Báo in phát hành kém có cái lý của nó
LTS: Trong bối cảnh Hà Nội phát triển ngày càng mạnh mẽ, liệu báo in của Hà Nội có đáp ứng kịp nhu cầu? Nhân kỷ niệm 58 năm ngày giải phóng Thủ đô, Báo Người Hà Nội có cuộc trò chuyện với Đại tá Đào Lê Bình – Tổng biên tập Báo An ninh Thủ đô về vấn đề này. An ninh Thủ đô xin giới thiệu toàn văn bài báo này.
P.V: Hà Nội trong 10 năm trở lại đây đã mang diện mạo mới, đặc biệt khi Hà Nội mở rộng về địa giới hành chính. Vậy, theo ông, báo in của Hà Nội hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu của người dân Thủ đô hay chưa?
Đại tá Đào Lê Bình: Chúng ta cùng làm một phép so sánh: Hiện nay, Hà Nội có đến gần 7 triệu dân (đăng ký thường trú), rộng đến hơn 3000km2. Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho gần 7 triệu dân, bên cạnh hệ thống phát thanh, truyền hình, Hà Nội có 9 tờ báo in chính thống và mỗi ngày, tính một cách tương đối, báo in Hà Nội phát hành khoảng 200 nghìn bản. Con số này có thể nói là quá khiêm tốn nên đã bị “lọt thỏm” vào “biển người” 7 triệu dân.
Khi nói ra điều này, cá nhân tôi vừa cảm thấy không vui vừa cảm thấy mình còn có lỗi với độc giả. Vậy nguyên do của thực tế trên là sao? Nếu vin vào những lý do khách quan như do báo mạng phát triển hay công nghệ truyền thông kỹ thuật số đang chiếm lĩnh thị phần để đẩy lỗi về phía người khác thì tôi nghĩ đấy là cách thoái thác trách nhiệm của những người làm báo in.
Ngoài công tác chuyên môn, giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội
do Báo An ninh Thủ đô tổ chức hàng năm là một sân chơi mang nhiều ý nghĩa
Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào thực tế để trả lời hai câu hỏi: Vì sao người đọc không đọc và báo không bán được? Về phía người đọc, vì lý do kinh tế suy thoái, để giảm chi phí, họ có quyền lựa chọn đọc hay không đọc, đọc ít hay đọc nhiều, thậm chí là “thuê” báo để đọc. Dẫu vậy, tôi nghĩ, lý do quan trọng hơn vẫn là ở bản thân mỗi tờ báo đã thực sự đổi mới hay chưa. Tôi xin được mở ngoặc, đổi mới mà tôi muốn đưa ra không phải là kiểu đổi mới ra thêm ấn phẩm mới “lá cải” mà là đổi mới về tư duy.
Video đang HOT
Chúng ta không được quyền chê trách bạn đọc mà tự thân mỗi chúng ta phải nghiên cứu xem ngoài vai trò làm tốt công tác chính trị của Đảng thì báo chí Hà Nội đã trở thành diễn đàn của nhân dân hay chưa? Tôi thấy vế thứ hai của báo Hà Nội còn yếu, nghĩa là sự tương tác giữa bạn đọc và báo còn nặng về người đọc phải đọc những gì báo chí mang lại còn những gì bạn đọc mong muốn thì báo chí chưa đáp ứng được. Điều đó cho thấy báo chí Hà Nội lâu nay bị xơ cứng về mặt nghề nghiệp, hay buông xuôi, thiếu dũng cảm song hành cùng người dân và mỗi tờ báo chưa dám đối mặt với chính khó khăn của chính mình.
Đối với Báo An ninh Thủ đô, ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm gì từ quá trình phát triển gần 20 năm trở lại đây?
Đại tá Đào Lê Bình: Từ năm 1995, khi đất nước đổi mới mạnh mẽ, chúng tôi đã nhìn nhận việc bùng nổ thông tin là một xu thế tất yếu. Bởi vậy, chúng tôi đã nghĩ ngay đến việc thay đổi tờ tuần báo An ninh Thủ đô: không thể để nó bó hẹp trong ngành công an mà phải mở rộng và tiến đến trở thành một tờ báo phản ánh được đa diện của Hà Nội. Chúng tôi đưa ra khẩu hiệu hành động: xây dựng tờ báo mang tính chuyên ngành sâu sắc, mở rộng tính xã hội và nâng cao chất trí tuệ và văn hoá.
Trên cơ sở đó, báo An ninh Thủ đô phát hành 2 kỳ/tuần, rồi đến 3kỳ/tuần và đến năm 2004 thì trở thành tờ nhật báo khẳng định được vị trí đứng đầu của mình trong khối báo in của Hà Nội nói riêng và vị trí tốp đầu trong những tờ báo uy tín của Việt Nam nói chung. Kinh nghiệm lớn nhất mà chúng tôi đúc rút được sau chặng đường đổi mới ấy của mình là phải biết vượt qua chính mình và giành được sự tôn trọng của độc giả lẫn đồng nghiệp.
Ông có thể nói rõ hơn về việc “nâng có tính chất trí tuệ và văn hoá” trong khẩu hiệu hành động của An ninh Thủ đô?
Đại tá Đào Lê Bình: Tôn chỉ ấy được chúng tôi đưa ra từ việc ý thức rõ ràng: chúng tôi làm báo phục vụ người dân Hà Nội. Nghĩa là, mỗi bài viết, góc phản ánh, kỳ phóng sự … của tờ báo ngoài thông tin nhạy bén, chính xác thì không thể tách rời chất trí tuệ, văn hoá rất đặc trưng của Người Hà Nội. Hiện nay Báo An ninh Thủ đô có 20 trang thì có 2 chuyên trang về văn hoá thể thao. Độc giả đừng cho như thế là ít ỏi mà hãy đọc An ninh Thủ đô một cách cẩn thận thì thấy văn hoá và trí tuệ được phóng viên, biên tập viên của báo thể hiện trong từng câu, từng chữ của từng vụ việc, sự kiện. Và chúng tôi nhận thấy rằng, có như thế tờ báo mới sống được và đi vào được tâm hồn người dân Hà Nội.
Có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay văn hoá Người Hà Nội kém phần “thanh lịch”. Ông có suy nghĩ gì trước vấn đề này?
Đại tá Đào Lê Bình: Tôi bắt đầu “chán tai” khi nghe những câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” … Cũng bởi lẽ, gần đây chúng được nhắc đến nhiều trong các phong trào xã hội song làm thì chẳng bao nhiêu. Văn hoá của người Hà Nội bây giờ bị ngoại lai ồ ạt xâm lấn và không thể chống đỡ nổi. Sự ô nhiễm này khủng khiếp như tầng ozon của trái đất đang bị khí thải của con người xuyên thủng. Bởi vậy, theo tôi, bây giờ để nói về nét đẹp của Người Hà Nội thì tiêu chí đầu tiên cần đặt ra là: nét đẹp về pháp luật, đặc biệt luật giao thông – nét đẹp mà hiện nay người Hà Nội còn rất thiếu.
Giữa khung cảnh giao thông hỗn loạn, việc giáo dục pháp luật về giao thông ở trường học xem ra còn chểnh mảng. Học sinh học được chăng hay chớ nên khi ra đường chẳng còn nhớ gì đến việc vận dụng bài học vào thực tiễn. Đối với thanh niên khi học lái xe thì mục đích cuối cùng chỉ là vượt rào và có bằng. Khi có bằng thì xe cứ phóng vù vù, luật bay theo gió…
Vậy ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này? Là tất cả chúng ta, tất cả người dân sinh sống ở Hà Nội.
Chẳng hạn, nỗ lực hiện nay của báo Người Hà Nội là một điều đáng khuyến khích. Đấy là các bạn đã và đang thổi bùng ngọn lửa: xây dựng – giáo dục văn hoá ứng xử, văn hoá giao thông của người Hà Nội qua cuộc thi ký – phóng sự “Bình yên trên mọi nẻo đường”. Chắc chắn rằng với những gì các bạn đang làm sẽ đem lại một hiệu ứng nhất định đối với xã hội, đối với người Hà Nội hôm nay.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo ANTD
Trẻ 5 tuổi có được vào lớp 1?
Thông tin trẻ có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể sẽ được vào lớp 1 trước 6 tuổi được nhiều phụ huynh quan tâm
Dự thảo sửa đổi điều lệ trường tiểu học trong đó có nội dung trẻ có thể học trước 6 tuổi được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến rộng rãi ngay trước ngày khai giảng năm học mới đã khiến nhiều phụ huynh vui mừng.
"Con tôi rất thông minh..."
Chị Ngọc Thảo, có con gái 4 tuổi đang học tại một trường mầm non quốc tế, cho hay có thể chị sẽ cho cô con gái vào học lớp 1 ngay từ năm học tới. Chị Thảo cho biết bé Ngô mới 4 tuổi nhưng đã biết đọc, biết làm toán cộng trừ - những phép tính mà nhiều em lớp 1 có thể còn chưa làm được. "Nếu Bộ GD-ĐT đồng ý thì tôi sẽ cho bé đi học sớm.
Bé Ngô rất thông minh, nhanh nhẹn nên tôi nghĩ bé có thể tiếp thu được đầy đủ kiến thức như các bạn khác"- chị Ngọc Thảo nói. Không phải chỉ riêng trường hợp con chị Ngọc Thảo, nhiều phụ huynh khác cũng cho rằng "con tôi rất thông minh" và muốn con mình được học vượt tuổi.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản, quận 10 - TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Trước nhu cầu chính đáng của các phụ huynh, TS - nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, cho biết ông hoàn toàn ủng hộ việc trẻ có thể học trước, vượt cấp nếu có thể lực và trí tuệ vượt trội. Theo TS Lâm, trẻ trong lứa tuổi từ mầm non đến tiểu học có nhiều mức phát triển rất khác nhau và không đồng đều.
Nhiều trường hợp trẻ có những năng lực vượt trội, nếu cứ theo học đúng lứa tuổi thì rất lãng phí, không phát huy hết khả năng của các em và tệ hơn là dẫn đến thui chột tài năng. "Thế hệ chúng tôi có không ít học sinh đi học tiểu học trước 6 tuổi và đều đáp ứng tốt yêu cầu bậc học. Thực tế hiện nay vẫn có không ít học sinh lớp 11 đi thi Olympic quốc tế dành cho học sinh lớp 12 và vẫn giành giải đấy thôi" - ông Lâm nói.
Chưa có chương trình riêng
Tuy nhiên, không ít chuyên gia lại lo ngại việc học trước tuổi sẽ khiến trẻ không theo kịp nhiều môn học khác bởi yêu cầu phải có học lực ngang bằng với trẻ hơn tuổi ở tất cả các môn học. Bà Đỗ Kim Loan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Hòa, quận Cầu Giấy - Hà Nội, cho hay thông thường trẻ chỉ có năng khiếu vượt trội ở một lĩnh vực, ví dụ như toán hay ngoại ngữ. Thế nhưng, hệ thống giáo dục hiện nay vẫn yêu cầu phải đánh giá học sinh đồng đều ở tất cả các môn học. Chính vì thế, những học sinh học trước tuổi, học vượt lớp dễ bị hổng những kiến thức ở những môn được gọi là môn phụ khi nhảy lớp, học trước.
TS Nguyễn Tùng Lâm cũng thừa nhận các trường học ở Việt Nam hiện nay khó có thể có một chương trình riêng cho những học sinh có năng khiếu vượt trội ở một lĩnh vực nào đó. "Ở các nước tiên tiến, học sinh vượt trội được tạo điều kiện để học đúng trình độ của mình với các lớp cao hơn ở lĩnh vực mình vượt trội. Các môn còn lại, các em vẫn học cùng với bạn bè cùng lứa tuổi.
Điều này mới thực sự phát huy tài năng của học sinh thay vì bắt học sinh đó phải đáp ứng tất cả các môn học"- TS Lâm phân tích. Một chuyên gia cảnh báo các phụ huynh cũng phải hết sức cân nhắc, đánh giá đúng năng lực của con mình khi quyết định cho con học sớm, vượt cấp. "Không ít phụ huynh muốn con mình hơn con người khác dù thực tế con mình có vượt trội nhưng chưa đến mức để học sớm, học vượt. Quá tải sẽ dẫn đến sang chấn tâm lý cho trẻ, đây là một tình trạng rất nguy hiểm"- hiệu trưởng một trường tiểu học nhấn mạnh.
Trẻ cần được chơiÔng Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ GD-ĐT, khẳng định quan điểm của Bộ GD-ĐT là trẻ phải đủ 6 tuổi mới được vào lớp 1. "Chúng tôi nhiều lần giải thích với phụ huynh là trẻ em 5 tuổi học mầm non, 6 tuổi vào lớp 1, nguyên tắc đó cố gắng giữ vì trẻ cần được chơi, cần được phát triển, không học sớm, không học nhiều"- ông Thành nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Thành cũng cho rằng luật cũng có điều kiện mở với học sinh có phát triển hơn về thể chất, tinh thần có thể học sớm hơn, học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Trong trường hợp này, cha mẹ hoặc người đỡ đầu cần có đơn đề nghị với nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm đại diện của ban giám hiệu và ban đại diện cha mẹ học sinh của trường giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định có đồng ý cho học vượt lớp hay không.
Theo người lao động
Cho con đi học sớm: Cứ tưởng là hay Cho con đi học lớp 1 sớm trước tuổi đã từng diễn ra và chấm dứt trước quy định của Bộ GD-ĐT về độ tuổi vào lớp 1. Mới đây khi Bộ GD-ĐT đưa ra dự thảo sửa đổi điều lệ trường tiểu học thì nhiều người lại lầm tưởng sẽ được quyền cho con đi học sớm, thay vì đúng 6 tuổi...