Bạo lực học đường gia tăng khi trường học mở lại
14 clip ghi lại những cuộc ẩu đả trong hoặc gần trường Trung học Benjamin Cardozo, New York dấy lên lo ngại về bạo lực học đường.
Trong một cuộc ẩu đả, có cả nam và nữ tham gia với sự la hét cổ vũ của đám đông các bạn cùng lớp vây quanh. “Đánh đi! Đánh đi!”, một nam sinh hét lên khi hai cô gái đối mặt trước khi bước vào “trận chiến” điên cuồng.
Trong lần đánh nhau khác ở sân chơi gần đó, một thiếu niên bị đẩy ngã xuống đất, cố gắng che chắn đầu khỏi những cú đá và đòn đánh từ đối phương.
Cảnh quay trước các cửa hàng trên Đại lộ Springfield gần Đường cao tốc Horace Harding cho thấy một cậu bé bị ngã ngửa, nằm bất động.
Các video đánh nhau đã bị gỡ khỏi tài khoản Instagram @cardozohighschoolfights sau khi tờ New York Post hỏi Sở Cảnh sát TP New York (NYPD) về chúng. Tuy nhiên, vẫn còn hai cảnh đánh nhau liên quan tồn tại trên mạng kèm dòng cảnh báo “nội dung phản cảm hoặc bạo lực”.
Người phát ngôn của NYPD – Sgt.Jessica McRorie – cho biết đơn vị này vẫn đang tích cực xem xét các vụ việc và trích dẫn 5 phàn nàn về những vụ bạo lực ở trong hoặc gần Cardozo kể từ 13/9, khi các lớp học bắt đầu trở lại.
Theo một nguồn thạo tin về các đoạn video, trong hầu hết trường hợp, các vụ ẩu đả bị “xử lý hành chính”. Người này cũng đưa ra một số nguyên nhân lý giải tình trạng gia tăng bạo lực giữa học sinh với nhau: “Một là không có kỷ luật, không có chế tài trong các trường học. Hai là bọn trẻ đã không được đến trường trong một năm, vì vậy chúng phát cuồng lên”.
Video đang HOT
Học sinh trường Cardozo đánh nhau giữa đám đông bạn học vây quanh. Ảnh cắt từ video trên Instagram
Học sinh thích đăng các vụ đánh nhau lên mạng xã hội như một hình thức khoe khoang hoặc cạnh tranh với các trường trung học khác. Một số video cho thấy những người vây quanh xem các vụ đánh nhau tạo ra “một biển điện thoại” khi họ giơ lên để ghi lại toàn cảnh vụ việc.
Tony Herbert, người đang tranh cử vào Văn phòng Bênh vực Công chúng (Public Advocate), nói hình ảnh những đứa trẻ mất kiểm soát trong video về vụ hỗn chiến tại trường Susan E. Wagner HS trên đảo Staten, xuất hiện hôm thứ sáu, là một ví dụ nhấn mạnh sự cần thiết của lời kêu gọi ông đưa ra về việc tăng cường nhân viên bảo vệ an toàn trường học. Vụ hỗn loạn mà người ta thu hồi được một con dao từ một nữ sinh hôm đó, là sự việc kết thúc cho tuần lễ mà có 5 khẩu súng được tìm thấy tại các trường học ở thành phố trong vòng hai ngày.
Các trường trung học khác cũng chứng kiến sự gia tăng các vụ việc đánh nhau kể từ khi trẻ em quay lại học trực tiếp.
“Chúng tôi có những nữ sinh năm nhất đánh nhau gần như hàng ngày”, một giáo viên ở Broooklyn nói. Giáo viên này cho rằng học sinh đánh nhau vì những bất đồng ngu ngốc trên mạng xã hội mà đôi khi họ còn không thể giải thích rõ”.
Herbert lưu ý, các cô cậu tuổi teen không muốn bị gọi là “kẻ chỉ điểm” nên sẽ không báo cảnh sát, điều này giúp các trường che giấu sự cố khỏi công chúng. Thị trưởng và lãnh đạo ngành giáo dục cũng muốn giữ kín những chuyện này.
Người phát ngôn của Cơ quan giáo dục New York – Katie O’Hanlon – cho biết “Chúng tôi không dung thứ cho các hành vi bạo lực tại trường học và các nhân viên bảo vệ sự an toàn của trường thường can thiệp để giảm leo thang và giải quyết bất kỳ xung đột nào khi các hành vi đó diễn ra. Không có học sinh nào bị thương nặng do hậu quả của những vụ ẩu đả…”.
Các quan chức cho biết Cardozo “có đầy đủ nhân viên bảo vệ an toàn trường học”, nhưng người phát ngôn của Teamsters Local 237, tổ chức đại diện cho các nhân viên bảo vệ an toàn trường học, lại khẳng định nhân sự an ninh đã bị cắt giảm vì “trước đại dịch, trường có 11-13 nhân viên bảo vệ và một giám sát viên. Bây giờ con số đó chỉ còn 4″.
Không chỉ ở New York, bạo lực học đường cũng xảy ra ở một số nơi khác của Mỹ. Tuần trước, 23 học sinh của Trung học Southwood ở Shreveport, Louisiana bị bắt sau một cuộc đánh nhau dữ dội.
Một số ông bố quyết định tự giải quyết vấn đề bằng cách thành lập Dads on Duty – một nhóm khoảng 40 người làm việc theo ca, dành thời gian ở trường đón học sinh vào buổi sáng và giúp duy trì môi trường tích cực để học tập, thay vì đánh nhau. Kết quả, không còn sự cố nào liên quan đến bạo lực học đường xảy ra trong khuôn viên trường kể từ khi các ông bố xuất hiện.
Mặc dù không ông bố nào có bằng cấp về tư vấn học đường hay tư pháp hình sự, họ vẫn có một số kinh nghiệm liên quan. Những ông bố này có sự kết hợp hoàn hảo giữa nghiêm khắc và mềm dẻo, từ đó tạo nên sự khác biệt lớn trong môi trường học tập của con cái.
Các ông bố ở trường Southwood hy vọng họ là “chương” bắt đầu của Dads on Duty ở Louisiana để các trường học trên khắp cả nước không còn những vụ đánh nhau.
Phẫn nộ cảnh nam sinh 14 tuổi cầm tóc kéo lê nữ sinh giữa đường, dìm dã man nạn nhân xuống nước
Vụ việc bạo lực học đường diễn ra ở tỉnh Khánh Hòa đang khiến cộng đồng mạng bức xúc.
Ngày 24/10, trên mạng xã hội truyền tay nhau đoạn video nam sinh đánh đập nữ sinh lớp 9 dã man khiến CĐM phẫn nộ.
Đoạn video dài khoảng 5 phút ghi lại cảnh nam thanh niên mặc quần đùi cầm tóc kéo lê một nữ sinh giữa đường. Nam sinh này liên tục đá, đập vào đầu cho đến khi cả hai ngã xuống một con mương gần đó. Sau đó, nam sinh này đã dìm mặt nữ sinh xuống nước nhiều lần cho đến khi có một bạn nữ khác chạy vào can thiệp.
Vụ việc có khoảng gần chục người xung quanh nhưng nữ sinh kia vẫn bị đánh một thời gian lâu.
Nam sinh kéo lê bạn nữ xuống bùn, còn liên tục dìm nạn nhân xuống nước (Ảnh cut từ clip)
Theo báo Thanh Niên , vụ việc diễn ra vào chiều ngày 23/10 trên một tuyến đường tại xã Diên Đồng (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa).
Nữ sinh bị đánh là N.C hiện đang học lớp 9 tại trường THCS xã Diên Xuân. Còn nam sinh trong clip cũng mới 14 tuổi, đã nghỉ học.
Bí thư đảng ủy xã Diên Đồng cho biết công an đã thụ lý vụ việc và chờ kết quả tình hình sức khỏe của em học sinh N.C rồi mới có các bước tiếp theo xử lý. Hiện tại nữ sinh đang trong tình trạng hoảng loạn và được chữa trị trong bệnh viện. Nữ sinh đau nhẹ ở vùng đầu và bị sưng nề.
Mặc dù chưa biết rõ nguyên nhân của vụ đánh nhau là gì, song dân mạng vẫn rất bất bình trước hành động bạo lực của nam sinh trên.
Tiến sĩ Trung Quốc đổ xô xin việc ở trường trung học Tháng trước, tại vòng phỏng vấn cuối cùng cho vị trí giáo viên Sinh học ở một trường trung học, bốn trong bảy ứng viên có bằng tiến sĩ. Thông tin này được Gou Xianxue, thạc sĩ từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh, người cũng tham gia phỏng vấn cho vị trí giáo viên Sinh học, cho biết ngày 10/10. "Việc cạnh...