Bạo lực gia đình: Muôn mặt nỗi đau
Gần 60% phụ nữ Việt Nam đã và đang gánh chịu bạo lực gia đình (BLGĐ). Tuy mỗi người chịu một kiểu bạo hành khác nhau, nhưng nỗi đau đớn tê dại trong tâm hồn, sự tuyệt vọng khốn cùng trong nghĩa tình dường như lại giống nhau.
Bộ quần áo ngủ đau đớn
“Bộ quần áo ngủ này đã tan nát như chính thân thể và tâm hồn tôi khi chồng tôi “đòi yêu”. Tôi không đồng ý vì mới cách đây 3 hôm, tôi vừa phải ra Trung tâm y tế huyện giải quyết lần thứ 5, sau khi sinh con được gần 2 năm. Đáng lẽ, tôi cần được nghỉ ngơi thì chồng tôi lại đòi quan hệ. Anh ta nhất định không dùng bao cao su. Khi tôi từ chối, anh ta lao vào xé quần áo tôi, tấn công tôi như thú dữ. Anh ta vừa quan hệ, vừa tát, vừa đấm. Anh ta cắn vào những chỗ nhạy cảm, túm tóc tôi dằn xuống giường, mồm chửi: “Mày không chiều tao thì mày để dành cho bố mày à?. Kết quả của trận cuồng dâm ấy là mặt mũi tôi sưng vù, chỗ kín bị viêm nhiễm phải điều trị mấy tháng, cơ thể đầy vết cắn” – Đây là một trong những câu chuyện được chia sẻ tại Triển lãm bằng chứng BLGĐ do Trung tâm nghiên cứu khoa học gia đình, phụ nữ, giới và vị thành niên (CSAGA) vừa tổ chức.
Mỗi người vợ chịu một nỗi đau đớn về thể xác khác nhau. Có chị bị chồng đánh vì bất cứ lý do gì. Mỗi khi thấy mặt vợ ngu ngu, không vâng lời, chậm chạp hoặc chỉ cần có điều gì bực tức là người chồng lại trút giận lên vợ. Anh ta lấy bất cứ cái gì để phang lên người vợ từ lò than, búa, đến chậu hoa. Lúc nào mệt thì anh ngồi thở và mạt sát vợ. Lại có anh dùng xích chó giam vợ lại. Lại có người, vợ mệt mỏi, buồn khổ không “chiều”, anh xé quần xé áo, kề dao vào cổ vợ “đòi yêu”.
Ngày qua ngày, những người chồng bạo hành vẫn lặp lại hành động của mình, chỉ có khác là “phương tiện” bạo hành và mức độ ngày càng nặng hơn. Nỗi đau tê dại trên da thịt và nước mắt cũng cạn trong trái tim những người vợ, người mẹ. Nhưng nhiều người chồng vẫn cao giọng: “Vợ tao, tao có quyền dạy”.
Những vật chứng vô tri trong triển lãm lại chính là tiếng nói khốc liệt nhất về sự tàn bạo của BLGĐ. Có cả những vật dụng đơn sơ hàng ngày, những thứ để phục vụ gia đình, chăm chút cho hạnh phúc như nồi niêu, chạn bát, ghế, đũa cả, chổi… Có những thứ mới nhìn đã rợn người như dao, kéo, búa, vồ, xích sắt…
Càng hòa giải – càng đau
Theo báo cáo đánh giá thực thi Luật phòng chống BLGĐ của CSAGA tại 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Nam, biện pháp chính mà chính quyền áp dụng khi can thiệp các vụ BLGĐ là hòa giải, có tỉnh lên đến hơn 60%. Ngoài ra, có đến hơn 50% các vụ BLGĐ chính quyền không được báo hoặc có báo chính quyền cũng không có tác động gì. Đối với những biện pháp phòng chống BLGĐ mạnh hơn như cấm tiếp xúc, báo thủ trưởng cơ quan, giáo dục tại cộng đồng còn rất xa lạ. Tại Hòa Bình cũng rất khiêm tốn với tỷ lệ lần lượt là 3,85%, 7,7%, 3,85%.
Bà Nguyễn Thu Thúy (chuyên viên CSAGA) cho biết: “Hòa giải càng nhiều, phụ nữ càng ít được giúp đỡ. Hòa giải thường không nghiêm khắc với hành vi bạo lực của nam giới mà thường khuyên phụ nữ “chín bỏ làm mười”, nhịn đi vì con cái, bảo vệ sự vẹn toàn của gia đình, bất chấp việc người phụ nữ có thực sự hạnh phúc hay không, càng ít lo đến sự an toàn của họ”.
Một trong những lý do việc hòa giải thường mang tính xuê xoa, cầu hòa là do đội ngũ làm công tác hòa giải thường là cán bộ về hưu, đôi khi kiến thức xã hội, kiến thức về giới còn hạn hẹp. Đặc biệt, họ thường đổ lỗi cho người bị BLGĐ (tại chị nói nhiều, tại không chăm sóc gia đình…) và “gỡ tội” cho người gây BLGĐ (tại anh nóng giận, tại say rượu, tại yêu vợ quá nên ghen…). Mục tiêu cuối cùng của người hòa giải là gia đình “im ắng” không bạo lực, vợ về với chồng, con có bố, nếu như ly hôn là thất bại của hòa giải… Vì thế, cán bộ hòa giải “cố sức” vun vén để xoa dịu mâu thuẫn mà không tính đến sự an toàn của người phụ nữ.
Video đang HOT
Còn chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho biết, nguyên nhân nam giới gây BLGĐ thường xuyên với vợ con là do niềm tin của họ về vị trí của người chồng, người cha trong gia đình bị sai lệch. Họ tin rằng BL và kiểm soát sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trong việc quản lý gia đình. Đồng thời, họ cũng khó khăn trong việc lựa chọn các phương pháp giải quyết mâu thuẫn gia đình. “Những người gây BLGĐ là những người gặp khó khăn trong vấn đề kiểm soát hành vi. Ngoài ra họ còn nghiện rượu, chất ma túy càng làm gia tăng bạo lực” – ông Hòa cho biết. Vì thế, theo ông Hòa, ngoài việc thực hiện các biện pháp răn đe, xử phạt nghiêm khắc đối với những người gây BLGĐ, cần phải có một hệ thống hỗ trợ toàn diện cho người gây bạo lực như cai nghiện, trang bị kỹ năng giải tỏa cơn nóng giận, ứng xử… để họ có được một “con đường” để trở về chứ không phải phủ nhận, bài xích, lên án họ là đủ.
Nghiên cứu bạo lực gia đình quốc gia 2010 cho thấy: 58% phụ nữ từng bị chịu ít nhất 1 trong 3 dạng bạo lực (thể xác, tình dục hoặc tinh thần), 32% phụ nữ từng bị chồng đánh. Nhưng 87,4% phụ nữ bị chồng đánh cho biết họ chưa từng phản ứng lại.
Theo ANTD
78 sơn nữ "mất tích" bí ẩn: Tiếng buồn đọng lại miền biên viễn
Bài toán khó về sự mất tích của 78 phụ nữ ở Bản Phố - Bắc Hà (Lào Cai) một phần "lộ sáng". Đáng buồn thay, đa phần họ là những phụ nữ "tự nguyện" bỏ gia đình đi tìm "thiên đường" để lại những tiếng thở dài đầy khắc khoải gieo vào vách núi.
Ký ức rùng mình của cô gái trở về từ "địa ngục trần gian"
Sùng Thị C. (SN 1995) ở thôn Phéc Bủng 1, xã Bản Phố - Bắc Hà - Lào Cai vừa may mắn trở về từ "thiên đường vỡ mộng". Trong một lần giúp mẹ đi chợ bán củi, C. được một người cho đi nhờ xe máy. Sau đó người này rủ em đi qua đò sang đưa biên giới chơi. Khi C nhận ra mình bị bán cho một nhóm người Trung Quốc thì đã muộn.
Suốt 8 tháng trời từ tháng 7/2011 đến tháng 3/201, em không nhớ hết mình phải chịu bao nhiêu trận đòn. Nhớ lại quãng thời gian ấy, lúc phải làm những công việc nặng nhọc từ sáng đến tôi, khi thì bị ép "mua vui" cho những kẻ đồi bại khiến em không khỏi rùng mình. Quá đau đơn, tủi nhục, nhiều lần C. tìm đến cái chết nhưng không thành.
Ngồi bên bếp lửa nấu rượu giúp mẹ, C. vẫn có cảm giác run sợ mỗi khi nhắc đên những ngày tháng trốn chạy bên xứ người. 16 tuổi, cái tuổi ngây thơ trong sáng nhất thì em lại phải chịu đủ mọi cực hình từ hành hạ thể xác đến tinh thần. Em kể lại: "Ở bên đó còn có rất nhiều cô gái Việt Nam như em. Nhưng chúng em không được nói chuyện, trao đổi với nhau bởi luôn luôn có nhóm người đàn ông to cao, mặt dữ tợn kèm sát. Nếu có ý định bỏ trốn hoặc bỏ trốn bị bắt về thì ngay lập tức sẽ nhận những trận đòn thừa sống thiếu chết của nhóm bảo kê".
Em Sùng Thị C. vừa trốn thoát khỏi "địa ngục trần gian" với những vết thương không liền sẹo cả thể xác lẫn tinh thần.
Trong suốt 8 tháng từ khi bị lừa bán sang Trung Quốc, em đã 5 lần tìm cách chạy trốn khỏi "địa ngục" xứ người và lần nào cũng để lại vết sẹo trên cơ thể. Lần thứ nhất, C. trèo tường bỏ trốn ngay trong lúc đám buôn bán người đang "giao dịch" giá cả. Nhân lúc sơ hở, C. lẻn ra ngoài và bỏ trốn. Chính người đem cô cho nhà chứa ở Trung Quốc đã bắt cô lại, đánh đập dã man để nhớ đời.
Lần thứ hai, nhân lúc khách say ngủ, C tìm đường xuống cầu thang để trốn. Tuy nhiên, do không biết đường nên không lâu sau cô bị nhóm người xấu tìm thấy và bắt về. Lần thứ ba, C bị điều đi phục vụ ở nhà riêng. Trong lúc nấu ăn đêm cho gã này, C đã trèo tường ra cửa sau để bỏ trốn. Ngay sau khi ra được đường, C vừa bỏ chạy vừa vẫy xin đi nhờ xe nhưng không được ai dừng lại giúp đỡ. Gần sáng, C. lạc vào phía ven rừng núi. Vừa đói, vừa mệt C ngất lịm đi, lúc tỉnh dậy đã thấy mình đang bị trói tay. Người bắt em không ai khác chính là một tú bà chuyên buôn bán gái mại dâm.
Bị áp giải về nhà chứa, C. lại tiếp tục bị đánh đập tàn nhẫn, rồi bán cho chủ chứa khác. Chúng thường xử theo cách dã man nhất để răn đe các cô gái nếu có ý định bỏ trốn. Cũng chẳng mấy ai quan tâm thân phận cô gái lạc loài, chẳng có ai trình báo hay giấy tờ gì trong người. Lần ấy, C. bị đánh đập mà đến bây giờ những vết sẹo vần còn hằn trên cơ thể.
Khoảng thời gian giáp Tết năm 2012, trên đường đi tiếp khách, C. lao ra khỏi đường và kêu cứu người đi đường. Nhưng chưa hết đau đớn vì vì vết xước trên người thì nhóm bảo kê nhanh chóng đuổi bắt C và đưa em về giam lỏng. Đến tối, chúng ép cô gái cùng sử dụng ma túy "đá" để thác loạn. C. khóc thét từ chối liền bị chúng bắt sang một phòng khác. Tại đây, chúng đưa ra điều kiện nếu không phục vụ chúng sẽ tiêm chích vào người. Quá hoảng sợ, C phải liều mình đồng ý. Rất may khi nhóm người này chưa kịp thực hiện hành vi đồi bại thì nhân luc đi vệ sinh em đã tìm được một góc kín ở vườn để trốn.
Đêm khuya, C. trèo tường bỏ chạy vào một ngách kín ven đường. Rạng sáng hôm sau, khi mặt trời vừa ló, C. vội vàng tìm hỏi đường về Việt Nam. Cô không biết tiếng Trung Quốc, chỉ biết dùng cử chỉ và những giọt nước mắt hoảng sợ. Một số người đoán cô gái này là người Việt Nam bị lừa bán nên đã thương tình, chỉ đường cho cô chạy theo hướng về biên giới Lạng Sơn. C. được các cán bộ ở Cục Hải quan Vân Nam (Trung Quốc) cứu thoát, đưa về trụ sở.
2 đối tượng buôn bán người bị bắt giữ.
Ông Nguyễn Tường Long - Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Lào Cai cho biết: Địa bàn tỉnh Lào Cai có rất nhiều nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc, đặc ở Bản Phố, Bắc Hà và Bản Vược, Bát Xát. Tính từ năm 2009 tới nay, tỉnh Lào Cai mới chỉ mới tiếp nhận được khoảng 400 nạn nhân trở về, chiếm 16%, trong đó phần đông là những người phụ nữ tự trốn thoát.
Chính quyền địa phương bế tắc trước thực trạng "chảy máu hoa rừng"
Thượng úy Phạm Văn Năm - Đội phó Đội Phòng chống buôn bán người, Phòng PC45 (Công an tỉnh Lào Cai) cho biết, hiện tượng phụ nữa bỏ đi hiện không chỉ xuất hiện tại Bản Phố, Bắc Hà mà còn xuất hiện ở nhiều địa phương lân cận. Sau một thời gian thu thập chứng cứ, tài liệu, bước đầu chúng tôi thấy đây là một hiện tượng lạ và rất khó truy tìm thủ phạm vì phần lớn các đối tượng phụ nữ bỏ đi này có hành vi tự nguyện.
Số lượng phụ nữ tự nguyện bỏ đi đang ngày một tăng tiến ở Lào Cai khiến cơ quan chức năng không khỏi lo ngại. Nó xuất hiện ở tất cả các bản người dân tộc H'Mông sinh sống. Theo tìm hiểu được biết, phần lớn những phụ nữ tự "ra đi" này đều ở độ tuổi từ 16 đến dưới 30 tuổi. Họ đều đang trong độ tuổi sinh nở, là người có nhan sắc nhưng không bằng lòng với cuộc sống của gia đình mình. Hiện nay, điểm đến cho những phụ nữ tự nguyện bỏ đi này được xác định là Trung Quốc hoặc các vùng miền thị tứ phía dưới. Vì cuộc sống khó khăn, mơ một nơi có thu nhập cao hơn nên họ đã ra đi. Phần lớn họ đều có dấu hiệu trốn tránh nên rất khó phát hiện.
Việc bỏ nhà ra đi của những người phụ nữ trong xã đã không chỉ để lại hậu quả tinh thần cho người thân, những đứa con côi cút, không bàn tay chăm sóc của mẹ, mà còn tạo thêm gánh nặng cho xã hội. ông Thào Xuân Thành, Chủ tịch xã Bản Phố cũng chia sẻ: Phụ nữ tự nguyện ra đi đã gây một ảnh hưởng lớn về an ninh trật tự và tâm lý của bà con trong xã. Có cái đặc biệt là thời gian trước phụ nữ mà chủ yếu là thiếu nữ mất tích đều rơi vào tình trạng bị lừa gạt dụ dỗ thì nay hiện tượng này đã dường như có sự chủ động. Đấy là sự tự nguyện của chị em nên đã gây rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm để đưa họ về với gia đình.
Đội phòng chống buôn bán người Công an tỉnh Lào Cai phối hợp với công an Trung Quốc giải cứu nạn nhân bị buôn bán.
Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai cho biết, hiện tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người (chủ yếu là mua bán phụ nữ và trẻ em) trên tuyến biên giới rất phức tạp. Qua công tác nắm tình hình, công tác điều tra cơ bản và kết quả trực tiếp đấu tranh với đối tượng trong các chuyên án, vụ án cho thấy phương thức và thủ đoạn của tội phạm này rất đa dạng. Chúng tạo lập thành các đường dây, ổ nhóm, cấu kết chặt chẽ giữa các đối tượng từ các tỉnh nội địa, dụ giỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em đến Lào Cai tìm việc làm nhưng thực chất chúng lừa để đưa sang Hà Khẩu (Trung Quốc) bán cho các chủ chứa mại dâm để khai thác, bóc lột tình dục, tổ chức các đường dây cho thuê gái vào nội địa Trung Quốc thu lợi.
Nhiều bằng chứng cho thấy người bị bán ra nước ngoài có cuộc sống rất khổ cực, thường bị hành hạ, đánh đập tàn nhẫn, có người phải mang thương tật suốt đời. Một số khác bị biến thành nô lệ tình dục hoặc trở thành món hàng trao tay để người chồng kiếm lời, một số sau khi lấy chồng bị bạo hành, ngược đãi số khác bỏ trốn được thì sống chui lủi, trốn tránh pháp luật vì nhập cư bất hợp pháp.
Người nào may mắn trở về được quê hương lại phải đối mặt với sự ruồng rẫy, ghẻ lạnh của gia đình. Nhiều người khi trở về không có công ăn việc làm, thậm chí mang trong mình những căn bệnh xã hội, việc đăng ký khai sinh và nhập hộ khẩu cho con gặp nhiều khó khăn, trở ngại do không có các thủ tục, giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật. Hơn cả những nỗi đau thể chất, quãng thời gian là nạn nhân của bọn buôn người là những ký ức đau đớn, những vết sẹo tâm lý khó xóa nhòa đối với họ.
Trước tình hình phức tạp của nạn buôn bán người tại Bản Phố, huyện Bắc Hà đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống buôn bán người. Chính quyền cũng kết hợp cùng với các ban ngành, đoàn thể vận động, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nhận thức, đối phó, không tiếp tay cho bọn buôn người. Nhưng có một điều quan trọng, là người dân vùng cao cần có những điều kiện để phát triển kinh tế, tránh mâu thuẫn nảy sinh do bế tắc về kinh tế. Bởi theo các cụ già trong bản, nếu quá khổ, tủi thân, người phụ nữ sẽ có những ý nghĩ tiêu cực là tìm cách rời khỏi quê hương đi theo kẻ xấu với ảo vọng đổi đời.
Theo ANTD
Bị gỗ đè, người phụ nữ cô độc chờ chết trong căn nhà rách Những cơn đau đớn hành hạ khiến thể xác chị ngày càng gầy gò co quắp. Biết là bệnh tình rất nặng không được điều trị có thể tàn tật cả đời nhưng ngẫm đến hoàn của mình mình chị đành nuốt nước mắt nhờ người viết giấy cam đoan để về nhà điều trị. Suốt ngày chị nhắm nghiền đôi mắt vì...