Bạo lực không dứt ở Hong Kong: Ông Tập bày tỏ quan điểm cứng rắn
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề cập đến khủng hoảng ở Hong Kong, bên lề hội nghị BRICS ở Brazil.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo SCMP, ông Tập cho rằng bất ổn ở Hong Kong “chà đạp nghiêm trọng thượng tôn pháp luật và trật tự xã hội”.
Ông Tập thể hiện quan điểm Bắc Kinh ủng hộ việc cảnh sát Hong Kong sử dụng vũ lực để đối phó với người biểu tình và kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc những người vi phạm pháp luật.
Tuyên bố trên được đưa ra khi ông Tập đang ở thủ đô Brasilia của Brazil để tham dự hội nghị BRICS. Ông Tập nói việc chấm dứt bạo lực và khôi phục trật tự ở Hong Kong là yêu cầu cấp thiết.
“Chúng tôi tiếp tục ủng hộ đặc khu hành chính Hong Kong với sự lãnh đạo của trưởng đặc khu theo đúng quy định của pháp luật”, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập. “Chúng tôi ủng hộ cảnh sát Hong Kong thực thi pháp luật một cách cứng rắn và cơ quan tư pháp Hồng Kông trừng phạt nghiêm khắc những người phạm tội”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng quan điểm của Trung Quốc về chính sách “một quốc gia, hai chế độ” ở Hong Kong sẽ không thay đổi và kiên quyết phản đối thế lực bên ngoài can thiệp vào tình hình Hong Kong. “Bạo lực tại Hong Kong thách thức nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của mô hình một quốc gia, hai chế độ”, ông Tập nói.
Hội nghị BRICS là tập hợp nhóm 5 nền kinh tế mới nổi, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là lần thứ hai ông Tập công khai lên tiếng về vấn đề Hong Kong. Lần đầu tiên là trong cuộc gặp với lãnh đạo Hong Kong ở Thượng Hải.
Video đang HOT
Theo danviet
Nhiều người đi xuất khẩu lao động ở Singapore, Hồng Kông bị IS lôi kéo làm thành viên
Sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình, nhiều phụ nữ Đông Nam Á đi xuất khẩu lao động, làm giúp việc tại Singapore đã tuyên truyền và quyên góp tiền bạc cho các chiến binh của tổ chức khủng bố IS. Thậm chí, có người còn tuyên bố sẵn sàng chết cho IS bằng cách đánh bom tự sát.
Những phụ nữ đi xuất khẩu lao động tại Đông Nam Á đang là đối tượng bị IS nhắm đến (ảnh: CNN)
Theo thông tin từ Bộ Nội vụ Singapore, hồi tháng 9 vừa qua, ba người phụ nữ, đều là công dân Indonesia, đã bị bắt giữ theo luật An ninh nội bộ của nước này, vì bị tình nghi có tham gia các hoạt động tài trợ khủng bố. Họ sẽ phải đối mặt với mức án tù 10 năm và án phạt tiền lên tới 500.000 đô la Singapore (362.000 USD).
Phát ngôn viên của Đại sứ quán Indonesia tại Singapore đã xác nhận các vụ bắt giữ này và cho biết, họ đã hỗ trợ lãnh sự cho những người phụ nữ nói trên.
Theo các chuyên gia về khủng bố, ba phụ nữ này không phải là những người lao động duy nhất bị cho là đã "trở nên cực đoan hóa", khi làm việc tại các thành phố lớn của châu Á, như Singapore và Hồng Kông.
"IS đang chuyển ánh nhìn về phía châu Á, sau sự sụp đổ của chúng Trung Đông. Những người phụ nữ Đông Nam Á đi xuất khẩu lao động đang là đối tượng bị nhắm đến", các chuyên gia cảnh báo.
Ông Nava Nuraniyah, nhà nghiên cứu tại Viện Phân tích chính sách xung đột (IPAC) của Indonesia, cho biết: "Những người phụ nữ đi xuất khẩu lao động thường có thu nhập ổn định, có thể nói tiếng Anh và có quan hệ rộng. Điều này khiến họ trở thành mục tiêu lý tưởng của IS".
Cảnh sát Indonesia và bác sĩ pháp y chuyển thi thể một công dân Canada chết trong vụ tấn công khủng bố ngày 14/1/2016 ở Jakarta - Indonesia (ảnh: CNN)
Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Singapore, cho biết: "Đại đa số lao động nước ngoài vẫn tuân thủ luật pháp và đóng góp tích cực cho xã hội của chúng tôi. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều cá nhân tiếp tục bị cực đoan hóa bởi tư tưởng bạo lực của IS".
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 250.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Singapore và 385.000 lao động tại Hồng Kông, chủ yếu đến từ những quốc gia Đông Nam Á
Theo một nguồn tin ở Indonesia, từ năm 2017, đã có ít nhất 20 lao động của nước này đã bị Hồng Kông và Singapore trục xuất. Indonesia là quốc gia hiện nay có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới.
Ông Nava Nuraniyah ở Viện Nghiên cứu chính sách về xung đột của Indonesia (IPAC), cho biết: "Những lao động nữ đã từng trải qua ly hôn, đang nợ nần hoặc đang phải chịu cú sốc văn hóa, khi chuyển đến một môi trường mới. Đó là tất cả những vấn đề phổ biến mà người lao động nhập cư gặp phải.
Sống xa nhà, ở trong một môi trường xa lạ, đôi khi, họ còn phải đối mặt với sự đối xử tồi tệ của những người chủ vô đạo đức. Tất cả những điều này khiến họ bị tổn thương và đặc biệt dễ bị IS nhắm đến trong những bài tuyên truyền trên mạng xã hội".
"Có hàng trăm nhóm tuyên truyền trên Telegram - một ứng dụng được mã hóa thường được IS sử dụng - dành cho những người đồng tình với phong trào Hồi giáo truy cập.
Nhiều nhóm tuyên truyền có nội dung dành riêng cho phụ nữ, như lời khuyên về các vấn đề nữ tính và nuôi dạy trẻ em và dần dần họ bị tiêm nhiễm những tư tưởng cực đoan". Ông Zachary Abuza, một chuyên gia nghiên cứu về hoạt động của IS ở Đông Nam Á, cho biết thêm.
Cảnh sát Indonesia kiểm tra một nhà trọ nơi quả bom nặng 3kg được đặt trong nồi áp suất được phát hiện ở Bekasi, vào ngày 11 tháng 12 năm 2016. Một trong bốn chiến binh bị bắt giữ từng làm giúp việc ở Singapore (ảnh: CNN)
Hiện nay, một số tổ chức Hồi giáo ở Philippines và Indonesia, bao gồm cả Abu Sayyaf, nhóm Maute và Jamaah Ansharut Daulah (JAD), đã thề sẽ trung thành với IS.
"Philippines là quốc gia có những điều kiện tốt nhất để IS chiếm đóng. Với diện tích rộng lớn, đảo Mindanao phía nam Philippines còn là một điểm đen về thực thi pháp luật, với lực lượng an ninh ở đây chủ yếu là tham nhũng", ông Abuza nói.
Hiện phía Philippines chưa lên tiếng về vấn đề này.
Về phía Hồng Kông, chính quyền đặc khu này đã từ chối cung cấp số liệu về số người giúp việc bị trục xuất, nhưng một phát ngôn viên từ phía cảnh sát cho biết, họ đang "theo dõi sát sao xu hướng khủng bố quốc tế và liên tục đánh giá mối đe dọa khủng bố đối với Hồng Kông". Năm 2018, một đơn vị chống khủng bố đã được thành lập tại Hồng Kông.
Hiện ba phụ nữ Indonesia bị bắt vẫn đang tiếp tục bị giam giữ. Theo Luật an ninh của Singapore, những người này có thể bị tạm giam đến hai năm, trước khi được đưa ra xét xử.
Theo danviet.vn
Bắt giữ 88 đối tượng biểu tình phá hoại tại Hong Kong (Trung Quốc) Ngày 10/11, Tân Hoa xã đưa tin cảnh sát Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã bắt giữ 88 người biểu tình quá khích khi các cuộc biểu tình bạo lực tiếp diễn cuối tuần qua, khiến nhiều tuyến đường tắc nghẽn và nhiều cửa hàng bị phá hoại. Người biểu tình phá hoại một cửa hàng ở Hong Kong...