Bạo lực gia đình: Quá tin vào phạt tiền
Phạt tiền không phải là biện pháp tối ưu, thậm chí gây hại thêm cho người bị bạo lực. Không ít phụ nữ bị bạo lực phải rút tiền túi ra nộp phạt cho hành vi đánh vợ của chồng, sau đó lại bị chồng đánh thêm…
Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) của Bộ Công an đã tăng mức xử phạt đối với nhiều hành vi BLGĐ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với BLGĐ, phạt tiền ít hiệu quả.
Bình mới rượu cũ
Theo dự thảo này, về lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) có một số điểm đáng chú ý như phạt tiền từ 500 nghìn – 1 triệu đồng với các hành vi: Bạo lực trong sinh hoạt tình dục của vợ chồng mà người vợ hoặc chồng không muốn; Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện hành động khiêu dâm…
Việc cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó… sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng. Với hành vi lăng mạ, chì chiết, chửi bởi thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1 triệu đến 1,5 triệu đồng.
Theo ông Hoa Hữu Vân – Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch), nội dung về vi phạm hành chính trong lĩnh vực BLGĐ trong dự thảo nghị định mới này của Bộ Công an “bê nguyên xi” Chương II của Nghị định 110 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ do Bộ Văn hóa xây dựng năm 2009.
Hiện có rất nhiều phụ nữ đang là nạn nhân của BLGĐ (ảnh minh họa)
Bà Nguyễn Thị Thu Thúy – Phó Giám đốc Truyền thông Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, phụ nữ, gia đình và vị thành niên CSAGA -thành viên Mạng lưới phòng chống BLGĐ DOVIPNET Việt Nam cho biết, Nghị định 110 đã đi được một quãng đường khá dài. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa “ngấm” và những người thực thi luật pháp cũng chưa “thuộc bài”. Nếu nghị định mới ra đời, sẽ lại có thêm một bước tuyên truyền mới nhưng “chiếc roi” phòng chống BLGĐ có nguy cơ bị “lép vế” trước các vấn đề khác nếu như không được triển khai hiệu quả.
Càng bị phạt càng đánh vợ
Theo ông Nguyễn Ngọc Quyết- Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ Hà Nội, hiện rất nhiều phụ nữ đã bị suy sụp tinh thần, ốm yếu, thậm chí có các dấu hiệu sang chấn tâm lý khi sống một thời gian dài trong sự mắng chửi, ruồng rẫy, chì chiết, coi khinh của chồng và gia đình nhà chồng. Do đó, việc có một quy định gì đó để bảo vệ người phụ nữ là cần thiết nhưng nếu quy định phạt tiền như dự thảo sẽ rất khó khả thi.
Video đang HOT
Trong việc ngăn chặn BLGĐ, việc phạt tiền không phải là biện pháp tối ưu, thậm chí gây hại thêm cho người bị bạo lực. Không ít phụ nữ bị bạo lực phải rút tiền túi ra nộp phạt cho hành vi đánh vợ của chồng, sau đó lại bị chồng đánh thêm…
Nên có các hình thức xử phạt “đánh” vào tâm lý và nâng cao hiểu biết cho người gây BLGĐ như xử phạt lao động công ích, buộc tham gia một lớp “tập huấn” các kiến thức về gia đình, hậu quả BLGĐ, kỹ năng giải tỏa nóng giận… Bà Nguyễn Thị Thu Thúy
“Nghe đến số tiền phạt 1-2 triệu thì chính phụ nữ cũng không dám tố cáo chồng. Ngoài ra, mục tiêu của luật là phòng ngừa BLGĐ chứ không đợi bạo lực xảy ra rồi xử phạt. Vì thế, tiền không “mua” được kiến thức về giới hay kỹ năng thay đổi hành vi của người gây bạo lực” – ông Vân cho biết.
Bà Thúy cũng cho rằng, việc phạt tiền đối với người gây BLGĐ không phù hợp với văn hóa cộng đồng Việt Nam. Bà Thúy phân tích, các nước phương Tây vợ hoặc chồng đều có tài khoản riêng, nếu phạt thì trừ luôn vào hầu bao của họ. Nhưng ở Việt Nam, vợ chồng kiếm tiền đều cho vào quỹ chung, nên phạt chồng cũng không khác gì phạt vợ.
Một nghiên cứu đánh giá về thực thi Luật phòng chống BLGĐ mới thực hiện trên 900 người bị BLGĐ tại 9 tỉnh, thành phố cho thấy, 35% công an yêu cầu nạn nhân “cố gắng” tự giải quyết vụ việc trong nội bộ gia đình. Và 16% công an “đá bóng” sang sân khác khi yêu cầu nạn nhân liên hệ với các cơ quan sở tại khác mà “xin giúp đỡ”. Nghiên cứu cũng đã phỏng vấn sâu một số cán bộ công an và đa số họ đều cho rằng, theo quy định của Luật Phòng chống BLGĐ?thì vẫn chưa có đủ biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nạn nhân BLGĐ nên rất khó để công an có thể bảo vệ nạn nhân. Họ cũng ít được tập huấn về BLGĐ.
“Không ít cán bộ công an cơ sở lúng túng trong việc phát hiện, xử phạt về BLGĐ nên họ chỉ nhắc nhở “miệng” là chính. Do đó, hiệu quả răn đe, ngăn chặn BLGĐ chưa cao. Rất nhiều lần tôi kiến nghị ngành công an cần xây dựng quy trình phát hiện, xử phạt, xử lý người có hành vi BLGĐ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có quy trình đó” – ông Vân cho biết.
LS Giang Hồng Thanh: “Theo quy định, người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báotin cho cơ quan công an nơi gần nhất. Nhưng việc trình báo này cũng chỉ với một số hành vi như chửi bới, đánh đập, đập phá tài sản. Còn rất nhiều hành vi bạo lực gia đình khác mà người ngoài không thể biết, như cấm thành viên ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gặp người thân, bạn bè…”. LS Nguyễn Quang Tiến: “Hai lý do khó xử lý hành vi BLGĐ là tâm lý của bị hại và chứng minh hành vi sai phạm. Thông thường bị hại không muốn tố cáo bởi giữa họ và người gây đau khổ cho họ bị ràng buộc bởi quan hệ gia đình, huyết thống và nhiều vấn đề tế nhị khó nói. Nếu bị hại không có yêu cầu thì cơ quan chức năng không thể vào cuộc xử lý cho dù có sai phạm xảy ra.
Theo Khampha
Sự nhẫn nhịn tai họa
Bị hại chính là cha đẻ của Nguyên. Tội của Nguyên bị coi là tày đình, trời không dung, đất không tha mà sao trong phiên tòa này nhiều người rơi nước mắt đồng cảm đến thế. Chủ tọa phiên tòa khi thẩm vấn cũng liên tục lấy khăn lau mắt.
Nguyên luôn ngoái nhìn mẹ trong phiên xử.
Nguyên ra tòa, lầm lụi cúi đầu. Mẹ, chị gái, anh trai Nguyên và cả vợ chồng người bác ruột ngồi ở phía dưới phòng xử đều khóc. Mẹ Nguyên gầy yếu, xanh xao xơ xác, quần ống thấp ống cao. Ngồi nghe đại diện Viện Kiểm sát Hà Nội đọc cáo trạng truy tố con trai mà hai chân bà cứ run cầm cập.
Nguyên phạm tội là điều không cần phải tranh cãi. Và, tội lỗi nào sẽ phải chịu hình phạt tương xứng nấy. Nhưng, đằng sau vụ án đau lòng của Nguyên là chuỗi bi kịch gia đình mà Nguyên là nạn nhân ngay từ khi còn ở tuổi ấu thơ. Những trận đòn dã man của người cha, sự nhẫn nhục quá mức của người mẹ là nguyên nhân dẫn đến vụ án đau lòng mà Nguyên là thủ phạm.
Sinh năm 1964 ở xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ (Hà Nội), khi kết hôn với bà Nguyễn Thị Kỳ, ông Bốn đã có một đời vợ và con trai. Là người cùng huyện, lại thương cảnh gà trống nuôi con, bà Kỳ theo ông Bốn về làm vợ. Và, cũng kể từ đó, bà thành nạn nhân của nạn bạo hành gia đình.
Ông Nguyễn Phú Thức (anh trai ông Bốn) kể: "Máu mủ thật nhưng tôi cũng chả thể nói tốt, nói hay cho em trai được. Chú Bốn nát rượu, say xỉn suốt ngày, cứ rượu vào là về nhà đánh đập mẹ con thím ấy. Đánh nhiều lắm, đánh từ lúc bọn trẻ còn bé đến lúc chúng lớn. Đánh từ lúc thím ấy mới về làm vợ cho đến tận sau này".
Bà Kỳ, mới ngoài 40 tuổi mà nom như như bà lão. Gầy gò, bé nhỏ, tiều tụy, bà ngồi nép mình trong phòng xử án, khóc ròng. Khi HĐXX hỏi, bà nấc lên từng chập, mãi mới trình bày được. Ở với chồng 23 năm nhưng có lẽ bà Kỳ chỉ hạnh phúc được vẻn vẹn có một năm, 22 năm còn lại là sống dở chết dở với những trận đòn dã man của chồng.
Ngay sau khi sinh đứa con gái đầu năm 1990, bà bị ông Bốn bạo hành. Bà nhiều lần phải ôm đứa con gái còn đỏ hỏn trên tay chạy trốn những trận đòn của chồng. Bà phải nấp sang nhà hàng xóm chờ chồng tỉnh rượu rồi mới dám về vì sợ trong cơn say nhỡ mà ông phang nhầm cả vào đứa bé chứ thân bà thì bị đánh quen rồi.
Căn nhà xảy ra án mạng.
Năm 1994, bà sinh thêm Nguyên. Có thêm đứa con trai nữa trong nhà, tưởng ông Bốn sẽ đỡ rượu hơn. Nhưng không, những cơn say triền miên giống như bão tố càn quét hết thảy mọi bình yên trong ngôi nhà vốn nghèo khó này.
Những trận đòn trong cơn say của ông Bốn cứ thế liên tiếp giáng xuống đầu mấy mẹ con. Ba mẹ con lúc nào cũng trong tư thế chạy. Những người hàng xóm tốt bụng lúc nào cũng sẵn sàng mở cửa nhà để ba mẹ con vào lánh nạn. Anh trai ông Bốn nhà gần đó thương em dâu, thương cháu cũng đã nhiều lần can ngăn em trai nhưng bất lực.
Ông Bốn không có nghề nghiệp gì, thi thoảng có việc phu hồ quanh xã thì người ta gọi đi làm. Nhưng ông bị rượu tàn phá sức khỏe nên yếu đau, ngày nghỉ nhiều hơn ngày làm. Vì thế, mọi gánh nặng kinh tế dồn lên bà Kỳ. Nguyên cũng do nhà nghèo quá nên chỉ học hết lớp 6 rồi phải nghỉ học đi làm lấy tiền phụ giúp mẹ. Lúc thì đi làm phụ hồ, lúc thì đi làm thuê cho xưởng mộc.
"Cháu Nguyên lành hiền lắm, nó không phải là nghịch tử giết bố. Cũng tại cháu bức xúc với bố quá nên mới ra nông nỗi này, xin tòa mở lượng khoan hồng cho cháu", ông Thức thương cháu, mắt ầng ậc nói trước tòa.
Ông Thức kể, chiều 16/12/2012, bà Kỳ hớt hải chạy sang nhà báo tin chồng đi uống rượu về bị cảm, ngã đập đầu xuống hè. Nghe thấy thế, ông vội vã chạy đến cùng với mấy người hàng xóm đưa em trai ra Trạm Y tế xã cấp cứu. Nhưng do vết thương quá nặng nên ông Bốn chết trên đường. Chuyện em trai say rượu là chuyện thường ngày, thế nên ông Thức cũng chẳng nghi ngờ gì. Bởi vậy, ông cùng với bà Kỳ ngay sau đó đứng ra tổ chức lễ tang.
4 ngày sau bỗng dưng ông thấy bà Kỳ đưa Nguyên qua nhà ông. Nguyên khi ấy khóc, bà Kỳ cũng khóc. Và, ông thực sự choáng váng khi nghe Nguyên thú nhận, bố ngã xuống hè là do cú đánh của cậu ta trước đó. Ông Thức bảo lúc đó thương cháu nhiều hơn là giận vì từ bé đến lớn, mẹ con đã quá khổ vì bị bố đập. Nguyên sau đó nhờ ông đưa ra công an tự thú.
Hôm xảy ra vụ án, hai trận rượu liên tiếp trong một buổi sáng khiến ông Bốn khi trở về là đã say và mất kiểm soát. Thấy bà Kỳ đang nấu cơm trưa, như mọi lần say khác, ông đe: "Hôm nay, tao sẽ cho mày chết" rồi ngay lập tức chốt cửa lại để đập bà Kỳ liên tiếp bằng điếu cày.
Đúng lúc ấy Nguyên từ xưởng mộc đi về nhà tranh thủ ăn cơm trưa. Quá quen với những trận đòn của bố nên Nguyên lẳng lặng lấy nồi cơm ra ăn. Thấy thế, ông Kỳ quay sang ném nồi cơm ra hè. Thương con, bà Kỳ vừa khóc vừa nói: "Nó đi làm về mà lại không cho nó ăn". Và, chỉ đợi có thế, trận mưa đòn lại trút lên bà Kỳ. Nguyên thương mẹ xông vào can cha và bị ông Bốn vụt điếu cày vào đầu. Nguyên giằng điếu cày vụt lại. Ông Bốn ngã, đầu đập xuống hè, bất động.
Còn Nguyên, trước tòa khai nhận: "Sau khi bố chết, mặc dù không ai biết nguyên nhân thực sự cú ngã của ông ngoài hai mẹ con tôi nhưng tôi vô cùng ân hận".
Thiếu thốn, đói nghèo về vật chất, lại đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, tại sao bà Kỳ không tìm cách giải thoát khỏi cuộc sống ấy? Trước câu hỏi ấy, bà khóc. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt xanh xao, tiều tụy, bà nói, lý do duy nhất để cố chịu đau đớn suốt ngần ấy năm ròng là vì bà muốn cố giữ lấy một gia đình có đủ đầy cả cha lẫn mẹ cho các con. Vả lại, bà nuôi hy vọng rồi đến một lúc nào đó, ông sẽ đổi khác.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết (chuyên gia tư vấn cho các nạn nhân bạo hành gia đình), hạn chế về nhận thức, thiếu kiến thức về bình đẳng giới, nhiều phụ nữ chấp nhận bạo lực và coi đó là chuyện bình thường. Đang có một sự khác biệt khá lớn về thái độ đối với bạo lực giữa các nhóm phụ nữ. Nhóm dưới 30 tuổi đa phần không chấp nhận sống chung với bạo lực. Khi bị chồng đánh đập, hành hạ, họ thường biểu lộ thái độ phản kháng, thậm chí quyết liệt. Còn nhóm phụ nữ từ 30 tuổi trở lên thường cam chịu, chấp nhận sống trong chu kỳ của bạo lực.
Bà Kỳ, có lẽ nằm trong nhóm phụ nữ này. Và, sự cam chịu, thậm chí nhẫn nhục ấy là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ án đau lòng của gia đình bà. Nếu bà đủ dũng cảm để dứt bỏ cuộc sống bạo lực ấy thì Nguyên sẽ không bị kích động mạnh bởi những việc làm sai trái của cha trong nhiều năm ròng suốt từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành và vụ án này sẽ không xảy ra. Ông Bốn sẽ không bị mất mạng và Nguyên không phải chịu bản án 3 năm tù về tội Giết người.
Theo VNE
Người chồng dâm loạn dùng cây đâm vào... vùng kín của vợ Hắn dùng một thanh cây có quấn chỉ rồi đâm vào vùng kín của người vợ khiến cô phải nhập viện trong tình trạng ngất xỉu. Trước đó, hắn cũng thường xuyên hành hạ người phụ nữ này với đủ trò bạo dâm mà hắn có thể nghĩ ra suốt hơn 1 tháng qua. Gã chồng bệnh hoạn Nạn nhân của tấn bi...