Bão lũ liên tiếp giữa dịch COVID-19, Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, bảo vệ tính mạng nhân dân
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ, triển khai kịp thời, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp ứng phó với thiên tai.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công điện 1323/CĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Phú Yên về việc chủ động ứng phó với bão, mưa lũ.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, tại khu vực ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to đến rất to, các tỉnh phía Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ có mưa to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng thấp trũng, ven sông.
Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó, nhất là tại các khu vực đã từng xảy ra ngập lụt, sạt lở đất năm 2020.
Đồng thời, hiện nay cơn bão có tên quốc tế Kompasu đang hoạt động ở ngay khu vực biển phía Đông Philippines, đêm mai (ngày 11/10/2021) bão có thể vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 8. Đây là cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, sức gió mạnh nhất trên biển có thể tới cấp 10-11, giật cấp 13 và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, gây gió mạnh, mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trong một vài ngày tới.
Đây là tình huống thiên tai nguy hiểm liên tiếp (nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ) trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp ở một số địa phương, nhiều người dân đang di chuyển từ các tỉnh phía Nam ra phía Bắc qua khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất.
Video đang HOT
Để chủ động ứng phó thiên tai, hạn chế thiệt hại, bảo vệ an toàn tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ, triển khai kịp thời, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp ứng phó, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
- UBND các tỉnh, thành phố: Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng, ngành thủy sản và giao thông kiểm soát, hướng dẫn, chỉ đạo, bảo đảm an toàn cho phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, cửa sông và tại khu neo đậu; bảo đảm an toàn cho người trên lồng bè nuôi trồng thủy hải sản và trên các đảo.
- Chỉ đạo, tổ chức bảo đảm an toàn trên đất liền: Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án ứng phó bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở, nhất là sơ tán dân tại khu vực nguy hiểm (lưu ý phòng chống, dịch COVID-19); chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó, nhất là tại các khu vực đã từng xảy ra ngập lụt, sạt lở đất năm 2020, sẵn sàng cho tình huống bị chia cắt, cô lập cục bộ.
- Triển khai phương án bảo vệ sản xuất, đê điều, hồ đập; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, khắc phục khi có sự cố. Kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nhất là khu vực đã từng xảy ra sự cố năm 2020 để kịp triển khai sơ tán dân cư, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
- Bộ Công Thương chỉ đạo công tác vận hành bảo đảm an toàn hồ đập thủy điện, phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở thông tin kịp thời, bảo đảm an toàn cho người dân, nhất là trong tình huống phải xả lũ khẩn cấp; kiểm tra công tác bảo đảm an toàn đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn hồ đập, công trình thủy lợi, nhất là hồ đập xung yếu, công trình đang thi công sửa chữa; thu hoạch lúa và hoa màu, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo việc kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo rà soát phương án ứng phó, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ thu hoạch lúa, hoa màu, sơ tán, di dời dân cư, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó và khắc phục hậu quả bão, mưa lũ khi có yêu cầu.
- Bộ Công an phối hợp với chính quyền các địa phương và các bộ, ngành có liên quan thông tin kịp thời, khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển qua vùng bị ảnh hưởng của bão, lũ, sạt lở; chỉ đạo, triển khai phương án hỗ trợ, bảo đảm an toàn đối với những người dân đang di chuyển từ các tỉnh phía Nam ra phía Bắc do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng, đưa tin kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, mưa lũ, chủ động chỉ đạo triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với diễn biến thực tế, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế thiệt hại, trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; báo cáo, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những tình huống cấp bách, vượt thẩm quyền.
Ông Lưu Bình Nhưỡng nói gì về việc Hoài Linh 'ngâm' tiền từ thiện?
Ông Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm về việc Hoài Linh giữ tiền lâu khi làm từ thiện trong đợt kêu gọi hỗ trợ bão lũ miền Trung năm 2020.
Hoài Linh và các nghệ sĩ làm từ thiện là đề tài được mổ xẻ trong tọa đàm trực tuyến Cá nhân làm từ thiện thế nào cho đúng?. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Phát biểu tại tọa đàm trực tuyến Cá nhân làm từ thiện thế nào cho đúng? ngày 24.9, ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội (khóa XV) chia sẻ quan điểm về trường hợp làm từ thiện của nghệ sĩ Hoài Linh.
Cụ thể, khi được hỏi về chế tài đối với hành vi kêu gọi quyên góp nhưng giữ tiền lâu, điển hình là trường hợp Hoài Linh, ông Lưu Bình Nhưỡng thẳng thắn cho biết điều này phụ thuộc hoàn toàn vào động cơ và mục đích kêu gọi từ thiện ban đầu của nam danh hài.
Ông Lưu Bình Nhưỡng phân tích: "Với trường hợp của Hoài Linh, phải xem xét anh ấy vận động vì mục đích gì. Vận động vì mục đích bão lũ thì chỉ giải quyết trong tình trạng bão lũ, qua rồi mà anh vẫn cầm thì người ta không chấp nhận. Cho nên, mục đích sự việc rất quan trọng, phải xác định điều đó (việc kêu gọi) xảy ra lúc nào. Phải giải ngân ngay chứ, giữ bao nhiêu lâu đó bây giờ tiền lãi đi đâu, kể cả anh chồng thêm lãi cũng không được".
Ông Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ quan điểm về chuyện Hoài Linh giữ tiền lâu sau khi kêu gọi từ thiện. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Ông Lưu Bình Nhưỡng cũng đề xuất ngoài Nghị định số 64/2008/NĐ-CP, cần có đạo luật cũng như văn bản pháp lý cao hơn về tổ chức hoạt động xã hội từ thiện nhằm đảm bảo chuẩn mực cho các cá nhân, tổ chức tham gia lĩnh vực này. Ngoài ra, điều này còn giúp huy động những nguồn lực xã hội đúng đắn, hợp lý, minh bạch và được lòng dân hơn khi tổ chức từ thiện.
Bên cạnh đó, ông Lưu Bình Nhưỡng mong Thủ tướng Chính phủ có sự chỉ đạo đến tất cả các địa phương để rà soát, báo cáo và đánh giá lại công tác từ thiện trên địa bàn. Trong đánh giá cần có mặt được, mặt hạn chế và giải pháp đề xuất (gồm tôn vinh, khen thưởng và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật). Trong trường hợp cần thiết, địa phương cũng cần phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ nhiều sự vụ về từ thiện.
Trước đó, Hoài Linh gây chú ý khi bị doanh nhân Nguyễn Phương Hằng tố "ngâm" 14 tỉ đồng tiền từ thiện trong đợt kêu gọi hỗ trợ bão lũ miền Trung năm 2020. Trước sự việc, nam danh hài đã lên tiếng giải thích và nhanh chóng giải ngân nhưng vẫn không thể xoa dịu được dư luận. Ngoài Hoài Linh, nhiều sao Việt cũng vướng lùm xùm về chuyện làm từ thiện trên mạng xã hội như: Đàm Vĩnh Hưng, Thủy Tiên, Trấn Thành...
Thêm nhiều nhà văn hóa cộng đồng cho người dân tránh lũ Những nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão lũ được xây dựng rất khang trang là nơi vững chãi để người dân vùng lũ Hà Tĩnh có nơi tránh trú trong các mùa bão lũ. Ngôi nhà cộng đồng kết hợp tránh bão lũ tại thôn Trung Nam, xã Cẩm Thành - Ảnh: LÊ MINH Vào tháng 10-2020, khi cơn lũ...