“Bạo lực của Mỹ và phương Tây châm ngòi cho Pol Pol và IS”

Theo dõi VGT trên

John Pilger, một cựu phóng viên chiến trường sống tại London và đã hai lần đoạt giải báo chí cao nhất của Anh, vừa có một bài viết thú vị về mối quan hệ giữa các lực lượng mang màu sắc cực đoan như Nhà nước Hồi giáo IS (ISIS, ISIL), Khmer Đỏ với chính sách đối ngoại của Mỹ và phương Tây, đăng trên trang RT của Nga. Vietnam xin được giới thiệu với độc giả về bài viết này.

“Khi truyền tải lại mệnh lệnh của Tổng thống Mỹ Richard Nixon về việc ném bom “quy mô lớn” nhằm vào Campuchia trong năm 1969, Ngoại trưởng Henry Kissinger đã nói câu nổi tiếng: “Không kích bất kỳ thứ gì di chuyển”.

Bạo lực của Mỹ và phương Tây châm ngòi cho Pol Pol và IS - Hình 1

Lực lượng Mỹ ném bom các mục tiêu IS ở thị trấn Kobani

Khi Tổng thống Barack Obama phát động cuộc chiến tranh thứ 7 của ông chống lại thế giới Hồi giáo kể từ lúc được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 2009, những lời nói dối qua dàn dựng của ông sẽ khiến người ta không khỏi nhớ tới sự thành thật đầy chết chóc của Kissinger.

ISIS cũng giống như Khmer Đỏ

Với tư cách một nhân chứng đã thấy tận mắt hậu quả con người phải hứng chịu sau các màn bắn phá điên loạn từ trên không – bao gồm việc các nạn nhân bị đứt đầu, mảnh thi thể của họ bắn lên những cái cây, những cánh đồng – tôi không ngạc nhiên trước việc người ta lại coi nhẹ ký ức và lịch sử thêm một lần nữa.

Một ví dụ sinh động là sự trỗi dậy của Pol Pot và Khmer Đỏ, lực lượng khá giống phong trào Nhà nước Hồi giáo (ISIS) tự xưng hiện đại. Họ đều là những kẻ tàn nhẫn có niềm tin từ thời Trung cổ, với khởi điểm là những lực lượng nhỏ. Họ đều là sản phẩm của một hoạt động tàn phá do Mỹ thực hiện.

Theo Pol Pot, phong trào của ông này có xuất phát điểm chỉ gồm “chưa đầy 5.000 du kích có vũ trang tồi, không rõ ràng về chiến lược, chiến thuật, sự trung thành và lãnh đạo”. Tuy nhiên ngay khi những chiếc máy bay B-52 của Nixon và Kissinger bắt đầu hoạt động oanh kích Campuchia, Pol Pot đã không thể tin nổi vào sự may mắn mà ông ta có được.

Trong giai đoạn 1969 tới 1973, người Mỹ đã ném lượng bom tương đương 5 quả bom nguyên tử xuống các vùng nông thôn Campuchia. Họ đã san phẳng nhiều làng mạc và vẫn trở lại để tiếp tục ném bom các đống đổ nát cùng xác chết.

“Sợi dây chuyền chết chóc” hình thành từ các miệng hố bom có thể nhìn rõ từ trên không. Sự kinh hoàng ở dưới mặt đất đã vượt xa mọi tưởng tượng.

Một cựu quan chức Khmer Đỏ kể rằng những người sống sót sau các cuộc không kích thường trở nên “thẫn thờ, bước đi vô định và câm nín trong suốt 3 đến 4 ngày liền”. Kinh hãi và điên dại, người dân đã tin vào những gì Khmer Đỏ nói với họ. Lực lượng này đã dễ dàng có được lòng dân.

Ước tính từ cuộc điều tra do Ủy ban chính phủ Phần Lan thực hiện cho thấy có 600.000 người Campuchia đã chết trong cuộc nội chiến diễn ra ở nước này. Báo cáo đánh giá hoạt động đánh bom của Mỹ là “giai đoạn đầu trong một thập kỷ diệt chủng”. Những gì Nixon và Kissinger khởi đầu, Pol Pot và tay sai đã hoàn tất nốt. Dưới bom Mỹ, Khmer Đỏ lớn mạnh thành một đạo quân đáng gờm lên tới 200.000 người.

Bush và Blair đã phá tan sự thanh bình

ISIS có chung một quá khứ và hiện tại như thế. Theo các học giả, cuộc xâm lược của Mỹ và Anh vào Iraq hồi năm 2003 đã dẫn tới cái chết của khoảng 700.000 người, tại một đất nước không hề có lịch sử cực đoan.

Ở Iraq, người Kurd đã đạt được các thỏa thuận về chính trị và lãnh thổ. Người Hồi giáo Sunni và Shiite có những khác biệt về sắc tộc và đẳng cấp, nhưng họ vẫn hòa hoãn với nhau. Hoạt động kết hôn giữa người Sunni và Shiite diễn ra thường xuyên.

Ba năm trước khi diễn ra cuộc xâm lăng, tôi đã lái xe dọc theo chiều dài Iraq mà chẳng sợ gì. Trên đường, tôi gặp nhiều người Iraq, rất tự hào vì được là dân Iraq.

Tổng thống Mỹ George W. Bush và Thủ tướng Anh Tony Blair khi đó đã phá tan sự thanh bình này. Iraq giờ là cái tổ của hoạt động cực đoan. Al-Qaeda, như những kẻ cực đoan của Pol Pot, đã nắm lấy cơ hội mang tới từ chiến dịch Sốc và sợ hãi do Anh – Mỹ phát động, cũng như cuộc nội chiến hình thành sau đó, để trỗi dậy.

“Các tay súng chống đối” ở Syria còn được trao cho các phần thưởng lớn hơn, với Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và các nước vùng Vịnh thi nhau đổ vũ khí, khí tài và tiền bạc vào đây qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ. Sự xuất hiện của các tay súng mới từ nước ngoài là điều khó tránh khỏi.

Video đang HOT

Bạo lực của Mỹ và phương Tây châm ngòi cho Pol Pol và IS - Hình 2

Lính thủy đánh bộ Mỹ tham gia chiến dịch lật đổ chế độ Saddam Hussein năm 2003

Cựu đại sứ Anh Oliver Miles đã viết gần đây rằng: “Chính quyền (Thủ tướng Anh David Cameron) dường như đang đi theo chân (cựu Thủ tướng) Blair, người đã phớt lờ những lời khuyên từ Bộ Ngoại giao, Cơ quan tình báo MI5 và MI6 rằng chính sách Trung Đông của chúng ta – đặc biệt là các cuộc chiến ở Trung Đông – đã là động lực chủ đạo giúp đỡ hoạt động tuyển mộ người Hồi giáo ở Anh tham khủng bố”.

Có thể nói ISIS là đứa con của những kẻ ở Washington và London, đã phá tan Iraq với tư cách một đất nước, một xã hội. Những kẻ đó đã âm mưu thực hiện một tội ác lớn chống lại loài người. Giống Pol Pot và Khmer Đỏ, ISIS là một biến dị của hoạt động khủng bố có gốc phương Tây, được đưa ra bởi một kẻ nắm quyền lớn như ông hoàng, nhưng lại dễ bị mua chuộc, không hề e sợ phải lãnh hậu quả từ các hành động được thực hiện tại một đất nước xa xôi về cả khoảng cách địa lý lẫn văn hóa. Tội lỗi của chúng không được đề cập tới trong các xã hội của “chúng ta”.

Đã 23 năm kể từ khi cơn ác mộng diệt chủng này hình thành tại Iraq, ngay sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh đầu tiên, khi Mỹ và Anh chiếm lấy Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và triển khai các lệnh cấm vận mang tính trừng phạt nhằm vào người dân Iraq.

Nghiệt ngã thay, việc này đã củng cố quyền lực của Saddam Hussein. Đó là một sự vây hãm kiểu Trung cổ. Gần như mọi thứ có thể nuôi dưỡng một nhà nước hiện đại đã bị chặn lại, từ chlorine để làm nước sạch cho tới bút chì dùng trong các trường học, linh kiện máy X-quang, thuốc giảm đau, thuốc chống ung thư hình thành từ đạn Uranium nghèo nằm lại tại các chiến trường miền Nam Iraq.

Ngay trước Giáng Sinh 1999, Bộ Thương mại và công nghiệp London đã giới hạn hoạt động xuất khẩu vắc xin được dùng để bảo vệ trẻ em Iraq chống các căn bệnh như sốt vàng da và bệnh bạch cầu. Kim Howells, một viên bác sĩ và là Thứ trưởng Ngoại giao trong chính quyền Blair giải thích rằng nguyên nhân do các loại vắc xin có thể được dùng trong vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Chính quyền Anh đã thoát khỏi những hành động đáng phẫn nộ như thế vì báo chí đưa tin về Iraq khi đó – dưới sự thao túng của Bộ Ngoại giao Anh – đã đổ sạch mọi lỗi lầm cho Saddam Hussein.

Dưới cái mác chương trình “nhân đạo” Đổi dầu lấy lương thực, mỗi người Iraq gần như chỉ được trao cho có 100 USD để sống trong 1 năm trời. Số tiền này hoàn toàn không đủ.

“Hãy tưởng tượng” – Trợ lý Tổng thư ký LHQ Hans Von Sponeck từng nói với tôi – “việc bị đẩy vào trong bối cảnh thiếu nước sạch với đa số người ốm không được chữa bệnh, cũng như gánh nặng tâm lý của việc phải sống mòn mỗi ngày và anh sẽ thấy được một phần cơn ác mộng. Và hãy đừng nhầm lẫn, vì chuyện này do cố ý mà ra”.

Kinh tởm trước thực tế, Von Sponeck đã từ chức Điều phối viên nhân đạo của LHQ ở Iraq. Người tiền nhiệm của ông là Denis Halliday, một con người đầy danh dự, cũng đã từ chức. “Tôi được hướng dẫn việc thực thi một chính sách làm thỏa mãn định nghĩa diệt chủng: một chính sách về cơ bản đã sát hại hơn 1 triệu người, gồm người lớn và trẻ em” – ông Halliday nói.

Một nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng LHQ thấy rằng từ năm 1991 tới năm 1998, thời kỳ đỉnh cao của hoạt động cấm vận, đã có hơn 500.000 trẻ dưới 5 tuổi ở Iraq thiệt mạng. Một phóng viên truyền hình Mỹ hỏi bà Madeleine Albright, Đại sứ Mỹ ở LHQ, rằng liệu cái giá này có đáng không và bà Albright trả lời “Có”.

Tại sao không thể đàm phán?

Ngày 25/9 năm nay, một bài báo đăng trên tờ Guardian giật tít như sau: “Đối mặt với nỗi kinh sợ của ISIS, chúng ta phải hành động”. Cụm từ “chúng ta phải hành động” là một sự lên gân giả tạo. Nó giống như tín hiệu cảnh báo về hoạt động đè nén ký ức cũ, chối bỏ các bài học mà người ta đã thu được và không có chút hối tiếc hay hổ thẹn nào.

Tác giả bài báo này là Peter Hain, cựu quan chức ngoại giao phụ trách vấn đề Iraq dưới thời Blair. Năm 1998, khi Denis Halliday hé lộ những khổ sở của người dân Iraq mà chính quyền Blair cũng phải chịu trách nhiệm, Hain đã xuất hiện trên chương trình Newsnight của đài BBC, cáo buộc ông là người “xin lỗi thay cho Saddam”.

Năm 2003, Hain ủng hộ cuộc xâm lăng của Anh Mỹ vào Iraq, vốn dựa trên những lời nói dối trắng trợn. Nay ông ta lại yêu cầu việc “không kích, dùng máy bay không người lái, chuyển trang thiết bị quân sự và những sự hỗ trợ khác” cho những người “đang đối mặt với nguy cơ bị diệt chủng” ở Iraq và Syria.

Ngày bài báo của Hain xuất hiện, Denis Halliday và Hans Von Sponeck đều ở London và họ đã gặp tôi. Họ đã không hề sốc trước tính đạo đức giả chết người của một chính trị gia, nhưng lên án sự thiếu vắng của một hoạt động ngoại giao thông minh nhằm giúp mang tới việc ngừng bắn. Trên khắp thế giới, từ Bắc Ireland tới Nepal, những người từng coi nhau là khủng bố, là kẻ thù không đội trời chung, đều đã ngồi vào bàn đàm phán. Tại sao điều này không thể diễn ra ở Iraq và Syria?

Bạo lực của Mỹ và phương Tây châm ngòi cho Pol Pol và IS - Hình 3

Người tị nạn Syria chạy sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ

Giống dịch bệnh Ebola từ Tây Phi, một vi khuẩn có tên “chiến tranh không ngừng” đã đi qua Đại Tây Dương. David Richards, người cho tới gần đây vẫn lãnh đạo quân đội Anh, giờ còn muốn đưa quân tới chiến trường. Có một sự đồng lõa giữa David Cameron, Barack Obama và “liên minh ý nguyện” khi họ kê thêm các liều bạo lực, được chuyển xuống từ độ cao 10.000 mét, tới những nơi mà máu hình thành từ các cuộc phiêu lưu trước chưa bao giờ khô.

Tuy nhiên chuyện này chẳng có gì mới, như tài liệu tình báo bị rò rỉ dưới đây cho thấy: “Để hoạt động của lực lượng giải phóng trở nên dễ dàng hơn… cần dùng các đơn vị đặc biệt để tiêu diệt một số cá nhân quan trọng chủ chốt và gây ra bất ổn nội bộ ở Syria. Cục tình báo trung ương đã được chuẩn bị và SIS (MI6) sẽ tiến hành các hoạt động phá hoại nhỏ và các vụ tấn công chớp nhoáng trong Syria… tạo ra mức độ sợ hãi cần thiết… các vụ đụng độ qua dàn dựng ở vùng biên sẽ mang tới cơ sở để tiến hành can thiệp… CIA và SIS cần sử dụng… khả năng trên cả lĩnh vực tâm lý và hoạt động ngoài chiến trường để tạo căng thẳng”. Những dòng này được viết vào năm 1957, dù khi đọc nó người ta tưởng mới được viết vào ngày hôm qua.

Trong thế giới đế quốc, gần như chẳng có gì thay đổi. Năm ngoái, cựu Ngoại trưởng Pháp Roland Dumas tiết lộ rằng “2 năm trước các cuộc nổi dậy mùa Xuân Arab”, ông được thông báo tại London rằng một cuộc chiến ở Syria đã được lên kế hoạch.

“Tôi sẽ cho các bạn biết một điều” – ông nói trong cuộc phỏng vấn với kênh LPC của Đài truyền hình Pháp – “Tôi đã ở Anh 2 năm trước khi bạo lực Syria diễn ra. Tôi đã gặp các quan chức Anh, những người cho tôi biết rằng họ đang chuẩn bị một số thứ ở Syria… Anh đang tổ chức một cuộc xâm chiếm của các chiến binh nổi dậy vào Syria. Họ thậm chí còn hỏi tôi có muốn tham gia không, dù tôi đã không còn là Ngoại trưởng nữa… Chiến dịch này đã được chuẩn bị, thai nghén và lên kế hoạch trước”

Đối thủ hiệu quả duy nhất của ISIS, nghiệt ngã thay lại là những quốc gia và lực lượng bị phương Tây căm ghét như Syria, Iran, Hezbollah. Yếu tố gây trở ngại là Thổ Nhĩ Kỳ, một “đồng minh” và là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO). Nước này đã đồng lõa với CIA, MI6 và những tổ chức khác ở vùng Vịnh để hỗ trợ các “chiến binh nổi dậy” Syria, gồm những kẻ giờ đã tự nhận mình là ISIS.

Hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thực hiện tham vọng lâu nay là trở thành quốc gia thống trị khu vực, thông qua việc lật đổ chính quyền Syria, đã báo hiệu về việc sẽ xảy ra một cuộc chiến quy ước lớn, phá nát một quốc gia đa dạng sắc tộc nhất Trung Đông.

Một lệnh ngừng bắn – dù khó thực hiện – là lối thoát duy nhất khỏi mê cung này. Nếu không, hoạt động cắt đầu sẽ tiếp tục diễn ra.

Cùng lệnh ngừng bắn, cần phải ngừng ngay việc chuyển các loại vật liệu phục vụ chiến tranh tới Israel và công nhận nhà nước Palestine. Vấn đề Palestine là vết thương mở gây nhức nhối nhất khu vực, góp phần giúp chủ nghĩa cực đoan trỗi dậy.

Cách đây hơn 40 năm, việc Nixon-Kissinger ném bom Campuchia đã tạo ra làn sóng khổ đau khiến đất nước này chưa từng gượng dậy được. Điều tương tự đã diễn ra ở Iraq sau tội ác của Blair-Bush. Gần đây, Henry Kissinger lại ra một cuốn sách với cái tên thật châm biếm: “Trật tự thế giới”.

Một bài viết đánh giá cuốn sách đã nịnh hót Kissinger, gọi ông ta là “nhân vật chủ chốt đã định hình một trật tự thế giới vẫn ổn định trong 1/4 thế kỷ. Hãy nói điều này với nhân dân Campuchia, Việt Nam, Lào, Chile, Đông Timor và các nạn nhân khác của ông ta. Chỉ khi “chúng ta” nhận ra những kẻ phạm tội ác chiến tranh trong hàng ngũ của mình, khi đó máu mới có thể bắt đầu khô”.

Theo Vietnam

Trung Quốc viện trợ hàng tỉ USD, Campuchia vẫn nghi ngờ Bắc Kinh

Trung Quốc đã dung túng, nuôi dưỡng lực lượng diệt chủng khét tiếng Khmer Đỏ gây ra cái chết của khoảng 1,7 triệu người và gần như phá hủy đất nước Campuchia.

Trung Quốc viện trợ hàng tỉ USD, Campuchia vẫn nghi ngờ Bắc Kinh - Hình 1

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.

The Diplomat ngày 7/10 đăng bài phân tích của Phoak Kung từ đại học J. Mengly Quach, thành viên cao cấp Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia bình luận, chưa bao giờ dễ dàng để vẽ một bức tranh màu hồng của mối quan hệ Campuchia - Trung Quốc. Mặc dù có nhiều hoạt động thăm viếng cấp cao và những màn thể hiện tình hữu nghị, nhưng sự mất lòng tin giữa 2 quốc gia vẫn còn sâu sắc và phổ biến.

Mỉa mai hơn nữa là ngay cả khi Trung Quốc đã viện trợ hàng tỉ USD, cho vay và đầu tư vào quốc gia được Bắc Kinh xem như đồng minh thân cận trong những năm qua, có vẻ như vẫn không thể khắc phục được sự thâm hụt lòng tin và uy tín.

Theo Phoak Kung, lịch sử có thể hữu ích trong việc lý giải vấn đề hóc búa này. Bắc Kinh và Phnom Penh có quan hệ ngoại giao chính thức năm 1958, thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi Hoàng thân Sihanouk quyết định thực hiện chính sách không liên kết.

Nhưng phương Tây luôn ngờ vực các mối quan hệ gần gũi giữa ông với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Sihanouk vẫn tiếp tục đóng vai trò tủng tâm trong việc duy trì, bảo vệ quan hệ với Bắc Kinh.

Từ năm 1975 đến 1978, Trung Quốc đã dung túng, nuôi dưỡng lực lượng diệt chủng khét tiếng Khmer Đỏ gây ra cái chết của khoảng 1,7 triệu người và gần như phá hủy đất nước Campuchia. Hơn nữa Trung Quốc cũng là một trong số ít các quốc gia tiếp tục hỗ trợ Khmer Đỏ sau khi bọn diệt chủng này bị Cộng hòa Nhân dân Campuchia, tiền thân đảng Nhân dân Campuchia CPP lật đổ dưới sự hỗ trợ của quân tình nguyện Việt Nam.

Việc ký Hiệp định Hòa bình Paris ngày 23/10/1991 đã giúp chấm dứt cuộc nội chiến, nhưng nó không làm cho mối quan hệ Campuchia - Trung Quốc ngay lập tức bình thường. Ngay cả khi đảng bảo hoàng Funcinpec thân Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 1993 cũng không thể khôi phục hoàn toàn quan hệ với Bắc Kinh.

CPP đã duy trì được ảnh hưởng và quyền lực chặt chẽ. Các nhà lãnh đạo của đảng này đã cảnh giác với Trung Quốc vì những mối quan hệ rắc rối trong quá khứ. Quan hệ Bắc Kinh - Phnom Penh chỉ thực sự bắt đầu cải thiện từ năm 1997, cách giải thích có thể là do hậu quả của cuộc đụng độ chết người tháng 7 năm đó, rõ ràng CPP sẽ là thế lực thống trị vũ đài chính trị Campuchia khi đánh bại lực lượng bảo hoàng Funcinpec.

Trung Quốc viện trợ hàng tỉ USD, Campuchia vẫn nghi ngờ Bắc Kinh - Hình 2

Vợ chồng Tập Cận Bình chiêu đãi mẹ con Quốc vương Campuchia Sihamoni mới đây tại Điếu Ngư Đài khi Thái hậu Campuchia qua Bắc Kinh chữa bệnh. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Những dịch chuyển cân bằng quyền lực nội bộ Campuchia đã làm cho Trung Quốc nhận ra rằng cần phải xem xét lại các chiến lược trong quá khứ và ủng hộ các nhà lãnh đạo CPP nếu muốn khôi phục quan hệ ngoại giao đổ nát với Campuchia. Kết quả là Bắc Kinh nhanh chóng nổi lên thành một trong những nhà tài trợ quan trọng nhất của quốc gia này.

Bên cạnh hỗ trợ tài chính, Trung Quốc cũng đã giúp Campuchia tăng cường lực lượng an ninh, cung cấp các thiết bị quân sự trị giá hàng triệu USD cho đồng minh của mình. Chỉ trong năm 2010, Trung Quốc đã đồng ý cung cấp cho Campuchia 257 xe tải quân sự và 50 ngàn bộ quân phục cho các lực lượng vũ trang Campuchia.

Ngoài ra Bắc Kinh cung cấp 1000 khẩu súng ngắn, 50 ngàn viên đạn cho lực lượng cảnh sát quốc gia Campuchia. Đây chỉ là một vài điểm nổi bật trong hợp tác quân sự 2 nước.

Sau cuộc khủng hoảng bầu cử tháng 7/2013, trong đó phe đối lập Cứu quốc Campuchia (CNRP) tuyên bố tẩy chay kết quả, Trung Quốc là một trong số ít quốc gia ủng hộ chiến thắng của CPP. Tháng 8/2013 Vương Nghị sang Phnom Penh và hứa hẹn với các tầng lớp cầm quyền rằng Trung Nam Hải sẽ hỗ trợ vững chắc cho họ để tránh can thiệp, xáo trộn từ nước ngoài.

Đổi lại, các nhà lãnh đạo CPP ủng hộ mạnh mẽ chính sách "một Trung Quốc". Năm 1997, Campuchia đóng cửa Văn phòng Kinh tế và văn hóa Đài Bắc. Tháng 7/2014, Hun Sen khẳng định rằng quan điểm bất di bất dịch của Campuchia là "một Trung Quốc". Phnom Penh cũng khiến phương Tây tức giận sau khi trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ xin tị nạn về Trung Quốc ngày 19/12/2009.

Trong hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012, Campuchia đã sử dụng vai trò Chủ tịch luân phiên khối để ngăn cản các nhà lãnh đạo khu vực ra một tuyên bố mạnh mẽ về căng thẳng ở Biển Đông để làm hài lòng Bắc Kinh. Động thái này đã vấp phải rất nhiều chỉ trích.

Trung Quốc viện trợ hàng tỉ USD, Campuchia vẫn nghi ngờ Bắc Kinh - Hình 3

Bà Bố Kiến Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia trao tặng các thiết bị quân sự cho quân đội, cảnh sát nước sở tại. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Những sự việc này cho thấy rõ ràng mối quan hệ Campuchia - Trung Quốc mạnh hơn bao giờ hết, Campuchia có lẽ là đồng minh đầu tiên để Bắc Kinh duy trì ảnh hưởng tại Đông Nam Á nên theo logic thông thường, không có lý do gì 2 nước không làm việc cùng nhau.

Tuy nhiên quan hệ Campuchia - Trung Quốc vẫn mong manh như sợi chỉ treo chuông. Tất nhiên từ quan điểm của các tầng lớp cầm quyền Trung Quốc, quan hệ tốt dường như là điều hiển nhiên vì cả Bắc Kinh và Phnom Penh đều có điều họ muốn. Nhưng nó chỉ xảy ra với giả định chính phủ của họ nắm vững quyền lực. Với bối cảnh chính trị thay đổi, giả định này không có gì chắc chắn với Campuchia.

Người Trung Quốc sẽ cảm thấy có gì đó không hợp lý hi họ đã đưa hàng tỉ USD sang quốc gia này. Tuy nhiên nếu Bắc Kinh muốn duy trì quan hệ mạnh mẽ và lâu dài với Phnom Penh, họ sẽ phải vượt qua cách tiếp cận hiện nay và ủng hộ hào phóng hơn nữa, đặc biệt là cho các tầng lớp người dân Campuchia chứ không phải một bộ phận quan chức.

Không giống như các đối tác phương Tây, Trung Quốc không ủng hộ dân chủ hay nhân quyền, các vấn đề quản lý nội bộ khác. Trong thực tế, Trung Quốc cần có chính sách để xây dựng lòng tin trong dân Campuchia, trong đó cần đầu tư nhiều hơn cho những người trẻ, lực lượng đang ngày càng lớn mạnh trong nền địa chính trị Campuchia.

Trong thập kỷ qua, nền kinh tế Campuchia đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, đưa hàng triệu người thoát khỏi đời sống nghèo đói cùng cực. Tuy nhiên nước này vẫn đối mặt với sự thâm hụt kỹ năng nghiêm trọng. Trung Quốc đã có thể giúp đỡ bằng cách cung cấp kinh phí học bổng đàu tạo nghề, tăng năng suất cho hàng trăm doanh nghiệp Trung Quốc tại Campuchia đang vật lộn để tuyển dụng công nhân tay nghề cao.

Nhưng trên thực tế, viện trợ của Trung Quốc cho Campuchia lại gây ra những lời chỉ trích nặng nề. Nhiều nước phương Tây cáo buộc Trung Quốc viện trợ "vô điều kiện" cho Campuchia khiến chất lượng của các dự án được tài trợ đều có vấn đề. Cầu đường do Trung Quốc tài trợ và xây dựng có chất lượng kém. Ngay cả trực thăng quân sự Trung Quốc viện trợ cho Campuchia cũng bị rơi hôm 14/7 vừa qua.

Đó là một lời nhắc nhở tàn nhẫn với Bắc Kinh rằng họ thực sự cần phải suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình khi viện trợ cho Campuchia. Trung Quốc được xem là rất ít quan tâm đến việc hỗ trợ các vấn đề xã hội, ngược lại với các nước phương Tây thường tập trung vào các đối tượng nghèo và dễ bị tổn thương, đó là lý do tại sao dân thường Campuchia tin cậy phương Tây hơn là Trung Quốc.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Lầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội MỹLầu Năm Góc 'chấn động' khi Tổng thống Trump sa thải chỉ huy cao nhất của quân đội Mỹ
14:37:42 22/02/2025
Tác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu ÂuTác động của việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine với kinh tế châu Âu
14:28:55 23/02/2025
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông ZelenskyTỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky
23:24:25 21/02/2025
Ông Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với NgaÔng Elon Musk tuyên bố Ukraine đã đi quá xa trong xung đột với Nga
16:09:23 22/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệtLãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt
15:30:02 23/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sảnMỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
16:28:48 22/02/2025

Tin đang nóng

Phát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luậnPhát ngôn về chuyện sao kê của mẹ bé Bắp làm dậy sóng MXH giữa lúc tắt tính năng bình luận
17:38:17 23/02/2025
Đi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắcĐi xem múa lân, người phụ nữ nhặt được tờ vé số trúng độc đắc
17:00:00 23/02/2025
Hãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uốngHãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uống
16:39:31 23/02/2025
"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương"Em chữa lành được cho thế giới nhưng lại không chữa được cho chính mình": Câu chuyện buồn của cô gái 24 tuổi khiến hàng triệu người tiếc thương
16:56:52 23/02/2025
Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?Uông Tiểu Phi đã đón 2 con về Bắc Kinh, mẹ Từ Hy Viên quyết đòi rể cũ trả món nợ 900 tỷ đồng?
20:02:56 23/02/2025
Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"
17:20:47 23/02/2025
Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh việnNằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện
18:02:42 23/02/2025
Nhóm thanh niên cầm kiếm lao vào sân bóng đe dọa, bắt cầu thủ quỳ gốiNhóm thanh niên cầm kiếm lao vào sân bóng đe dọa, bắt cầu thủ quỳ gối
17:44:43 23/02/2025

Tin mới nhất

Sư sãi Campuchia muốn tù nhân đổi màu áo để tránh gây nhầm lẫn

Sư sãi Campuchia muốn tù nhân đổi màu áo để tránh gây nhầm lẫn

21:39:49 23/02/2025
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.
Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu

Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu

21:08:30 23/02/2025
Ông Elon Musk thu hút sự chú ý khi giương cao chiếc cưa máy tại sự kiện cho phe bảo thủ diễn ra ở Mỹ, tiếp tục cam kết theo đuổi chính sách cắt giảm bộ máy chính phủ.
Cảnh sát Philippines đột kích công ty đánh bạc trực tuyến, bắt 5 chủ người Trung Quốc

Cảnh sát Philippines đột kích công ty đánh bạc trực tuyến, bắt 5 chủ người Trung Quốc

20:55:10 23/02/2025
Cảnh sát Philippines đã bắt giữ hơn 450 người trong cuộc đột kích vào một công ty điều hành đánh bạc trực tuyến được cho là do người Trung Quốc điều hành.
Liên kết tăng thế, thêm lực

Liên kết tăng thế, thêm lực

20:49:00 23/02/2025
Sự tham gia của Brazil giúp cho tập hợp OPEC+ bao gồm 12 nước thành viên của tổ chức OPEC và 10 quốc gia khác gia tăng đáng kể cả thế và lực.
Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

19:55:06 23/02/2025
Một nạn nhân được cho là công nhân tại nhà máy đã được đưa đến bệnh viện để điều trị ngạt khói và bỏng. Trong quá trình xảy ra sự cố, người dùng thiết bị di động đã nhận được cảnh báo qua tin nhắn khuyên họ tránh xa khu vực này.
Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

19:48:39 23/02/2025
Các nghệ nhân của Fukui dựa trên truyền thống hàng thế kỷ làm lưỡi dao, đồ mộc, đồ sơn mài, đồ gốm và giấy, để đưa ngành nghề truyền thống địa phương trở thành một đặc trưng văn hóa nổi tiếng của Nhật Bản.
Đặc sắc Lễ hội Voi Sayaboury

Đặc sắc Lễ hội Voi Sayaboury

19:37:31 23/02/2025
Chị Chleo Maupome, du khách từ Pháp, cho biết đây là lần đầu tiên chị đến với lễ hội và đặc biệt thích thú các màn trình diễn ngộ nghĩnh của những chú voi.
'Ông Trump rất thất vọng về ông Zelensky, muốn Ukraine thỏa thuận khoáng sản 500 tỉ USD'

'Ông Trump rất thất vọng về ông Zelensky, muốn Ukraine thỏa thuận khoáng sản 500 tỉ USD'

19:35:46 23/02/2025
Nhà Trắng kêu gọi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngừng chỉ trích Tổng thống Donald Trump, mà hãy ký kết thỏa thuận khoáng sản trị giá 500 tỉ USD.
Châu Âu vẫn chia rẽ về giải pháp hòa bình cho Ukraine

Châu Âu vẫn chia rẽ về giải pháp hòa bình cho Ukraine

19:32:37 23/02/2025
Thông báo của Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết ông Starmer và Chủ tịch EC nhất trí rằng châu Âu cần đẩy mạnh các biện pháp cũng như thể hiện trách nhiệm vì lợi ích an ninh chung của châu lục.
Nhân vật gây tranh luận nảy lửa chính thức trở thành giám đốc FBI

Nhân vật gây tranh luận nảy lửa chính thức trở thành giám đốc FBI

19:28:56 23/02/2025
Việc ông Patel (45 tuổi) được ông Trump làm giám đốc FBI đã gây ra sự phản đối dữ dội từ đảng Dân chủ, nhưng cuối vẫn được Thượng viện Mỹ (do đảng Cộng hòa kiểm soát) chấp thuận với tỷ lệ bỏ phiếu 51-49.
Nga tấn công Ukraine bằng số lượng UAV nhiều kỷ lục

Nga tấn công Ukraine bằng số lượng UAV nhiều kỷ lục

19:18:43 23/02/2025
Trong một bài đăng trên Telegram, Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước Ukraine cho biết các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại đáng kể tại nhiều địa điểm.
Quân đội Israel tiến hành chiến dịch rầm rộ sau khi loạt xe buýt bị đánh bom

Quân đội Israel tiến hành chiến dịch rầm rộ sau khi loạt xe buýt bị đánh bom

19:16:47 23/02/2025
Nhiều xe buýt bị đặt chất nổ, đánh bom tại 2 thành phố Bat Yam và Holon ở Israel, khiến Thủ tướng Benjamin Netanyahu chỉ đạo quân đội tiến hành chiến dịch truy quét khủng bố.

Có thể bạn quan tâm

Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar

Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar

Sao âu mỹ

21:48:11 23/02/2025
Việc Ariana Grande nhận đề cử Oscar 2025 là một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của cô, đánh dấu sự chuyển mình từ một ca sĩ nhạc pop đình đám sang một diễn viên điện ảnh thực thụ.
Kanye West bị tẩy chay diện rộng: Liên tục có hành động và phát ngôn mất kiểm soát, tình trạng tâm lý ngày càng bất ổn

Kanye West bị tẩy chay diện rộng: Liên tục có hành động và phát ngôn mất kiểm soát, tình trạng tâm lý ngày càng bất ổn

Nhạc quốc tế

21:45:44 23/02/2025
Thiên tài thường có bộ não, suy nghĩ khác thường (theo hướng tích cực) nhưng Kanye lại để chính cái nguyên thủy đó nhấn chìm anh.
Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích

Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích

Sao thể thao

21:36:18 23/02/2025
Cựu tiền đạo ĐT Scotland Ally McCoist vẫn đánh giá thấp màn trình diễn của tân binh trị giá 50 triệu bảng của MU là Manuel Ugarte ngay cả khi ngôi sao người Uruguay tỏa sáng giúp đội nhà hòa Everton tại Goodison Park.
Vụ giết vợ rồi phân xác xuống biển: Phần thi thể trôi dạt đến Ninh Thuận?

Vụ giết vợ rồi phân xác xuống biển: Phần thi thể trôi dạt đến Ninh Thuận?

Pháp luật

21:32:51 23/02/2025
Công an tỉnh Quảng Nam nhận định một phần thi thể nữ giới trôi dạt vào tận bờ biển tỉnh Ninh Thuận vào sáng 16.2 có thể cũng là thi thể của nạn nhân trong vụ giết vợ phân xác xuống biển ở TP.Đà Nẵng.
Câu hỏi hack não khiến 4 nhà leo núi Đường Lên Đỉnh Olympia chịu thua

Câu hỏi hack não khiến 4 nhà leo núi Đường Lên Đỉnh Olympia chịu thua

Netizen

21:30:18 23/02/2025
Chỉ có thời gian ngắn ngủi nhưng đề bài lại dài, nhiều dữ kiện, cộng thêm tâm lý bối rối khi đứng trên sân khấu khiến Mạnh Tùng trả lời sai và bỏ lỡ cơ hội lấy điểm.
Dương Domic bắt chước Sơn Tùng M-TP?

Dương Domic bắt chước Sơn Tùng M-TP?

Sao việt

21:29:32 23/02/2025
Cư dân mạng xôn xao bàn luận cho rằng Dương Domic học theo Sơn Tùng khi nhận ra hành động này khá quen thuộc, từng xuất hiện trong các buổi biểu diễn của ca sĩ gốc Thái Bình.
Quảng Bình: Qua suối trượt chân, 2 người đuối nước tử vong

Quảng Bình: Qua suối trượt chân, 2 người đuối nước tử vong

Tin nổi bật

21:24:09 23/02/2025
Tối 22.2, thông tin từ UBND xã Quảng Sơn (TX.Ba Đồn, Quảng Bình) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 2 người tử vong.
Trịnh Sảng bị tố làm nhân tình của đại gia lừa đảo ở Mỹ, lộ điều khoản "bán thân" gây sốc?

Trịnh Sảng bị tố làm nhân tình của đại gia lừa đảo ở Mỹ, lộ điều khoản "bán thân" gây sốc?

Sao châu á

21:23:49 23/02/2025
Ngày 23/2, tờ Sohu đưa tin MXH Weibo dậy sóng với thông tin Trịnh Sảng đang làm nhân tình của 1 đại gia lừa đảo tại Mỹ.
Chuyện gì đã xảy ra khiến NSX Anh Tài - Chị Đẹp phải xin lỗi SOOBIN và người hâm mộ?

Chuyện gì đã xảy ra khiến NSX Anh Tài - Chị Đẹp phải xin lỗi SOOBIN và người hâm mộ?

Tv show

21:14:04 23/02/2025
Vừa qua, SOOBIN chính thức được công bố sẽ tham gia chương trình Tân Binh Toàn Năng với vai trò Nhà sản xuất toàn năng.
Loại quả giúp mắt sáng khỏe, ở Việt Nam có đầy, nhiều người không biết mà mua

Loại quả giúp mắt sáng khỏe, ở Việt Nam có đầy, nhiều người không biết mà mua

Sức khỏe

20:08:25 23/02/2025
Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng flavonoid trong dâu tằm giúp bảo vệ mắt khỏi sự tấn công của ánh sáng xanh, một yếu tố gây hại cho mắt trong thời đại công nghệ hiện nay.
Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng

Châu Lê Thu Hằng phối trang phục màu sắc đầy ấn tượng

Phong cách sao

19:50:14 23/02/2025
Fashionista Châu Lê Thu Hằng, cựu tiếp viên hàng không hiện sống và làm việc tại Mỹ, gây chú ý với loạt ảnh phối đồ ấn tượng, đầy màu sắc.