Báo Israel: Việt Nam mua 2 máy bay cảnh báo sớm trên không Giúp Su-30MK2 đánh thắng!
Trang tin điện tử IsraelDefense đưa tin Việt Nam sẽ mua ít nhất 2 chiếc máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không C-295 AEW&C để tăng khả năng giành lợi thế trong không chiến.
Báo Israel: Việt Nam mua 2 máy bay cảnh báo sớm trên không – Giúp Su-30MK2 đánh thắng!
Nhu cầu tất yếu
Nhìn từ chiến tranh hiện đại ở Iraq hay Nam Tư, máy bay chỉ huy cảnh báo sớm trên không đã tạo ra một lợi thế cực lớn nếu không nói là mang tính quyết định để giành chiến thắng trong các trận không chiến khốc liệt.
Không quân Iraq, Nam Tư đều sở hữu một lượng đáng kể các máy bay tiêm kích MiG-29 tương đối hiện đại, tính năng của chúng không thua kém nhiều, thậm chí có một số đặc điểm còn vượt trội hơn cả các loại tiêm kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu.
Nếu 1 đấu 1 bằng thực lực, không được sự trợ giúp, các bên phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ của phi công thì chưa biết mèo nào cắn mỉu nào.
Nhưng khi trên thực tế, mọi chuyện hoàn toàn khác, trong hầu hết các cuộc đối đầu, MiG-29 đều bại dưới tay F-16, F-15,…
Đơn giản là vì ngay từ những phút đầu, toàn bộ hệ thống phòng không mà chủ yếu là radar hoặc là bị gây nhiễu hoặc là bị tiêu diệt, thậm chí không dám phát sóng, dẫn tới bất lực trong việc dẫn đường trên không cho các máy bay tiêm kích quân nhà, đến nỗi, nhiều phi công Iraq, Nam Tư xuất kích trong tình trạng “tù mù”.
Ngược lại, liên quân có trong tay đầy đủ những quân bài mạnh nhất, điển hình là các máy bay chỉ huy, cảnh báo sớm trên không. Máy bay tiêm kích của Iraq, Nam Tư cứ cất cánh lên là từ độ cao chừng 10.000m, từ cách xa vài trăm km, chúng đã bị các “radar bay” phát hiện.
Ngay lập tức, các biên đội tiêm kích của liên quân được dẫn vào góc tiếp cận có lợi, phóng tên lửa không đối không khiến các phi công MiG-29 chẳng kịp trở tay, đôi khi họ còn chả biết là tên lửa của đối phương bay đến từ hướng nào thì đã bị trúng đạn.
Rõ ràng, các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không có vai trò đặc biệt quan trọng, cả trong không chiến lẫn phát hiện, chỉ thị các mục tiêu mặt đất mặt nước cho các lực lượng quân nhà.
Trở lại với chủ đề chính, mặc dù tin này được cả IsraelDefense và Airforce-Technology, những trang tin quốc phòng uy tín, đồng loạt phát đi từ tháng 5/2016, nhưng ít được giới truyền thông chú ý. Tuy nhiên, với những ưu điểm không thể phủ nhận, việc Việt Nam mua máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không chỉ là việc sớm hay muộn mà thôi.
Máy bay C-295 AEW&C thử nghiệm.
Chỉ có như vậy, thi mới phát huy tối đa lợi thế mang tải lớn với nhiều loại vũ khí có điều khiển chính xác của các máy bay tiêm kích Su-30MK2 trong biên chế Không quân Việt Nam.
Bởi lẽ, dù mang trên mình radar tương đối tiên tiến, nhưng nếu không được chỉ thị từ xa và dẫn hướng bay đột kích, tiếp cận ở cự ly an toàn và có lợi để công kích mục tiêu thì Su-30MK2 sẽ khá vất vả để hoàn thành nhiệm vụ.
Video đang HOT
Tại sao lại là C-295 AEW&C cùng radar Israel?
Câu hỏi được đặt ra là hoàn toàn xác đáng vì Việt Nam có thể mua một trong 2 dòng máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không của Nga như A-50U Mainstay hoặc thậm chí là A-100 còn chưa ra lò với giá tương đối dễ chịu và ít bị ràng buộc bởi các yếu tố chính trị hơn so với những máy bay cùng loại của phương Tây.
Tuy nhiên, theo báo chí quốc tế và trong nước, nhất là Truyền hình Quốc phòng Việt Nam, khoảng gần 10 năm trở lại đây, Israel đã nổi lên như một trong những nhà cung cấp vũ khí, khi tài hiện đại cho Việt Nam, từ tên lửa & radar phòng không cho tới pháo phản lực bắn loạt tiên tiến Extra hay các loại vũ khí cá nhân hiện đại cho lực lượng hải quân đánh bộ.
Như vậy, Israel được đánh giá là đối tác tin cậy của Việt Nam nhờ những sản phẩm quốc phòng tiên tiến và dịch vụ sau bán hàng rất tốt, từ bảo đảm kỹ thuật cho tới huấn luyện đội ngũ kỹ thuật viên sử dụng nhằm khai thác tối đa tính năng của chúng.
Thế nên, việc Việt Nam có thể mua “radar bay” của hãng ELTA (Israel) chế tạo là không quá khó. Việc đặt nó lên khung thân dòng máy bay vận tải C-295 do Airbus sản xuất lại càng hợp lý vì dòng máy bay này đã được Việt Nam sử dụng từ vài năm nay và được đánh giá cao nhờ nhiều tính năng ưu việt như mang tải lớn, cất hạ cánh trên đường băng cực ngắn.
Mua C-295 AEW&C sẽ giúp tiết kiệm một khoản ngân sách khá lớn trong khâu đảm bảo kỹ thuật vì chúng có thể dùng chung cơ sở vật chất với các máy bay C-295 hiện tại. Trong khi A-50U hay A-100 của Nga sử dụng khung thân dòng IL-76MD-90A, hơi quá lớn so với yêu cầu của Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
Theo Airforce-technology, C-295 AEW&C có buồng lái kính với 4 màn hình LCD cỡ lớn và hệ thống điện tử hàng không số hóa tiên tiến cho phép hiển thị tình huống toàn cảnh trên không giúp tăng độ an toàn vận hành trong khi giảm đáng kể sức ép công việc cho các phi công. Với cấu trúc mở, cho phép tích hợp với nhiều thiết bị sẽ ra đời trong tương lai.
Trái tim của C-295 AEW&C là radar quét mảng pha điện tử chủ động thế hệ 4 dạng vòm do IAI/ELTA Israel chế tạo, được tích hợp cùng hệ thống nhận diện địch – ta bố trí phía trên thân máy bay.
Nhờ vậy, chúng có khả năng cảnh giới nhìn vòng 360 độ, cung cấp bức tranh toàn cảnh chiến trường trên không, trên biển trong thời gian thực và chia sẻ tham số thông qua kênh kết nối dữ liệu mạng trung tâm, chỉ huy, dẫn đường cho các lực lượng quân nhà.
Bốn vị trí làm việc cho kíp trắc thủ của hệ thống radar được bố trí ở khoang phía sau kèm theo một khu vực nghỉ ngơi sẽ giúp họ thoải mái hơn trong những chuyến bay nhiệm vụ kéo dài tới 11 giờ liên tục.
Hiện các thông số về đặc tính kỹ chiến thuật như cự ly phát hiện mục tiêu (trên không, trên mặt nước), số mục tiêu có thể theo dõi cùng lúc, số máy bay quân nhà có thể chỉ huy cùng lúc chưa được các nhà sản xuất công bố chính thức. Chỉ biết, Airforce-Technology khẳng định, Việt Nam sẽ là khách “mở hàng” cho dòng máy bay tối tân này.
(Theo Thời Đại)
Những người thầm lặng phía sau ban bay
Để một chiến đấu cơ Su-30MK2 chao liệng giữa trời xanh là công sức của hàng ngàn người thầm lặng: bộ phận kỹ thuật, vệ binh, công binh, hậu cần, dẫn đường, thông tin liên lạc, đơn vị dù, tiểu đoàn xe tăng...
"Mọi chiến thắng trên không đều bắt nguồn từ mặt đất". Câu nói nổi tiếng trong không quân này được các phi công Su-30MK2 của trung đoàn không quân tiêm kích 935 (Đồng Nai) nhắc đến rất nhiều sau khi họ thực hiện thành công các bài bay và trở về.
Ánh sáng ban đêm cho "hổ mang chúa"
Khi tham dự một ban bay đêm của trung đoàn 935, chúng tôi được theo đội xe đèn chiếu - chuyên phục vụ ánh sáng cho máy bay bay đêm ra khu vực sát đường băng cất hạ cánh. Ba xe đèn chiếu cách nhau khoảng 200m. Mỗi xe có 3-4 nhân viên. "Máy bay về rồi" - ai đó reo lên.
Máy bay Su-30MK2 cất cánh - Ảnh: My Lăng
Tôi nhìn theo hướng chỉ của các anh trong đội xe đèn chiếu, phía xa có đốm sáng rất to nhấp nháy. Khi "đốm sáng" tiến đến gần ở một khoảng cách nhất định, đèn bật sáng.
Giữa màn đêm mênh mông, đường băng hạ cánh dài 3,5km lộ rõ dưới luồng ánh sáng công suất cực lớn từ ba chiếc xe đèn chiếu, sáng rực. Su-30MK2 nhẹ nhàng đáp xuống.
Khi máy bay đã tiếp đất, đèn chiếu phụt tắt. Luồng gió đầy hơi nóng cuốn đầy bụi, mùi xăng dầu phả vào mặt, vào tóc cả nhóm. Không gian lại phủ đầy bóng đêm.
Cứ như vậy cho đến khi chuyến bay cuối cùng hạ cánh, đội xe đèn chiếu mới được phép rời vị trí. "Chúng tôi phục vụ ban đêm còn đỡ vất vả chứ mấy anh em K10 (xe rađa) cực lắm" - một nhân viên đội xe đèn chiếu nói.
Những người thầm lặng làm sạch đường băng
Ở trung đoàn, mọi người vẫn gọi vui xe rađa K10 là "quả bí", bên trong xe lúc nào cũng 42, 43 độ. Cao điểm nhất nhiệt kế trong xe chỉ 44,5 độ.
Có những ban bay ngày đi liên tục bốn tiếng, nhân viên dẫn đường và sĩ quan kỹ thuật ngồi trong xe cũng ngần ấy thời gian dán chặt mắt vào màn hình báo cáo số liệu cho chỉ huy bay. Dù đã có chiếc quạt chạy số lớn nhất nhưng hơi nóng hầm hập phả xuống nên mồ hôi lúc nào cũng vã ra như tắm.
Những người làm sạch đường băng
4g sáng, trong ánh sáng lờ nhờ của đêm tối, một nhóm người cầm chổi, đồ xúc rác cứ cúi nhìn xuống mặt đường băng, chốc chốc lại nhặt nhạnh thứ gì đấy.
Họ cầm đèn pin di chuyển dàn hàng ngang trên khu vực đường băng. Hỏi một nhân viên kỹ thuật, anh này cho biết đó là lực lượng công binh đi làm sạch đường băng.
Họ là những người có mặt sớm nhất trong sân bay: 3g sáng, với nhiệm vụ làm sạch đường băng, đường lăn, sân đỗ và đảm bảo các khu vực này 24/24 giờ phải luôn sạch sẽ, không có vật nhọn...
"Có ba khu vực phải làm vệ sinh thật sạch: sân đỗ máy bay, đường lăn, đường cất, hạ cánh. Mặt đường băng rộng 45m, dài 3,5km.
Ba đường băng hơn 10km và hàng ngàn mét vuông sân đỗ máy bay. Bình thường các phương tiện đi lại sẽ mang đá, sỏi, vật rơi vãi trên đường băng.
Khi máy bay cất hạ cánh, lăn trên đường băng thì yêu cầu mặt đường phải sạch nhất. Vì nếu lốp bị mòn, bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến an toàn bay, hút các vật vào miệng động cơ phá hỏng động cơ.
Từ 3g30 sáng, chúng tôi dàn hàng ngang trên đường băng quét, nhặt từng viên sỏi, viên đá. Đúng 5g30 phải xong" - đại úy Trịnh Xuân Hùng (đại đội trưởng đại đội công binh) cho biết.
Không chỉ làm sạch đường băng, công binh còn kiểm tra xem đường băng có hư hỏng gì không.
Chủ nhiệm hậu cần - trung tá Lê Như Hoài - bảo những ngày nắng nóng đường băng lóa như ảo ảnh, lấp la lấp lánh, ngồi bên trong nhìn ra còn hoa cả mắt, choáng cả đầu nhưng anh em công binh vẫn chường mình ngoài nắng, dán mắt xuống đường băng tỉ mỉ, cẩn thận dọn sạch ba đường băng hàng chục kilômet.
Mỗi người có cái túi đeo bên mình, một chai nước, một cây chổi và một cái xúc rác". Với họ, một cọng cỏ, một chiếc lá, một viên sỏi, một con ốc sên... cũng không được phép hiện diện trên đường băng.
Có một câu chuyện của tám năm về trước mà chắc chắn người nghe phải ngả mũ chào trước sự gan lì, bản lĩnh của công binh ở căn cứ không quân này. 10g44 ngày 12-10-2007, khi biên đội rời mặt đất 200m thì động cơ phải máy bay do trung tá Đào Quốc Kháng lái báo cháy.
Từ dưới mặt đất, cả trung đoàn lặng đi khi nhìn thấy lửa phát ra từ phần đuôi máy bay. Rất bản lĩnh và điềm tĩnh, anh Kháng điều khiển máy bay quay lại đường băng dù lửa đang bốc lên đỏ rực.
Lúc đó hai xe của đội ứng cứu mặt đất (đại đội công binh) nổ máy, lao ra khỏi vòm để xe. Khi máy bay vừa dừng thì các thiết bị dập lửa, làm mát máy bay được phun thẳng vào chiến đấu cơ.
Hôm đó, thượng tá Nguyễn Xuân Thạch (kíp trưởng kíp cứu hỏa) là một trong những người trực tiếp tham gia giải cứu máy bay.
Anh bảo: "Máy bay đã bị cháy trên không. Nếu mình làm không tốt, máy bay sẽ cháy hết, không bảo vệ được tài sản và con người. Hôm đó đường băng gió rất to. Anh em công binh phải đứng trước đầu gió, phun nước làm mát trực tiếp vào lá nén ở động cơ với áp suất lớn thì mới hiệu quả nên phải đứng gần, cách máy bay chỉ 7m.
Nguyên tắc phải đứng cách 15m vì nhiệt độ bức xạ của nhiệt lớn. Đường băng nóng rộp do nhiệt bức xạ lên đến hàng trăm độ!
Máy bay có thể nổ bất cứ lúc nào nhưng anh em chẳng ai còn biết sợ, không hề nghĩ đến sự sống còn. Chỉ nghĩ sao cứu được máy bay. Phi công đưa được máy bay về hạ cánh thì mình phải hoàn thành thật tốt phần việc còn lại".
Sau khoảng 30 phút giành giật với biển lửa, chiến đấu cơ trị giá hàng chục triệu USD được cứu thành công, nối thêm kỳ tích của trung đoàn 935 và không quân Việt Nam.
"Công việc không nặng nhọc nhưng đổ mồ hôi nhiều và trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn bay nên chúng tôi hiểu được trách nhiệm, tâm huyết với công việc, với đồng chí, đồng đội mình. Phải hiểu thì mới yêu và trân trọng công việc của mình, mới có ý thức để làm thật tốt" - Đại úy Trịnh Xuân Hùng (đại đội trưởng đại đội công binh) nói.
Đại úy Trịnh Xuân Hùng cho biết mỗi lần làm sạch đường băng phải mất hai tiếng vì cả ba đường băng dài hơn 10km. Nếu bay đêm thì 7g sáng đã làm và 14g kiểm tra lại lần nữa cho kịp xong lúc 16g.
Còn bay ngày thì 14g hôm trước công binh đã đi dọn đường băng một lần, đến 3g30 sáng hôm sau làm lại lần nữa.
Công tác đảm bảo vệ sinh đường băng nghiêm ngặt đến mức trước khi máy bay cất cánh, trực tiếp chỉ huy bay cùng đội trưởng đội công binh đi kiểm tra lại toàn bộ khu vực đường lăn, đường cất cánh và hạ cánh, đạt yêu cầu mới ký nhận biên bản bàn giao sân bay.
(Theo Tuổi Trẻ)
Phi công Su-30MK2 Việt Nam sắp được Ấn Độ đào tạo Các thỏa thuận về việc phi công tiêm kích đa năng Su-30MK2 Việt Nam được đào tạo tại Ấn Độ đang bước vào giai đoạn đàm phán cuối cùng. Thỏa thuận huấn luyện phi công giữa Ấn Độ và Việt Nam đã đi đến những bước cuối cùng trước khi được chính thức ký kết. Theo đó phía Ấn Độ sẽ huấn luyện...