Bạo lực gia đình: Chống hoài chống không được!
Chuyện bạo lực gia đình là một vấn nạn, nhiều quy định về việc chống và xử phạt nhưng dường như kết quả vẫn không khả thi.
Dự thảo lần ba Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình… (gọi chung là an ninh, trật tự) mà Bộ Công an vừa công bố tiếp tục đưa ra những quy định mà theo nhận định của các chuyên gia pháp luật là “tù mù”, khó thực hiện.
Cuối năm 2007, Luật Phòng, chống bạo hành gia đình đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực vào ngày 1-7-2008. Tiếp đó, Chính phủ có ban hành Nghị định (NĐ) 110/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Giờ dự thảo NĐ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự tiếp tục “bê” nguyên xi NĐ 110/2009 có dấu hiệu can thiệp sâu vào quan hệ gia đình, biến nó từ quan hệ dân sự vốn theo truyền thống, phong tục tập quán thành quan hệ hành chính giữa Nhà nước và công dân.
Cha mẹ nhát ma con: Phạt 2 triệu đồng
Xin được bắt đầu từ các quy định nêu tại các điểm d, đ khoản 2 Điều 54 của dự thảo về hành vi hành hạ ngược đãi người trong gia đình. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền được phạt tiền từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi “Thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà người đó hoảng sợ, ảnh hưởng đến tinh thần”. Vậy, ảnh hưởng đến tinh thần ở mức độ nào thì bị phạt trong trường hợp cha mẹ nhát ma con cái để bé sợ mà đi ngủ hoặc ăn? Nên nhớ trong xã hội mấy ai là nhà tâm lý hoặc có phương pháp dạy con vô cùng khoa học mà không dùng những hình ảnh “con ma”, “ông kẹ” để nhát con.
Chuyện bạo hành gia đình là vấn nạn xã hội (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Rồi phải hiểu sao là hành vi sai phạm “Nuôi các con vật, trồng các loại cây nhằm gây hại cho sức khỏe của thành viên gia đình tại nơi ở của thành viên đó”? Ví dụ: Anh A nuôi con chó, con ngan, nhà ở mặt tiền đường, khu dân cư đông đúc có nhiều người qua lại. Buổi tối nó sủa, nó kêu ồn quá vợ ngủ không được thì có nghĩa là anh A đã làm bậy nên phải bị phạt?
Vợ kiểm soát tiền của chồng: Phạt 1 triệu đồng
Điều 56 quy định về các hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi “Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó”. Muốn cấm cản con cái, vợ/chồng làm điều gì đó, cha mẹ hay chồng/vợ thường không chỉ dùng lời nói. Còn nếu dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để thực hiện việc cấm cản đó thì sẽ là vi phạm quy định khác chứ không thể là điểm này.
Giả sử ông A thấy con gái mình yêu và muốn kết hôn với một người mà ông thấy người này nát rượu, không lo làm ăn. Ông nói với con gái: “Mày lấy nó, tao sẽ từ mày!”, nếu cô con gái hoặc anh chàng kia báo chính quyền thì ông A sẽ bị xử phạt vì ngăn cấm mối quan hệ hợp pháp hay sao?
Điểm b khoản 2 Điều 60 có quy định việc “Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính”. Trong một gia đình, đặc biệt là giữa cha mẹ và con chưa đến tuổi trưởng thành hoặc không có khả năng lao động, con cái hầu như phụ thuộc vào cha mẹ về tài chính. Vậy nếu áp dụng quy định này thì rất nhiều cha mẹ sẽ bị xử phạt nếu con mình hoặc người khác báo chính quyền rằng không được cho tiền đi xem phim hoặc đi mua sắm…?
Hành chính hóa các quan hệ dân sự
Trong dự thảo có nhiều nội dung mà ở đó bản chất là quan hệ dân sự nhưng lại bị biến đổi thành quan hệ hành chính và dẫn đến trách nhiệm pháp lý hành chính. Điều này gây nguy cơ can thiệp và xâm phạm vào các quyền dân sự của người dân.
Vợ chồng bình đẳng (Ảnh minh họa)
Điểm d khoản 1 Điều 56 có nêu hành vi “Đe dọa tự gây thương tích hoặc tự gây thương tích cho mình để đòi hỏi thành viên gia đình đáp ứng yêu cầu của mình”. Quyền về thân thể của một con người thì người đó có quyền kiểm soát, thậm chí là quyền được chết cũng phải được tôn trọng. Một người có quyền tự sát không? Câu trả lời là có. Vậy chúng ta không nên can thiệp vào quyền dân sự của công dân. Giả sử một người vợ nói với chồng là anh ly hôn với em thì em sẽ tự sát, nếu anh chồng hoặc người khác báo chính quyền thì cô vợ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hay sao?
Hoặc điểm d khoản 1 Điều 60 có nêu hành vi “Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên gia đình”. Nếu áp dụng quy định này thì chúng ta xâm phạm nghiêm trọng vào quyền sở hữu hợp pháp tài sản của công dân. Công dân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình nếu không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Ví dụ: A không thể đốt nhà mình mà cháy đường dây điện của Nhà nước, cháy nhà bên cạnh… nhưng nếu nhà anh ta ở giữa đồng, nhà vách lá anh ta đốt không xâm phạm tài sản, hay lợi ích của người khác thì anh ta sai gì? Việc đập phá tài sản riêng như điện thoại di động, xe máy nhằm gây áp lực tâm lý có khác gì với việc đập phá những tài sản có giá trị lớn hơn?
Theo điểm b khoản 1 Điều 64, cơ quan có thẩm quyền có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người “biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền”. Chúng ta có thể hiểu việc báo tin cho người có thẩm quyền biết về hành vi bạo lực là một loại hành vi tố cáo. Mà đã là tố cáo thì người tố cáo phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011. Tố cáo được xem là quyền của công dân (trừ trường hợp tội không tố giác tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự) nên công dân có quyền lựa chọn xử sự, Nhà nước khuyến khích công dân tố cáo đúng sự thật và được khen thưởng, bảo vệ khi tố cáo đúng sự thật. Ngược lại, người tố cáo sai sự thật phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình. Tại sao biến quyền tố cáo thành nghĩa vụ tố cáo của công dân trong trường hợp này?
Theo VNE
Cưới 5 tháng đã tự viết đơn ly dị
Nhưng đúng là, tình không là mơ, hôn nhân chỉ là cái kết bi kịch của tôi. Tôi không ngờ số phận mình lại trớ trêu đến như vậy.
Chúng tôi yêu nhau cũng được thời gian thì tính chuyện cưới xin. Tôi không biết tình yêu của người khác thế nào nhưng với tôi, đó là hạnh phúc. Vì mấy ai lấy được người mình yêu. Chúng tôi đã có một kết thúc đẹp bằng cuộc hôn nhân trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè, họ hàng gần xa. Ai cũng mừng cho đôi lứa yêu nhau cuối cùng cũng được ở bên nhau.
Nhưng đúng là, tình không là mơ, hôn nhân chỉ là cái kết bi kịch của tôi. Tôi không ngờ số phận mình lại trớ trêu đến như vậy. Điều tôi bất ngờ hơn cả là người chồng của tôi. Anh biến đổi một cách chóng mặt, thành con người khác hoàn toàn. Yêu nhau, anh chưa từng to tiếng với tôi, một lời nhẹ nhàng, hai lời nhẹ nhàng. Dù là tôi có cáu giận, anh cũng nhẹ nhàng khuyên bảo tôi chứ không gắt gỏng. Tôi cảm thấy anh nhẹ nhàng, là người chồng tốt, gửi gắm được.
Có lần, tôi nói gì là mẹ anh khó tính nhưng không phải nó láo, chỉ là tôi tâm sự chia sẻ với chồng. Có ai cấm điều đó đâu. Nhưng ngay lập tức, tôi bị anh đánh cho chảy máu mồm.(Ảnh minh họa)
Nhưng sau khi kết hôn, mọi thứ hoàn toàn trái ngược. Anh bắt đầu tỏ ra khó chịu khi hai người sống cùng nhau. Tôi cũng không hiểu nguyên nhân vì sao anh lại như vậy nữa. Thật lòng tôi hoang mang vô cùng, người chồng tôi thương yêu lại trở thành một kẻ vũ phu vô cùng. Tôi có nói gì anh cũng không nghe, hơi tí là anh dọa tát. Và có lần tôi cãi, anh tát tôi thật, tát mạnh khiến tôi choáng váng đầu óc. Sau lần đó tôi thất vọng lắm, tôi khóc ngất khi bị anh đánh. Những lần sau anh luôn giữ thái độ hục hặc với tôi.
Có lần, tôi nói gì là mẹ anh khó tính nhưng không phải nó láo, chỉ là tôi tâm sự chia sẻ với chồng. Có ai cấm điều đó đâu. Nhưng ngay lập tức, tôi bị anh đánh cho chảy máu mồm. Tôi sợ quá, chạy khắp sân và trốn anh suốt tối ấy. Anh còn dùng cả chân đạp lên người tôi. Anh ta nói &'đã về nhà này rồi thì an phận mà sống đi, đây không phải nhà mày, rõ chưa?'. Trời ơi, tai tôi không thể nào nghe nổi, tôi như ù đi trước những gì anh nói, tôi hoàn toàn không còn đủ tỉnh táo nữa. Tay run bắn, miệng lắp bắt không nói thành lời. Anh không những đánh tôi mà còn gọi tôi là mày, tao. Thật sợ hãi cho con người tôi đã từng yêu thương tha thiết.
Bây giờ thì tôi đã hiểu, mỗi người có một số phận riêng bạn ạ. Cuộc sống của tôi khác các bạn mà cũng có thể giống các bạn. Sau đúng 5 tháng kết hôn tôi đã phải tự mình viết giấy ly hôn. Cưới nhau được 1 tuần chồng đã bộc lộ rõ bản chất vũ phu đánh tôi đến chảy cả máu mồm. Từ đó liên tiếp những trận đòn mà chẳng có lý do gì to tát giáng xuống đầu tôi.
Cuộc sống của tôi không khác gì địa ngục. Đến giờ tôi đã về nhà mẹ đẻ nhưng chưa đêm nào tôi được ngủ ngon cứ nhắm mắt là tôi lại thấy chồng đánh. Tôi vẫn chưa thể nguôi ngoai được, nỗi đau này không biết đến bao giờ mới có thể quên đi. Thật sự đó là cơn ác mộng lớn nhất đời tôi. Tôi không biết còn tiếp tục tin ai và gửi gắm bản thân cho ai được nữa. Tôi đã cạn kiệt sức lực và niềm tin rồi.
Theo VNE
Bị đánh vì quên bật nước tắm cho chồng Lúc mới cưới, chưa biết bản chất của chồng nên chị còn mở lời nhờ chồng việc nọ việc kia. "Đi làm về là tất bật cơm nước, dọn dẹp, trông con, cày như một con trâu. Còn chồng thì mỗi việc ôm máy tính rồi ăn cơm. Thế mà chỉ quên bật nước tắm cho chồng là ăn ngay cái tát", chị...