Bạo lực học đường xét từ góc độ gia đình
Bạo lực học đường, chuyện không mới nhưng chiều hướng gia tăng và mức độ tàn bạo của nó thời gian qua đã trở thành điểm nóng báo động đối với toàn xã hội.
Vì đâu nạn bạo lực học đường càng ngày càng làm chúng ta lo ngại. Có thể do rất nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân ấy xuất phát từ phía gia đình.
Trò chuyện với một vài cô bé ở những địa phương khác nhau có tham gia trò đánh bạn, người viết rút ra được một mẫu số chung là các em thường được nuông chiều từ bé, bố mẹ không quan tâm hoặc quan tâm quá mức đến đời sống vật chất khiến các em trở thành ích kỷ, ít biết thương yêu người khác ngoài bản thân mình. Trường hợp thứ hai là các cháu sống trong một gia đình mà người lớn thường giải quyết vấn đề bằng bạo lực. Các em quen nhìn thấy cảnh đánh nhau nên cho đó là chuyện bình thường.
Ở nhà cháu, bố cháu cứ ngứa mắt là đánh cháu. Cháu ra ngoài cũng thế. Đứa nào ngứa mắt là cháu đánh thôi.
Một cô bé sinh năm 2000 ở Thái Bình, bỏ học vì tham gia đánh bạn, được hỏi làm sao cháu đánh bạn đau đến thế? Cháu bảo, chúng cháu vốn chơi thân với nhau, nhưng nó làm cháu bực mình. Chỉ có thế thôi mà lập hội kéo bạn mình vào nhà vệ sinh của trường, đánh và dúi đầu bạn vào bồn cầu, sau đó sợ quá không dám về nhà, rủ ngay cô bạn đánh cùng mình trốn lên thị xã Thái bình. Ở chung phòng với ba đôi cũng đang tuổi học sinh, dạt nhà, một nhóm cả nam lẫn nữ gồm mấy đôi và cả hai cô bé kia ngủ chung trên hai cái giường. Chính cô bé kia phải thốt lên là một cuộc sống kinh tởm và tạm bợ, ăn uống tạm bợ, cô không thể chịu đựng nổi.
Thật ra thì ai cũng biết, cái việc đánh bạn chỉ là trò hư hỏng trong vết trượt của cô bé ấy thôi, chứ chắc chắn trước đó tư tưởng cô bé đã lệch lạc, đã chơi với những đám bạn hư hỏng rồi mới dẫn đến như vậy.
Hỏi một cô bé khác đang học cấp hai. Tại sao các cháu không giải quyết mâu thuẫn bằng cách nói chuyện cho bạn hiểu. Cô bé bảo nói làm gì cho mệt hả cô, cứ đánh cho nhanh, ở nhà cháu, bố cháu cứ ngứa mắt là đánh cháu. Cháu ra ngoài cũng thế. Đứa nào ngứa mắt là cháu đánh thôi.
Video đang HOT
Sự thiếu quan tâm của cha mẹ khiến trẻ có cảm giác cô đơn, thiếu tình yêu thương dễ dẫn đế bạo lực
Từ lúc rất bé, các cháu đã hấp thụ cái cách giải quyết mâu thuẫn từ gia đình là không vừa ý thì chỉ có đánh, mắng chửi, chứ không còn cách nào khác.
Những đứa bé trai lêu lổng gia đình đau lòng một phần, thì những đứa con gái hư hỏng bậc làm cha mẹ đau lòng gấp đến mười lần vì con gái vốn là đối tượng dễ bị lạm dụng và tổn thương nhiều nhất.
Xét từ góc độ gia đình, một số phụ huynh thiếu quan tâm đến con cái, không thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư và những diễn biến tâm sinh lý, tình cảm của con cái để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc. Một số khác lại chiều chuộng thái quá hình thành nên sự đòi hỏi thái quá vì trẻ con chưa biết nhận thức đủ và đúng. Chúng chỉ biết đòi và đòi nếu bạn cứ đáp ứng, đáp ứng. Yêu thương con không phải là cách cho con thật nhiều, đòi gì được nấy, chưa đòi đã được, ganh đua cho con mình bằng con người khác.
Yêu thương con là cho con một đời sống thật bình yên. Ngôi nhà bình yên, trong đó đứa trẻ được quan tâm vừa đủ. Được học cách làm việc, học tập phù hợp với lứa tuổi. Được học cách biết san sẻ niềm vui nỗi buồn với những người xung quanh, biết trân trọng bản thân mình và thương yêu gia đình nữa.
Thật ra mọi lý thuyết cũng chỉ là lý thuyết suông. Nhưng chốt lại vấn đề là nên thương yêu con vừa đủ. Ngay cả khi chúng có mắc vài sai lầm, thì cũng hãy nhìn nhận hết sức bao dung. Lúc ấy hãy vì đứa trẻ, từ từ dạy bảo uốn nắn chứ đừng gắn cái tôi, cái sỹ của cha mẹ vào mà đánh, đòn roi bạo lực quá đáng với chúng. Biết cách dạy bảo và làm điểm tựa cho con, trẻ sẽ trở thành người tử tế.
Thành công lớn nhất của cuộc đời mỗi chúng ta không phải làm được bao nhiêu tiền để lại cho đời sau mà là sinh ra và nuôi dưỡng được những đứa trẻ thành người lương thiện.
Theo thegioitiepthi.vn
Nếu một ngày em phải xa nơi này
Đó cũng chỉ là một ngày bình thường như bao ngày khác nhưng lại mang một nỗi buồn man mác đến hư hao.
Khi gắn bó quá lâu với một nơi nào đó người ta sẽ chợt nhận ra không phải mình không thể rời đi mà là chưa từng nghĩ đến chuyện đó. Không đành lòng bỏ lại những thứ lạ đã thành quen, không đành lòng bỏ lại một thành phố ồn ào vội vã và thứ lớn nhất là không đành lòng bỏ lại một người mà ta yêu.
Nhìn dòng người đông đúc đang qua lại cô chán nản thời dài rồi lại tiếp tục làm việc. Cô sợ khói bụi Hà Nội, sợ tiếng ồn ào khiến người ta rát tai mỗi khi ra đường. Thế nên hôm nào cô cũng chờ qua giờ tan tầm rồi mới ra về.
Biết cô thường mệt mỏi vì nhiều việc nên anh hay đến đón cô về, ít nhất cô luôn cảm thấy hạnh phúc vì có anh bên cạnh che chở, có những ngày cô còn ngủ gục một mạch trên bờ vai anh, cô vẫn cho rằng đó mới chính là điều quý giá nhất mà cô đang có.
Cứ tưởng tình yêu của cả hai sẽ bình yên như thế chẳng bao giờ rời xa thì cô bị điều chuyển công tác vào Sài Gòn. Đây là cơ hội không phải ai cũng có được, đi xa một tí đổi lại cô sẽ được thăng chức và tương lai rộng mở hơn.
Ngay khi biết được tin đó cô đã vui mừng gọi điện khoe anh thế nhưng đầu dây bên kia sau một hồi im lặng chỉ nói với cô một câu chúc mừng lạnh nhạt. Cô không hiểu tại sao anh lại có thái độ đó nhưng rồi cô cũng nhanh chóng bỏ qua vì tâm trạng cô đang rất tốt.
Chiều hôm ấy khi anh đến đón cô đôi mắt anh đầy ưu tư và buồn phiền, cô hỏi anh xảy ra chuyện gì nhưng anh nhất quyết không trả lời. Vậy là cô mặc kệ cũng tỏ vẻ giận dỗi lại với anh, mãi đến khi tới nhà anh mới chịu hỏi cô về chuyện chuyển công tác.
Trong khi cô hào hứng kể thì anh lại mang vẻ mặt trầm ngâm, câu cuối cùng vừa dứt anh đã nói: "Em ở lại được không? Anh không muốn xa em đâu". Cô hơi ngạc nhiên vì câu nói đó của anh, trước giờ cô làm gì anh cũng ủng hộ đây là lần đầu tiên anh đề nghị cô chuyện này.
Cô mỉm cười rồi nói mình sẽ suy nghĩ cả đêm hôm đó cô không thể nào chợp mắt được. Cô sợ làm anh buồn nhưng cũng không muốn bỏ qua cơ hội thăng tiến cho bản thân. Cô nhắn tin cho anh để thuyết phục, song anh vẫn kiên quyết giữ cô ở lại chứ không để cô đi. Bỗng dưng cô cảm thấy anh ích kỉ chỉ biết đến mình mà chẳng nghĩ suy.
Trong lúc tức giận cô nói lời chia tay có lẽ đây là phương án tốt nhất vào lúc này, cô không thể hiểu sao anh lại như vậy và cô cũng không sẵn sàng để từ bỏ công việc của mình. Những ngày sau đó cô chuẩn bị kĩ lưỡng để vào Nam làm việc, cô háo hức đến nỗi ai cũng nghĩ đó chính là lựa chọn tốt nhất cho cô.
Đôi lúc cô cũng thấy nhớ anh nhưng mọi bận rộn đã khiến cô quên mất. Trước ngày đi một hôm cô nhắn tin cho anh song đầu dây bên kia chỉ là sự im lặng đến đáng sợ. Sáng hôm sau cô được mọi người tiễn ra sân bay nhưng vẫn luôn ngoái lại để xem anh có tới gặp cô không.
Đến khi mọi người về hết máy bay chuẩn bị cất cánh cô mới kéo vali đi ra, lúc này cô mới thấu cái cảm giác cô đơn, lạc lõng. Trước đây, mỗi lần cô đi xa anh đều đứng ngoài cửa chờ đến lúc máy bay cất cánh mới ra về.
Bước thêm một bước nữa cô lại thấy nhớ cái lạnh của Hà Nội, nhớ dòng người vội vã trên phố đông. Bước thêm một bước nữa cô nhớ những nơi mình và anh đã từng đặt chân đến. Bước thêm một bước nữa cô nhớ những buổi chiều được ngồi sau xe anh ngân nga vài câu hát về Hà Nội. Bước thêm một bước nữa cô quay lại thấy anh đã đứng từ phía xa, nước mắt cô lăn dài trên má, cô bỏ tất cả chạy đến ôm chầm lấy anh giọng cô nức nở: "Em không đi nữa vì ở đó không có anh".
Theo ilike.com.vn
Yêu mù quáng hay bệnh nghiện yêu ở phụ nữ (2): Bất ngờ nguyên nhân từ phía gia đình Có một bi kịch khá rõ ở một số chị em, đó là họ thường bị hấp dẫn bởi những người đàn ông luôn làm họ đau khổ. Không ít người phải chịu bao đớn đau khổ lụy vì người đàn ông của mình nhưng họ không thể chấm dứt được mối quan hệ đó. Những trường hợp đó đều được liệt vào...