và nghiêm trang.
Ông Thaksin, một nhà tài phiệt viễn thông chuyển sang làm chính trị, đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và đang sống lưu vong ở nước ngoài. Ông được nhiều người coi là người nắm quyền thực sự đằng sau chính phủ của người em gái Yingluck.
Những người "áo đỏ" ủng hộ ông Thaksin đã tụ tập ở một sân vận động tạiBangkok một tuần qua. Hôm nay họ bắt đầu gia tăng các cuộc biểu dương lực lượng, với hàng chục ngàn người dự kiến đổ về sân vận động, tuyên bố bảo vệ chính phủ.
Trong khi đó Thủ tướng Yingluck kêu gọi hòa bình. "Tôi kêu gọi người biểu tình không đối đầu nhau theo cách có thể dẫn đến bạo lực", bà Yingluck cho biết trong một cuộc họp báo tại trụ sở cảnh sát vào hôm nay.
Các cuộc biểu tình của phe đối lập bắt đầu từ 30/10, nhằm phản đối kế hoạch ân xá của đảng cầm quyền, theo đó có thể cho phép ông Thaksin trở về nước. Tuy nhiên, kế hoạch sau đó đã bị thượng viện bác bỏ.
Theo Dantri
Nữ Thủ tướng Yingluck bị doạ lật đổ Tối 29/11, thủ lĩnh biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban cho biết những người biểu tình sẽ chiếm giữ tòa nhà chính phủ và một số cơ quan nhà nước khác vào 1/12 sau đó hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sẽ xuống đường biểu tình vào ngày hôm sau. Tuyên bố này được đưa ra khi các nhóm biểu tình cùng...