Bạo loạn ‘đã ngấm vào máu’ biểu tình tại Mỹ

Theo dõi VGT trên

Biểu tình “Tôi không thể thở” liên quan đến cái chết của George Floyd nhắc nhở rằng bạo loạn là một phần trong lịch sử biểu tình tại Mỹ, theo chuyên gia.

Bạo loạn nổ ra ở Minneapolis cùng hàng chục thị trấn và thành phố ở Mỹ gây ra tình trạng đáng báo động cho cả cư dân địa phương lẫn cả nước. Biểu tình khởi phát từ hành động ghì cổ đến chết của cảnh sát với George Floyd, một trong danh sách dài người da màu bị dân da trắng sát hại.

Theo Kathleen Burk, giáo sư danh dự về lịch sử đương đại, University College London, Anh, bạo loạn vốn là một phần trong lịch sử biểu tình diện rộng chống bạo lực, phân biệt đối xử, chiến tranh, nhà ở, nghèo đói và thất nghiệp. Ngay từ thời kỳ Cách mạng Mỹ, giới tinh hoa chính trị từng sợ mất quyền kiểm soát vì tập hợp họ gọi là “đám đông hỗn tạp”.

Những người Mỹ lớn tuổi hồi tưởng lại thập niên 1960, thời kỳ liên tục diễn ra đụng độ dữ dội giữa cảnh sát và các cộng đồng dân cư.

Không phải vụ đụng độ nào cũng liên quan đến vấn đề chủng tộc. Thời kỳ này diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam, chủ yếu do sinh viên đại học tổ chức, dù người lớn tuổi cũng tham dự. Họ xuống đường tuần hành ở hàng chục thành phố và hô vang: “Này, Lyndon B. Johnson, hôm nay ông giết bao nhiêu đứa trẻ thế?” Tháng 8/1968, Đại hội Đại biểu Toàn quốc Đảng Dân chủ tại Chicago đề cử Phó chủ tịch Lyndon Johnson làm ứng viên tổng thống. Đụng độ giữa hàng nghìn sinh viên và cảnh sát nổ ra tại một công viên gần đó. Toàn bộ sự kiện được phát trên truyền hình.

Tuy nhiên, điều để lại ký ức mạnh nhất là các cuộc bạo loạn vì lý do chủng tộc. Cảnh sát hành động quyết liệt trong khi người chống bạo lực chủng tộc cũng phản ứng dữ dội không kém.

Bạo loạn đã ngấm vào máu biểu tình tại Mỹ - Hình 1

Người biểu tình tại thủ đô Washington D.C. chạy khi cảnh sát dùng vũ lực giải tán, ngày 31/5. Ảnh: Reuters.

Hàng trăm sự cố lớn nhỏ xảy ra trong thập niên 1960. Tuy nhiên, năm 1967 chứng kiến đợt bùng nổ bạo loạn được gọi là “Mùa hè nóng 1967″ với 159 vụ bạo loạn kéo dài suốt ba tháng.

Mục sư và nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King bị ám sát ngày 4/4/1968 gây ra gần 10 cuộc bạo loạn lớn, đẫm máu và bùng cháy trên toàn quốc trong 10 ngày sau đó. Các cuộc bạo loạn đáng chú ý nhất khi đó diễn ra tại New York, thủ đô Washington, Chicago và Detroit.

Thông qua truyền hình, bạo loạn châm ngòi cho các cuộc bạo loạn khác, gây hoang mang và làm bùng phát vụ đụng độ giữa những kẻ quá khích và cảnh sát từ thành phố này sang thành phố khác. Chuỗi bạo loạn tồi tệ nhất có lẽ diễn ra tại Los Angeles năm 1992.

Rodney King, một công nhân xây dựng da màu, bị 4 cảnh sát đánh đập trong 15 phút. Sự việc được ghi hình và phát trên truyền hình. Năm 1993, nhóm cảnh sát được tuyên trắng án trước cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức. Ba tiếng sau, bạo loạn nổ ra và kéo ra trong 5 ngày. 50 người chết, lệnh giới nghiêm từ hoàng hôn hôm trước đến bình minh hôm sau được ban hành. Dịch vụ bưu điện bị ngưng, nhiều người phải nghỉ học hoặc nghỉ làm.

Video đang HOT

Bạo loạn ở Mỹ cho tới nay không khốc liệt như năm 1967, 1968 hay 1992. Tuy nhiên, nguyên nhân vẫn như cũ, đặc biệt do hành động dùng vũ lực quá mức của cảnh sát nhằm vào người da màu và hành vi đó hiếm khi hoặc thậm chí không bao giờ bị trừng phạt.

Các cuộc biểu tình bùng phát tại Minneapolis trong bối cảnh nền kinh tế đang tụt dốc vì Covid-19. Dân địa phương hoang mang không biết liệu nCoV có đang âm thầm tấn công họ và nếu điều đó xảy ra, họ phải làm gì.

Lửa giận bùng phát bắt nguồn từ cái chết đau đớn và công khai của George Floyd. Nhưng bất an về việc làm, lo lắng về khả năng chi trả thực phẩm, nhà ở hay bác sĩ khi bị ốm đau của dân chúng càng làm tình hình thêm trầm trọng.

Các cuộc nổi loạn hiện nay còn có thêm công cụ: truyền thông xã hội. Mọi người lập tức biết chuyện xảy ra với George Floyd vì một người ngoài cuộc đã quay video và đăng lên mạng xã hội.

Phản đối rộng rãi của công chúng với chiến tranh Việt Nam là phản ứng với hình ảnh trên bản tin lúc 18h. Tuy nhiên, truyền hình hiện nay phải chạy theo mạng xã hội để tìm hiểu và đưa tin về những chuyện đã xảy ra.

Bạo loạn đã ngấm vào máu biểu tình tại Mỹ - Hình 2

Cảnh sát bắt người biểu tình tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, ngày 31/5. Ảnh: NYT.

Kathleen Burk cho rằng, trong năm bầu cử tổng thống 2020, các sự kiện như Covid-19, biểu tình và bạo loạn sẽ ảnh hưởng tới kết quả bầu cử.

“Sau khi gọi cho gia đình của Floyd cùng đoạn tweet thông báo cho cả thế giới về cuộc điện đàm, Trump quay về lập trường ưa thích. Ông muốn duy trì đường lối cứng rắn, nhắm tới lo lắng của những người có cơ sở kinh doanh hay nhà bị đốt phá”, Burk cho hay. Ngày thường, các chủ cửa hàng gốc Mỹ Latin có thể không ủng hộ Trump. Nhưng Trump hy vọng sẽ lôi kéo được sự ủng hộ của họ.

Trong khi đó, Joe Biden, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, có lập trường đối lập. Biden tìm kiếm đoàn kết và hòa giải ở những nơi Trump gây chia rẽ và khuyến khích dùng vũ lực để trấn áp.

Trump muốn thể hiện hình ảnh một lãnh đạo mạnh mẽ, bảo vệ người ủng hộ cùng những công dân Mỹ khác. Ông muốn mở rộng tệp cử tri. Còn Biden nhắm tới sứ mệnh xây dựng một liên minh phức tạp hơn nhiều, được đánh giá gần tương đương với Liên minh Dân chủ những năm 1930-1970. Liên minh này khi ấy cứ 4 năm một lần phải tập hợp được các bang miền nam bị phân biệt đối xử và các bang công nghiệp miền bắc cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Biden còn phải hoàn thành nhiệm vụ tập hợp các nhóm thiểu số, phụ nữ sống ở ngoại ô cùng các phái cấp tiến, tự do và bảo thủ trong đảng Dân chủ, vốn cũng không dễ như nhiệm vụ quy tụ các bang. “Các cuộc bạo loạn có thể giúp Biden bởi hầu hết dân Mỹ thích yên ổn hơn là tình trạng đối đầu”, Burk đánh giá.

Những nhóm cực đoan bị tố 'giật dây' bạo loạn Mỹ

Khi nhiều thành phố Mỹ chìm trong biểu tình bạo lực và cướp phá, nhiều cáo buộc về các nhóm cực hữu hay cực tả đứng sau giật dây đang được lan truyền.

Nhiều lãnh đạo chính trị, trong đó có Tổng thống Donald Trump, cáo buộc một số nhóm cực đoan khác nhau đã biến các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối vụ cảnh sát ghì chết người da màu George Floyd thành bạo loạn.

"Chúng tôi có lý do để tin những nhân tố xấu tiếp tục thâm nhập vào các cuộc biểu tình chính đáng về cái chết của George Floyd, đó là lý do chúng tôi gia hạn lệnh giới nghiêm thêm một ngày", Thống đốc bang Minnesota Tim Walz viết trên Twitter ngày 31/5. Trước đó, ông ám chỉ những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng hoặc "những kẻ xúi giục ngoại bang" đã kích động bất ổn.

Những nhóm cực đoan bị tố giật dây bạo loạn Mỹ - Hình 1

Người biểu tình cướp phá một cửa hàng đồ thể thao ở New York ngày 1/6. Ảnh: Reuters.

Tại thành phố New York, một quan chức cảnh sát cấp cao cho biết những người theo chủ nghĩa vô chính phủ đã lên kế hoạch gây hỗn loạn từ trước khi các cuộc biểu tình bắt đầu. Họ sử dụng phương thức liên lạc mã hóa để quyên tiền bảo lãnh và tuyển mộ nhân viên y tế để đề phòng trường hợp bị bắt hay bị thương.

Khi biểu tình diễn ra, họ phân phát xăng, đá, chai lọ, đồng thời phái người đi trinh sát để tìm những khu vực vắng bóng cảnh sát. "Họ đã chuẩn bị sẵn sàng và chỉ đạo những người ủng hộ phá hoại có chọn lọc, chỉ cướp phá các khu vực giàu có hoặc các cửa hàng cao cấp của doanh nghiệp lớn", John Miller, người phụ trách chống khủng bố và tình báo của Sở Cảnh sát New York, cho biết và nói thêm nhiều người tham gia bạo loạn không phải là cư dân New York.

Tuy nhiên, những người cáo buộc các nhóm cực đoan đứng sau giật dây bạo loạn không đưa ra được nhiều bằng chứng. Một số quan chức thừa nhận thiếu thông tin chắc chắn. "Không ai biết rõ ràng", Keith Ellison, tổng chưởng lý bang Minnesota, nói. "Tuy nhiên có nhiều video cho thấy những người phá cửa sổ trông rất khả nghi. Cũng có rất nhiều ảnh cho thấy những chiếc xe có không biển số. Hành vi rất đáng ngờ".

Cả phe cực hữu và cực tả đều bị cáo buộc làm bùng lên bạo loạn. Chính quyền Trump cho rằng phong trào Antifa (chống phát xít) cực tả là bên kích động. "Mỹ sẽ xác định Antifa là tổ chức khủng bố", Trump viết trên Twitter ngày 31/5, mặc dù không rõ ông có thể sử dụng cơ sở pháp lý nào để thực hiện.

Thực tế, Antifa không phải là một tổ chức, họ không có lãnh đạo, cấu trúc phân quyền hay vai trò thành viên rõ ràng. Đây là một phong trào được định nghĩa mơ hồ gồm những người có chiến thuật và mục tiêu phản kháng chung. Thành viên Antifa thường mặc trang phục màu đen, phản đối phân biệt chủng tộc, các giá trị cực hữu cùng những gì họ cho là chủ nghĩa phát xít. Họ quan niệm rằng bạo lực đôi khi được coi là tự vệ.

Ngay cả khi Antifa là một tổ chức thực sự, luật chỉ cho phép chính phủ liên bang coi các nhóm nước ngoài là khủng bố và áp đặt lệnh trừng phạt. Mỹ hiện chưa có luật về khủng bố trong nước, mặc dù nhiều người đã đề xuất. Khi FBI điều tra các tổ chức tân phát xít như Base và Atomwaffen Division, họ đã coi những nhóm này như tổ chức tội phạm.

Tuy nhiên, sau khi Trump đăng tweet, Bộ trưởng Tư pháp William P. Barr cho biết FBI sẽ phối hợp với cảnh sát bang và địa phương để xác định những người biểu tình bạo lực. Ông gọi những người này là phần tử khủng bố trong nước.

Những người thuộc phong trào Antifa thường chống đối lực lượng hành pháp và có xu hướng hành động quyết liệt trên đường phố, Jonathan Greenblatt, giám đốc điều hành của Liên đoàn Chống phỉ báng, nói. Vì vậy, những cuộc biểu tình phản đối cái chết của Floyd cung cấp cho họ cơ hội thực hiện những hành vi này, ngay cả khi mục tiêu của họ không giống với những người biểu tình ban đầu. Tuy nhiên, Greenblatt cảnh báo không thể quy tất cả vụ phá hoại cho một phe nào.

"Đúng là các chiến thuật Antifa thường sử dụng đã xuất hiện nhiều lần trong các cuộc biểu tình phản đối cái chết của Floyd, nhưng không rõ bao nhiêu cá nhân có hành vi bạo lực hoặc phá hủy tài sản liên quan đến Antifa, hay họ chỉ đơn giản bất bình với hành động của cảnh sát", ông nói.

Trong khi đó, có ý kiến cho rằng người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng hay phe cực hữu đứng sau tình trạng bạo lực.

"Chúng tôi biết rằng có những người kích động từ cả phe cực hữu lẫn phe cực tả, cả trên mạng lẫn tại các cuộc tuần hành", Brian Levin, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thù ghét và Chủ nghĩa cực Đoan tại Đại học bang California, San Bernardino, nói.

Những người cực hữu đăng một loạt bài trên mạng xã hội trong những ngày gần đây, nhấn mạnh tình trạng bất ổn hiện nay là dấu hiệu cho thấy hệ thống đa chủng tộc, đa văn hóa của Mỹ sắp sụp đổ và họ đã chờ đợi điều đó từ lâu. Thành viên của các nhóm thù ghét hoặc các tổ chức cực hữu đã tự quay phim họ cầm súng hoặc vẫy các biểu tượng cực đoan tại các cuộc biểu tình ở ít nhất 20 thành phố.

Mặc dù theo chủ nghĩa cực hữu, những người này có điểm chung với cộng đồng người da màu đi biểu tình: họ muốn phản đối cảnh sát. Quan điểm này xuất phát từ thời những năm 1990, khi các nhóm da trắng thượng đẳng đụng độ nhiều lần với lực lượng hành pháp ở Ruby Ridge hay Idaho.

Nhưng rốt cuộc, mục tiêu của họ không phải là đòi bình đẳng cho người da màu. Họ tin rằng cuộc chiến chủng tộc sẽ dẫn đến kết cục là thành lập được cộng đồng chỉ có người da trắng tại ít nhất một phần của Mỹ.

Tuy nhiên, Howard Graves, nhà phân tích tại trung tâm SPLC, chuyên theo dõi các nhóm cực đoan chống chính phủ, cho biết ông không thấy có dấu hiệu rõ ràng các nhóm da trắng thượng đẳng đi đốt phá và cướp bóc.

Mike Griffin, nhà hoạt động lâu năm ở Minneapolis, cho biết các cuộc biểu tình trong thành phố đã thu hút những người mà ông chưa từng thấy trước đây, như thanh niên da trắng ăn mặc chỉnh tề với những đôi giày đắt tiền, mang theo búa và hùa nhau đi đốt phá các tòa nhà.

"Tôi hiểu về những cuộc biểu tình, tôi đã tham gia các cuộc biểu tình trong 20 năm qua", ông nói. "Nhưng lần này, những người vốn không thường tham gia các cuộc biểu tình đang gây ra các hành vi phá hoại trên đường phố".

Các chuyên gia cho rằng nếu đây là sự thật thì tình trạng bạo loạn có thể là hành động bột phát quá khích của các cá nhân chứ không phải do tổ chức đứng sau giật dây. Các đặc vụ liên bang năm nay đã triệt phá Base và Atomwaffen, hai trong số những nhóm cực hữu bạo lực nhất.

"Chia sẻ những truyện cười phân biệt chủng tộc trên mạng và tổ chức một nhóm mang vũ khí gây rối ở nhiều bang là hai việc hoàn toàn khác nhau", Megan Squire, giáo sư tại Đại học Elon ở Bắc Carolina, nói. "Họ không có mạng lưới mạnh mẽ trong thế giới thực, nơi mọi người phải thực sự tin tưởng lẫn nhau", bà nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc
19:42:06 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024
Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'
16:24:09 15/11/2024

Tin đang nóng

Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên
23:51:06 16/11/2024
Phi Thanh Vân thân mật bên bạn trai hơn 10 tuổi, NSƯT Đức Hải sống kín tiếng
23:48:37 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Em gái Cẩm Ly lên tiếng thông tin ly hôn chồng tỷ phú đô la
23:42:24 16/11/2024
Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên thế nào sau khi bị "chê tơi tả"?
23:37:32 16/11/2024
Kỳ Duyên có khả năng chiến thắng tại đấu trường khốc liệt Hoa hậu Hoàn vũ?
22:41:38 16/11/2024

Tin mới nhất

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật

07:05:01 17/11/2024
Tòa phúc thẩm tại Mỹ ngày 14.11 đã chấp thuận yêu cầu của công tố viên đặc biệt Jack Smith về việc hoãn vụ án ông Donald Trump xử lý sai tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng.

Ông Tập Cận Bình dự khánh thành cảng nước sâu do Trung Quốc đầu tư tại Peru

06:57:52 17/11/2024
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 14.11 tham dự trực tuyến lễ khánh thành cảng nước sâu Chancay.

Phát hiện bất ngờ từ vụ đòi tiền bảo hiểm xe Rolls-Royce

06:51:22 17/11/2024
Giới chức tiểu bang California (Mỹ) vừa bắt giữ nhóm nghi phạm hóa trang thành gấu tấn công ô tô nhằm đòi tiền bảo hiểm.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chỉ thị sản xuất hàng loạt UAV cảm tử

06:48:08 17/11/2024
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát một màn thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tấn công tự sát và yêu cầu sản xuất hàng loạt loại UAV cảm tử này ngay.

Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

06:39:40 17/11/2024
Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

06:36:02 17/11/2024
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

Chảo lửa Trung Đông thêm sục sôi

06:32:47 17/11/2024
Lực lượng Hezbollah trong một ngày được cho là đã gây tổn thất lớn cho quân đội Israel với các đợt giao tranh và phóng tên lửa.

Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự

06:25:00 17/11/2024
Tập đoàn máy bay Boeing (Mỹ) ngày 13.11 cho biết họ sẽ ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự - tương đương 17.000 lao động trong tuần này.

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

06:21:15 17/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Máy bay của hãng hàng không Mỹ trúng đạn

06:17:46 17/11/2024
Người phát ngôn Southwest cho biết chuyến bay 2494 của Southwest Airlines chuẩn bị cất cánh bay tới sân bay quốc tế Indianapolis (bang Indiana) thì bị một viên đạn bắn trúng vào bên phải thân máy bay, ngay dưới buồng lái.

Philippines cảnh báo 'thảm họa' khi siêu bão Man-yi tiếp tục mạnh lên

06:00:13 17/11/2024
Đến thời điểm này, hơn 650.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lở đất, lũ lụt và sóng thần. Thứ trưởng Nội vụ Marlo Iringan cũng yêu cầu người dân nên sớm chủ động triển khai các hoạt động sơ tán trước khi bão...

Có thể bạn quan tâm

Thấy chị bán xôi lạc tặng con sổ đỏ và tiền tỷ trong ngày cưới, vợ tôi đùng đùng triển khai phương án làm giàu khiến tôi ngã ngửa

Góc tâm tình

07:45:44 17/11/2024
Tôi quá mệt mỏi với người vợ suốt ngày than vãn về công việc lắm rồi. Vợ chồng tôi lấy nhau 14 năm nay, có 2 con, năm vừa rồi đã trả hết tiền nhà và cuối năm nay dự định mua xe nữa là xong.

Hoàng Thuỳ sượng trân, nghi vấn bị "ghẻ lạnh" vì 1 hành động của vị chủ tịch?

Sao việt

07:45:25 17/11/2024
Tối 16/11, cư dân mạng rần rần bàn tán clip Á hậu Hoàng Thuỳ xịt keo khi bị bà Trang Lê bỏ qua trên sân khấu một sự kiện thời trang.

Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần

Sao châu á

07:39:26 17/11/2024
Theo QQ, nữ diễn viên Lưu Đào từng được mệnh danh là con dâu quốc dân , người vợ quốc dân nhờ vẻ đẹp phúc hậu đằm thắm.

Cái kết của nam thần tượng bị đuổi khỏi nhóm bằng 1000 vòng hoa tang

Nhạc quốc tế

07:33:07 17/11/2024
Rời RIIZE nhưng Seunghan vẫn là một nghệ sĩ của SM. Đến sáng 15/11, công ty này thông báo sẽ cho Seunghan debut solo.

Sự khác biệt và chỗ đứng của Wxrdie trong làng Hip-hop Việt

Nhạc việt

07:25:08 17/11/2024
Wxrdie khẳng định khả năng làm nhạc của bản thân khi cho ra mắt album đầu tay dài đến 24 tracks - đúng với số tuổi của anh chàng.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

Sức khỏe

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

Nữ ca sĩ bị quay lưng, mất hết quan hệ vì làm mẹ đơn thân, đi hát với cát xê 20 nghìn là ai?

Tv show

07:13:39 17/11/2024
Mới đây, chương trình Người kể chuyện tình đã lên sóng, với khách mời là ca sĩ Hiền Anh. Tại đây, nữ ca sĩ chia sẻ về sự nghiệp gian truân của mình.

Nguy cơ nào khi dùng sản phẩm chăm sóc da hết hạn?

Làm đẹp

07:01:22 17/11/2024
Có thể dùng tủ lạnh mini đựng mỹ phẩm ở ngăn mát đối với các sản phẩm tự nhiên không chứa chất bảo quản, làm chậm quá trình phân hủy một số thành phần dễ bị oxy hóa (như vitamin C).

Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng 'cấy' gien cho người hiện đại

Lạ vui

07:01:08 17/11/2024
Báo cáo mới cho thấy không những tổ tiên loài người từng quan hệ với người Neanderthal mà còn giao lưu với người Denisova, dẫn đến gien của người Denisova xuất hiện trong bộ gien của người hiện đại.

10 cách phối áo thun dài tay và quần jeans trẻ trung

Thời trang

06:47:22 17/11/2024
Áo thun trắng cổ tim ghi điểm ở nét nữ tính, dịu dàng. Chị em nên kết hợp item này với quần jeans ống suông để vẻ ngoài thêm năng động, phóng khoáng. Đôi giày sneaker trắng là mảnh ghép hoàn hảo của bộ trang phục trẻ trung.

Cặp đôi ngôn tình gây sốt MXH vì ngọt từ phim đến đời, chemistry bùng nổ khiến khán giả mong yêu thật

Phim châu á

06:08:27 17/11/2024
Dù lần đầu tiên song kiếm hợp bích cùng nhau, nhưng Woo Do Hwan lẫn Lee Yoo Mi khiến khán giả mê mẩn bởi những phân cảnh tung hứng duyên dáng và phản ứng hoá học ngọt ngào, bùng nổ.