Bão, lũ tiếp tục đe dọa miền Trung
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Trung chưa kịp rút, nơi đây lại tiếp tục đối diện với áp thấp sẽ mạnh lên thành bão, đổ bộ gây mưa rất lớn và ngập lụt kéo dài trong nhiều ngày tới
Trước diễn biến mưa lũ phức tạp ở khu vực miền Trung, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Công điện số 1372/CĐ-TTg ngày 8-10 của Thủ tướng về việc tập trung đối phó với mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.
Lũ chồng lũ
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, đợt mưa rất to trên diện rộng vừa qua kéo dài từ ngày 6 đến 10-10 tại Trung Bộ, trong đó trọng tâm là các tỉnh Trung Trung Bộ, có tổng lượng phổ biến từ 600-1.200 mm, một số nơi trên 1.200 mm.
Mưa lớn đã gây sạt lở đất vùng núi các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam gây ách tắc giao thông, lũ lên cao gây ngập lụt sâu, diện rộng làm nhiều vùng dân cư bị chia cắt, cô lập. Tại Quảng Bình có 6 huyện ngập sâu từ 0,3-1 m, Quảng Trị có 9 huyện bị ngập sâu từ 1-2 m, Thừa Thiên – Huế có 5 huyện bị ngập sâu từ 0,3-2 m, một số huyện tại tỉnh Quảng Nam cũng bị ngập gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
Dự báo, những ngày sắp tới mưa rất to trên diện rộng tại các tỉnh Trung Bộ, nhiều khả năng còn kéo dài. Đặc biệt, một đợt áp thấp nhiệt đới (ATNĐ đang hình thành trên biển Đông, di chuyển hướng vào đất liền các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ. Dự kiến, ATNĐ mạnh lên thành bão và đến 4 giờ hôm nay (11-10), vị trí tâm bão cách Quảng Nam khoảng 550 km, cách Quảng Ngãi khoảng 460 km, cách Bình Định khoảng 430 km về phía Đông. Trong 12-24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định, sau đó suy yếu thành ATNĐ. Do ATNĐ kết hợp gió mùa đông bắc, khả năng cao sẽ khiến mưa rất to trên diện rộng ở các tỉnh miền Trung, nguy cơ tiếp tục gây lũ lớn, ngập lụt, sạt lở đất.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, ngay trong chiều 10-10, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai – Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, các bộ, ngành tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến của ATNĐ, chủ động các biện pháp ứng phó mưa lũ; thông báo cho chủ các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Nhiều căn nhà tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng bị nước lụt chia cắt Ảnh: Quang Luật
Khẩn cấp sơ tán dân
Tại tỉnh Quảng Nam, trong ngày 10-10, tiếp tục có mưa rất lớn ở hầu khắp các huyện Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, thị xã Điện Bàn, TP Hội An, TP Tam Kỳ, gây ngập nặng. Trong đó, ngập nặng nhất là tại vùng “rốn lũ” ở huyện Đại Lộc. 34 hộ sống tại khu vực thấp trũng ở xã Đại Phong và Đại Minh của huyện này được sơ tán đến nơi an toàn. Ngay trong ngày, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam; đồng thời ký ban hành công điện, yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện hàng loạt giải pháp để phòng chống lũ, khẩn cấp di dời người dân ở các vùng trũng thấp đến nơi an toàn trước 17 giờ ngày 10-10.
Trong ngày 10-10, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ra công điện yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện chỉ đạo triển khai phương án phòng chống ATNĐ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất. Lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai ngay phương án sơ tán nhân dân, sinh viên, công nhân sống trong các nhà trọ, nhà tạm, nhà không kiên cố đến nơi an toàn, hoàn thành trước 15 giờ ngày 10-10. Mưa lũ đã làm 2 thuyền viên ở quận Sơn Trà và một người dân ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng mất tích.
Trưa cùng ngày, ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, chủ trì cuộc họp với các ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ. Tại cuộc họp, ông Minh yêu cầu huyện Hòa Vang tập trung sơ tán người dân đến nơi trú ẩn an toàn để bảo đảm an toàn tính mạng trước khi lũ lớn trên sông Vu Gia đổ về.
Sau 3 ngày mưa lũ, tại tỉnh Quảng Bình đã có 1 người tử vong, 1 người mất tích; hơn 14.700 nhà dân bị ngập sâu với mức nước từ 0,5-3 m. Thống kê thiệt hại ban đầu, toàn tỉnh có khoảng 877 ha nuôi trồng thủy sản, 90 lồng cá, 314 ha cây trồng hằng năm, 1.146 ha hoa màu, 12 ha lúa của người dân bị hư hại nặng; 2 tàu cá bị chìm và hàng ngàn gia súc, gia cầm bị chết do nước lũ… Để bảo đảm an toàn cho người dân, lực lượng chức năng đã di dời 266 hộ (huyện Tuyên Hóa 148 hộ, Lệ Thủy 59 hộ, Quảng Ninh 54 hộ, TP Đồng Hới 5 hộ) về nơi an toàn; đồng thời, rà soát kiểm tra những nơi có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại các vùng núi, sông suối, ven biển sẵn sàng các phương án di dời hàng ngàn người dân đến nơi tránh trú an toàn.
MobiFone sẵn sàng, chủ động ứng phó với tình hình bão lũ miền Trung
Trong tình cảnh mưa lũ đang diễn ra phức tạp, gây ảnh hưởng nặng nề tại các tỉnh miền Trung, nhà mạng MobiFone đã chủ động chuẩn bị các biện pháp ứng phó, ứng cứu thông tin cũng như hỗ trợ người dân vùng lũ.
Mưa lũ tại khu vực các tỉnh miền Trung đang diễn biến phức tạp đã khiến nhiều làng mạc, đường phố chìm trong biển nước, gây nhiều thiệt hại nặng nề.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, các tỉnh Trung Bộ những ngày qua có mưa rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 400 - 600 mm, đặc biệt tại một số nơi ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tổng lượng mưa từ 700 - 900 mm. Nhiều địa bàn tại tỉnh Quảng Trị chìm trong nước lũ, cô lập nhiều khu vực. Trong đó, tại TP Đông Hà nước đã tràn vào hàng chục ngàn nhà dân, nhiều tuyến đường lớn thành "sông", nặng nề nhất là ở khu vực đường Lê Lợi, Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ... Các huyện Cam Lộ, Hướng Hóa, Đakrông, TX Quảng Trị... cũng bị ngập lụt trên diện rộng. Một số vị trí ở xã Ba Lòng, Pa Nang, A Vao (Đakrông)... bị chia cắt với bên ngoài.
Tại Thừa Thiên Huế, mưa lớn kéo dài cộng với việc nhiều thủy điện xả lũ khiến mực nước các sông lên nhanh, gây ngập cục bộ nhiều khu dân cư. Các địa bàn như Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang đang ngập nặng rất khó di chuyển.
Hiện thông tin liên lạc sẽ là yếu tố rất quan trọng trong điều kiện mưa lũ, ngay từ đầu tháng 9 khi khu vực miền Trung bắt đầu vào mùa mưa, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone một mặt tăng cường tối đa nguồn nhân lực và phương tiện kỹ thuật, đảm bảo tốt thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành chống lũ của lãnh đạo các địa phương miền Trung, một mặt chuẩn bị sẵn sàng các phương án đối phó với những diễn biến khó lường của thời tiết, giữ vững hệ thống thông tin liên lạc ở miền Trung, cũng như đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị.
Theo đó, MobiFone các tỉnh miền Trung đã hoàn thành các công tác bảo dưỡng trụ anten, dây co, gia cố trụ anten ven biển, đẩy mạnh các công tác về tổ chức gia cố lại nhà trạm, các tuyến truyền dẫn, mạng ngoại vi... hoàn thành công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện, các cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các công tác về chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các địa phương.
Trước tình hình phức tạp như hiện nay, TT Mạng lưới MobiFone miền Trung đã huy động toàn bộ lực lượng, sẵn sàng ứng cứu thông tin. Nhiều khu vực bị mất điện, không vận hành được máy phát, đơn vị đã đieu đong gần 20 đoi ho tro voi hàng trăm máy phát điện đe tăng cường. Với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng ứng cứu thiên tai tại chỗ; Huy động thiết bị - phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của MobiFone đã nhanh chóng chỉ đạo, triển khai đồng bộ các hoạt động ứng phó với bão theo các phương án, nhằm giữ an toàn cho các trạm thu phát sóng, đảm bảo hoạt động thông tin liên lạc cho bà con vùng lũ.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cảnh báo, trong các ngày tới ở các tỉnh Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn tiếp theo và kéo dài, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đã và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, huy động toàn bộ nguồn lực để đảm bảo duy trì dịch vụ ổn định nhất cho khách hàng; kịp thời khắc phục, xử lý các trường hợp lỗi, sự cố do thiên tai gây ra.
Áp thấp nhiệt đới hướng vào đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định Hồi 16 giờ ngày 10/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, cách Quảng Nam khoảng 500km, cách Quảng Ngãi khoảng 520km, cách Bình Định khoảng 420km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ...