Bạo loạn nhà tù ở Philippines, gần 70 người thương vong
Bộ Tư pháp Philippines (DOJ) cho biết đã có ít nhất 3 tù nhân thiệt mạng và 65 người bị thương trong một vụ bạo loạn nhà tù ở nước này xảy ra vào ngày 9/11.
Bên trong một nhà tù ở Philiippines. Ảnh: CNN
Theo Cục Quản lý trại giam của Philiippines (BuCor), vụ bạo loạn này xảy ra vào khoảng 8h39′ (giờ địa phương) bên trong khu vực được đảm bảo an ninh tối đa của nhà tù quốc gia New Bilibid. Hiện nhà chức trách đang tiến hành điều tra vụ việc.
Đây là vụ bạo loạn nhà tù gây chết người thứ hai xảy ra ở nhà tù trên trong vòng một tháng qua. Trước đó ngày 9/10, cũng tại nhà tù này đã xảy ra một vụ bạo loạn tương tự làm 9 người chết và 7 người bị thương.
Theo các số liệu thống kê chính thức của Philippines, nhà tù New Bilibid, nằm ở Vùng Thủ đô Manila (Metro Manila), được thiết kế để giam giữ 6.435 tù nhân, song hiện đang giam giữ tới 28.885 tù nhân và đang lâm vào tình trạng quá tải. Không chỉ riêng nhà tù này mà tất cả các nhà tù khác ở Philippines cũng đều lâm vào tỉnh trạng tương tự.
Người Mỹ dựng thành lũy phòng bạo loạn bầu cử
Các cửa hàng được gia cố, Nhà Trắng lắp đặt rào chắn, Vệ binh Quốc gia sẵn sàng triển khai, khi lo ngại về bạo loạn ngày bầu cử Mỹ gia tăng.
Công nhân ốp các tấm ván gỗ lên mặt tiền một tòa nhà tại thủ đô Washington hôm 2/11, đề phòng thiệt hại nếu bạo lực xảy ra trong và sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Washington như đang chuẩn bị cho một cuộc bao vây khi những con phố nhộn nhịp bình thường của thủ đô biến thành một thành phố ma đầy những tấm ván ép trước mặt tiền. Thị trưởng Muriel Bowser khuyến cáo người dân không nên đỗ xe hoặc lái xe vào trung tâm.
Những chiếc vòng cổ đã cất khỏi các ô trưng bày trong cửa hàng trang sức. Nhiều chiếc áo phông ủng hộ Tổng thống Donald Trump hay đối thủ Joe Biden vẫn chưa ai mua trong cửa hàng lưu niệm.
Các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại rằng bất ổn có thể lan rộng dù Tổng thống Donald Trump hay đối thủ Joe Biden đắc cử. Họ cảnh báo bạo loạn có thể nổ ra thậm chí nếu kết quả kiểm phiếu chưa rõ ràng, khi lượng người bỏ phiếu sớm qua thư năm nay tăng cao.
Chân dung cố thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg được vẽ lên những tấm ván gỗ bảo vệ một tòa nhà khác ở Washington. Các dãy nhà gần đó cũng áp dụng phương pháp đề phòng tương tự.
Washington được dự đoán là tâm điểm của bất ổn dân sự, với các nhà hoạt động cánh tả đã lên kế hoạch tập trung cho một cuộc biểu tình lớn khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa ngày 3/11. Các nhóm do "Black Lives Matter" và "Shutdown DC" dẫn đầu dự kiến tổ chức một sự kiện kéo dài 8 giờ ngay Black Lives Matter Plaza, cách Nhà Trắng chỉ một tòa nhà.
Alex Quintero, công nhân tại một tòa nhà văn phòng, cho biết trong 30 năm xây dựng ở khu vực Washington, ông chưa bao giờ nhìn thấy nhiều ván ép như vậy trên các mặt tiền trung tâm thành phố. "Đôi khi chúng tôi gặp khó khăn vì không tìm được ván ép. Còn rất nhiều việc phải làm", ông nói.
Tại Nhà Trắng, tối 2/11, các công nhân cũng được triển khai để lắp một hàng rào kim loại ngay lối vào. Loại hàng rào này từng được dựng lên trong đợt biểu tình gần Nhà Trắng hồi giữa năm. Nó có thể bao trọn toàn bộ khu vực quanh Nhà Trắng, bao gồm cả quảng trường Ellipse và Lafayette.
Giới chức liên bang Mỹ tái triển khai các hàng rào "chống leo trèo" quanh Nhà Trắng trong bối cảnh các lực lượng an ninh và hành pháp chuẩn bị cho kịch bản bùng phát biểu tình ở thủ đô Washington quanh cuộc bầu cử tổng thống, theo nguồn tin giấu tin am hiểu vấn đề.
Vệ binh Quốc gia tuần tra quanh Tòa thị chính thành phố Philadelphia, bang chiến trường Pennsylvania, hôm 30/10. Lực lượng an ninh được triển kha khắp thành phố sau khi Walter Wallace Jr, 27 tuổi, bị cảnh sát bắn chết bằng ít nhất 14 phát đạn.
Nhiều thống đốc Mỹ hôm 2/11 cho biết họ chắc chắn sẽ huy động lực lượng Vệ binh Quốc gia phòng trường hợp các cuộc biểu tình sau ngày bầu cử trở nên bạo lực và áp đảo cảnh sát địa phương. Hàng trăm binh sĩ Vệ binh Quốc gia trước đó đã được huy động để hỗ trợ các bang thiếu hụt nhân viên bầu cử do đại dịch Covid-19.
Tuần trước, khoảng 10 bang đã điều Vệ binh Quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ liên quan bầu cử và 14 bang khác dự kiến huy động lực lượng này trong tuần bầu cử.
Không chỉ ở Washington, cảnh gia cố cửa hàng cũng diễn ra ở nhiều thành phố khắp Mỹ, trong đó có San Francisco, bang California, từ cuối tuần trước. Ảnh: AP.
Chelsea Adams, nhân viên bán hàng ở cửa hàng ô tô Volkswagen tại thành phố Oakland, California, tranh thủ nghỉ ngơi trong lúc công nhân lắp đặt ván gỗ.
"Nếu chúng ta có thêm một chút nhân ái và cảm thông, nước Mỹ đã có thể trở nên tốt hơn", Adams nói. Ảnh: Bay Area News Group.
Dù không thiệt hại nhiều do các cuộc biểu tình sau cái chết của người da màu George Floyd hồi giữa năm, chủ các cửa hàng bán lẻ và cho thuê nhà ở thành phố Houston, bang Texas, lần này cũng phòng xa.
"Houston là một thành phố kinh doanh", Greg Lewis, người sở hữu một tòa nhà thương mại cho thuê, nói.
Trong ảnh, một cửa hiệu thời trang Dolce & Gabbana đã bịt kín mặt tiền hôm 2/11. Ảnh: Houston Chronicle.
Cửa hiệu thuốc CVS ở thành phố Boston, bang Massachusetts, vẫn mở cửa đón khách sau khi đã gia cố bằng ván gỗ. Ảnh: AP.
Tổ hợp các tòa nhà ở khu Rockefeller Center, trung tâm thành phố New York, chuẩn bị cho tình huống xấu xảy ra sau khi có kết quả bầu cử. Ảnh: The New York Times.
Dọc Đại lộ 5, gần Tháp Trump ở New York, các cửa hàng cao cấp như được biến thành một thành trì lạnh lẽo. Nhiều cửa hàng từng là mục tiêu đập phá và cướp bóc trong phong trào biểu tình chống phân biệt chủng tộc hồi tháng 6.
Thị trưởng Bill de Blasio cho hay thành phố không có thông tin cụ thể về bạo lực hậu bầu cử và không ban hành hướng dẫn các chủ cửa hàng gia cố. Tuy nhiên, ông đánh giá cao sự cẩn trọng của họ. Ảnh: AFP.
Thủ đô Mỹ thắt chặt an ninh trước bầu cử. Video: AP.
Siêu bão Goni đổ bộ Philippines Siêu bão Goni quét qua miền trung Philippines sáng nay với sức gió tới 225 km/h, mang theo mưa lớn gây nguy cơ lũ lụt và lở đất. Bão Goni đổ bộ đảo Catanduanes, miền trung Philippines, lúc 4h50 sáng nay (3h50 giờ Hà Nội) với sức gió lớn nhất lên tới 225 km/h. "Trong vòng 12 giờ tới, gió mạnh và mưa...