Báo Hồng Kông: Trung Quốc xuống nước với Việt Nam, nhưng chỉ nói mà không làm
Trong thời gian qua, Biển Đông – khu vực giao thông hàng hải tấp nập nhất thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng do những hành động đơn phương mang tính khiêu khích của Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền của quốc gia khác. Giờ là lúc Trung Quốc muốn giảm nhiệt căng thẳng bằng ngoại giao. Một Thế Giới xin trích đăng bài viết trên South China Morning Post.
Bà Phạm Thu Hẳng khẳng định Trung Quốc đang hoạt động phi pháp tại Trường Sa
Cựu ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì sẽ thăm Việt Nam vào 27.10 như một phần của nỗ lực giảm bớt căng thẳng về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông trước khi các bên tiến hành đàm phán về quy tắc ứng xử trên vùng biển này. Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ 2 trong vòng chưa đầy nửa năm của ông Dương Khiết Trì.
Nói về chuyến thăm thứ hai, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Hai bên sẽ thảo luận về hợp tác song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam”. Bà Hoa cũng nói mối quan hệ (Việt Nam – Trung Quốc) đang “khó khăn tạm thời” vì tranh chấp trên biển trong năm nay. “Nhưng Trung Quốc sẵn sàng làm việc cùng với phía Việt Nam để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược”, bà Hoa nói.
Trên thực tế, chính Trung Quốc đã đơn phương đưa giàn khoan vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam hồi tháng 5 (hoạt động phi pháp đến giữa tháng 7 mới rút về), xây dựng sân bay trái phép trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và vẫn đang cải tạo phi pháp các bãi đá và đảo của Việt Nam tại Trường Sa.
Đáng chú ý, sau chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì tới Việt Nam, đến lượt thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân sẽ tham dự cuộc đàm phán dự kiến kéo dài 2 ngày ở Bangkok, nơi ông sẽ thảo luận về bộ quy tắc ứng xử Biển Đông với các đối tác ASEAN.
Bà Zhang Jie, một chuyên gia nghiên cứu châu Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và ông Dương Khiết Trì sẽ thảo luận với nhau về thương mại và hợp tác tài chính nhưng vấn đề chính vẫn là Biển Đông.
“Sẽ là tích cực đối với Trung Quốc trong cuộc đàn phán tại Bangkok … nếu cuộc gặp gỡ giữa ông Phạm Bình Minh và ông Dương có thể mang lại một số kết quả”, bà nói. Dù vậy, bà Zhang Jie cho biết tình trạng bất ổn và tranh chấp lãnh hải sẽ khiến Trung Quốc khó lòng xây dựng lòng tin với Việt Nam. “Hai nước có thể sẽ tiếp tục đối đầu với nhau trong tranh chấp lãnh hải trong khi vẫn tiếp tục các cuộc đàm phán ngoại giao”, bà Zhang nói.
Video đang HOT
Còn ông Zhang Mingliang, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Quảng Châu lại cho rằng, chuyến thăm của ông Dương có thể mở đường cho một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam bên lề hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương vào tháng tới tại Bắc Kinh.
Nhưng các nhà quan sát cho biết mối quan hệ hai nước vẫn còn khó khăn. Cơ bản là Trung Quốc chỉ xuống nước trong lời nói chứ không có các hành động hạ nhiệt thực sự. Hôm thứ Năm, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết động thái của Trung Quốc để dọn đường xây dựng một đường băng quân sự ở quần đảo Trường Sa là “bất hợp pháp và không có giá trị khi không được phép của Việt Nam”.
Theo Một Thế Giới
Chuyên gia Trung Quốc thừa nhận cải tạo đảo phi pháp
Nhiều chuyên gia Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đang thúc đẩy trái phép biến một bãi đá thành đảo lớn nhất tại Trường Sa.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ngày 21/10 dẫn lời các học giả Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang thúc đẩy trái phép việc biến một bãi đá chiến lược thành đảo lớn nhất tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Giới phân tích cho rằng việc mở rộng bãi đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo phi pháp cuối cùng sẽ tạo ra một tiền đồn về mặt quân sự lẫn dân sự ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn chưa công khai thừa nhận kế hoạch sai trái này. Việc tiến hành đảo hóa đá Chữ Thập diễn ra nhanh hơn so với dự kiến và đang được Trung Quốc tiếp tục triển khai.
Ông Kim Lạn Vinh, một giáo sư quan hệ quốc tế thuộc đại học Nhân Dân Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã biến đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo rộng hơn đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa hiện nay.
Trong khi đó, theo ông Vương Hàn Lĩnh, chuyên gia về biển Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, đảo nhân tạo bất hợp pháp trên đá Chữ Thập hiện nay đã có diện tích khoảng 1 km vuông, gấp đôi đảo Ba Bình và nó còn tiếp tục được mở rộng.
Cả hai học giả không biết chắc cuối cùng đảo nhân tạo sẽ rộng bao nhiêu song chắc chắn sẽ trở thành căn cứ quân sự và dân sự.
Giáo sư Carl Thayer tại trường ĐH New South Wales (Úc) cho rằng hiện chưa đủ bằng chứng rõ ràng về việc Trung Quốc xây dựng căn cứ hải quân ở đá Chữ Thập, nhưng nó có thể trở thành một tiền đồn cho những hoạt động kinh tế trái phép của Trung Quốc ở Trường Sa như làm căn cứ hậu cần cho các giàn khoan dầu cũng như đội ngũ tàu cá.
Trước đó, tờ Vượng báo Đài Loan ngày 20/10 dẫn nguồn Newsweek Trung Quốc cho biết, để tiếp tục phô diễn sức mạnh của mình và bành trướng trên Biển Đông,
Trung Quốc đã xây dựng một sân bay (bất hợp pháp) trên đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) sau khi hoàn thành kế hoạch cải tạo (bất hợp pháp) đá thành đảo nhân tạo.
Quân đội Trung Quốc ngang ngược tuyên bố, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia hay thậm chí cả Đài Loan "không có quyền bình luận" về các hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Trường Sa.
Theo đài NHK (Nhật Bản), các bức ảnh chụp bãi đá Chữ Thập cho thấy có một sân bay dành cho máy bay trực thăng, một thứ trông giống như nhà kính trồng cây và các ụ súng trên bãi đá này.
Bắc Kinh đang vận chuyển vũ khí và trang thiết bị quân sự đến các cơ sở ở Trường Sa, quân đội Philippines hồi tháng 8/2014 cho biết.
Không những thế, Trung Quốc cũng đang tìm cách hợp tác với Đài Loan ở Trường Sa. Đường băng Đài Loan xây dựng và cải tạo phi pháp trên đảo Ba Bình khiến Bắc Kinh rất thèm thuồng và nhiều lần chỉ trích Đài Bắc cho Mỹ sử dụng đường băng này để giám sát các hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Trường Sa.
Tuy nhiên thái độ của Trung Nam Hải đã thay đổi sau khi Mã Anh Cửu lên nắm quyền ở Đài Loan năm 2008.
Bắc Kinh hy vọng rằng Mã Anh Cửu với quan điểm thân Bắc Kinh hơn những người tiền nhiệm và có đầu óc độc lập sẽ sẵn sàng hợp tác để bảo vệ 1 tuyên bố chung "của người Hoa" ở Biển Đông, đó là yêu sách đường lưỡi bò. Mã Anh Cửu đã công khai bác bỏ khả năng bắt tay với Bắc Kinh ở Biển Đông, cụ thể là khu vực quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc liên tiếp xây dựng trái phép trên Quần đảo của Việt Nam
Kể từ tháng 2/2014, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây dựng phi pháp nhằm biến 6 bãi đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo.
Tờ Đại Công Báo và United Daily News (Đài Loan) mới đây dẫn lời ông Lee Hsiang-chou, người đứng đầu cơ quan an ninh Đài Loan, tiết lộ rằng đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua việc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa, bất chấp sự phản đối của các quốc gia láng giềng.
Một quan chức an ninh cấp cao Philippines tiết lộ Trung Quốc sẽ tuyên bố thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới trên biển Đông sau khi hoàn tất dự án xây dựng căn cứ quân sự trên 4 bãi đá Châu Viên, Ken Nan, Ga Ven, và Gạc Ma ở Trường Sa.
Trong một cuộc họp ở Viện lập pháp Đài Loan ngày 15/10, ông Lee nói Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), đã lên một con tàu quân sự thị sát hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa vào tháng 9/2014.
Việc tiến hành đảo hóa đá Chữ Thập diễn ra nhanh hơn so với dự kiến.
Ngoài ra, Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố xây dựng hoàn tất đường băng dùng cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Tân Hoa xã, đường băng ở Phú Lâm đã được xây dựng hoàn tất, với chiều dài 2.000 m và được dùng cho mục đích quân sự. Tân Hoa xã cho biết Trung Quốc có thể điều động các máy bay quân sự đến Hoàng Sa sau khi hoàn tất đường băng này.
Nguồn Đất Việt
Bành trướng phi pháp, Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất Trường Sa Trung Quốc đã tiến một bước dài trong quá trình lấn chiếm trái phép Biến Đông và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) khi nắm trong tay một cách phi pháp hòn đảo lớn nhất quần đảo. Có 200 quân PLA đồn trú phi pháp trên Đá chữ thập. Trước đây, hòn đảo lớn nhất của Trường Sa là đảo...