Báo Hồng Kông-Trung Quốc lại lên tiếng xuyên tạc quan hệ Việt-Mỹ
Bài viết cố ý xuyên tạc, hạ thấp tầm quan trọng “Mỹ nới lỏng bán vũ khí cho Việt Nam”, nhấn mạnh những bất đồng Việt-Mỹ và nhắc nhở “liên minh chính đảng”…
Ngày 2 tháng 10 năm 2014, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Tờ “Đại công báo” Hồng Kông ngày 16 tháng 10 đăng bài viết có ý đồ xuyên tạc, hòng gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt-Mỹ. Để khách quan nhất, nhìn rõ sự lo ngại, hậm hực của giới học giả Trung Quốc, báo GDVN xin đăng lại toàn bộ nội dung bài viết để độc giả rộng đường tham khảo, nhìn rõ bộ mặt của 1 bộ phận rất lớn của truyền thông Trung Quốc hiện nay.
Theo bài báo, chính quyền Barack Obama gần đây tuyên bố, Mỹ se huy bo một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam, điêu nay co nghia la sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, Mỹ se lần đầu tiên xuất khẩu vũ khí sát thương cho Việt Nam. Dư luận quốc tế suy đoán, mặc dù Việt Nam có triển vọng tăng cường sưc manh quân sư, nhưng đã trở thành một “quân cờ” trong ván cờ lớn “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ.
Ngoai trương My Kerry ngày 2 tháng 10 đã thông báo với Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Pham Binh Minh, Bộ Ngoại giao Mỹ đã áp dụng các bước đi, cho phép chuyển nhượng vũ khí phòng vệ “liên quan đến an ninh hàng hải” cho Việt Nam trong thời gian tới, giúp đỡ Việt Nam nâng cao năng lực cảnh báo sớm các vùng biển và an ninh biển.
Lệnh cấm vũ khí đối với Việt Nam của Mỹ bắt đầu từ khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975, đến năm 1984, Washington chính thức thông qua lệnh cấm, cấm tiêu thụ vũ khí cho Việt Nam, lý do là không hài lòng với biểu hiện của Chính phủ Việt Nam trên phương diện nhân quyền.
Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 8 năm 2014, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm Việt Nam (ảnh tư liệu)
Từ sau khi bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt vào năm 1995, cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam từng bước được nới lỏng. Những năm gần đây, cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ Mỹ-Việt không ngừng ấm lên, Việt Nam cũng ra sức tìm cách để Mỹ dỡ bỏ cấm vấn vũ khí, đồng thời coi đây là một bước đi rất quan trọng trong quá trình bình thường hóa toàn diện quan hệ hai nước Việt-Mỹ.
Có phân tích cho rằng, Việt Nam trước sau tập trung vào nguồn dầu khí ở Biển Đông, nhất quán cứng rắn với Trung Quốc, cho nên bị Mỹ coi là một trợ thủ đáng để lôi kéo, dỡ bỏ cấm vận vũ khí chính là một sự hấp dẫn khó cưỡng đối với Việt Nam. Thực ra, cấm vận vũ khí lấy ý thức hệ làm tiêu chuẩn là một thủ đoạn chính trị của Mỹ, việc hủy bỏ liên quan chặt chẽ đến lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Bài báo dẫn cái gọi là “tiết lộ của cơ quan nghiên cứu Mỹ” xuyên tạc đánh lừa cho rằng, người Mỹ bán hoặc chuyển nhượng vũ khí thiết bị cho Việt Nam hoan toan không phai vì “an ninh khu vực” như Việt Nam nói, mà là muốn Việt Nam bỏ tiền bỏ sức ra ở Biển Đông để chống lại Trung Quốc.
Video đang HOT
Vì vậy, mặc dù Việt Nam hoan toan không phai là đồng minh của Mỹ, nhưng sau khi Trung-Viêt xảy ra tranh chấp ở Biên Đông, Mỹ luôn ủng hộ Việt Nam “bằng mồm”. Trong khi đó, đến nay, quan hệ quân sự Mỹ-Việt không ngừng ấm lên, trên thực tế có nghĩa là, sự can thiệp của Mỹ đối với Biên Đông đã ngày càng sâu hơn, tinh hinh Biên Đông se trở nên phức tạp hơn, khả năng “lau súng cướp cò” (xung đột) tăng mạnh.
Trung Quốc bành trướng và khủng bố Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam
Hiện nay, điều mà dư luận quốc tế chú ý nhất không ngoài việc Việt Nam rốt cuộc nhận được vũ khí trang bị tiên tiến gì từ Mỹ? Đáp áp đơn giản là một số trang bị hầu như sẽ bị đào thải của Quân đội Mỹ. Theo tiết lộ của nguồn tin từ Mỹ, Mỹ có thể cuối cùng bán máy bay trinh sát P-3 Orion do Công ty Lockheed Martin Mỹ sản xuất cho Việt Nam, hiện nay, Quân đội Mỹ đang dùng máy bay tuần tra P-8A Poseidon của Công ty Boeing thay thế cho loại máy bay này.
Trong khi đó, so với Trung Quốc, thực lực quân sự của Việt Nam chắc chắn rất kém. Do bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như nền tảng công nghiệp trong nước yếu, trình độ khoa học công nghệ, vũ khí mũi nhọn của Việt Nam chỉ có thể lệ thuộc vào nhập khẩu.
Nhưng năm gân đây, Việt Nam măc du đã lần lượt nhập khẩu trang bị tiên tiến từ các nước như Nga, Czech, nhưng trình độ tiên tiến khác nhau, hệ thống phòng thủ tồn tại xung đột, huống hô những vũ khí này còn tồn tại vấn đề cọ xát, thích ứng, không thể lập tức làm thay đổi cán cân sức mạnh quân sự giữa Trung-Việt. Được biết, điều này làm cho Việt Nam rất lo ngại.
Trung Quốc ưu tiên bố trí vũ khí trang bị tiên tiến và tăng cường tập trận ở Biển Đông.
Như vậy, lần này Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam sẽ đe dọa đến an ninh của Trung Quốc? Hiện nay xem ra không cần quá lo lắng. Có phân tích liên quan cho rằng, Việt Nam dương như do “đắm chìm trong vui sướng Mỹ đồng ý huy bo cấm vận vũ khí”, không quan tâm nhiều hơn tới một câu nói có ý vị sâu xa của phía Mỹ, đó chính là: Mỹ không muốn trực tiếp can thiệp tranh chấp lãnh thổ, nhưng quan tâm duy trì hòa bình và ổn định, đồng thời cung cấp trang bị “dùng để tự vệ và ngăn chặn xâm lược” cho các nước đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Đối với vấn đề này, bên ngoài giải thích là “Mỹ sẽ không vì Việt Nam mà xuất quân đến Biển Đông, Mỹ và Việt Nam không có bất cứ nghĩa vụ và trách nhiệm đồng minh quân sự nào”.
Bài báo tuyên truyền có tính chất chia rẽ cho rằng: Thực ra, ở Việt Nam, hợp tác quân sự với Mỹ cũng là một mối lo ngại chồng chất, dù sao hai nước đã từng tiến hành một cuộc chiến dài tới 20 năm, đồng thời đã kéo dài quan hệ thù địch 20 năm sau chiến tranh. Điều quan trọng hơn là, ý thức hệ của hai bên hoàn toàn không giống nhau, tồn tại bất đồng mang tính nguyên tắc trong rất nhiều vấn đề, không thể thu hẹp một sớm một chiều. Trên thực tế, Washington phải chăng ủng hộ Việt Nam đối đầu với Bắc Kinh hay không, giới học giả Việt Nam cũng không phai không co nghi vấn.
Vì vậy, các quan điểm phổ biến cho rằng, Mỹ cho dù hủy bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam cũng chỉ là tăng thêm can đảm cho Việt Nam mà thôi, một khi Việt Nam thật sự nổ ra đối kháng kịch liệt với Trung Quốc, phia My vẫn coi trọng lợi ích tự thân, bo bo giữ mình. Dù sao, tầm quan trọng của quan hê Trung-My rất rõ ràng, hơn nữa, mối ràng buộc kinh tế, liên minh chính đảng giữa Trung-Viêt cũng không phải là điều Việt Nam có thể dễ dàng vứt bỏ.
Trung Quốc đang toan tính gì khi đẩy nhanh xây dựng các căn cứ hải không quân ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam?
Theo Giáo Dục
Báo Trung Quốc: Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam là thiển cận?!
Trong khi nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam thì Washington vẫn khẳng định duy trì cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Xung quanh việc Mỹ nới lỏng cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, tờ Tin tức Bắc Kinh ngày 8/10 tỏ ra tức tối bình luận: Bán vũ khí cho Việt Nam là hành động "thiển cận" của Mỹ vì nó làm sâu sắc thêm sự nghi ngờ về ý định của Washington đối với Trung Quốc, gây tổn hại sự tin tưởng lẫn nhau và làm cho Biển Đông thêm căng thẳng.
Nhắc lại quan điểm của chính phủ Mỹ không muốn trực tiếp tham gia vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Washington có lợi ích trong việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Mỹ cung cấp thiết bị cho các bên tranh chấp ở Biển Đông để tự vệ và ngăn chặn một cuộc xâm lược (từ Trung Quốc). Tin tức Bắc Kinh gọi đó là "dấu hiệu nguy hiểm".
Tờ báo nói rằng "Trung Quốc có các cơ chế song phương và đa phương cho giải pháp hòa bình và đối thoại với các nước có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông" (thực tế là Trung Quốc nhảy vào tranh giành lãnh thổ của các nước), và "sự xuất hiện của các loại vũ khí Mỹ ở khu vực không chỉ làm hỏng đồng thuận đạt được giữa các quốc gia, mà còn làm phức tạp thêm các tình huống tranh chấp"?!
Tin tức Bắc Kinh đã không nói rõ, đằng sau cái gọi là "các cơ chế song phương và đa phương" mà họ có là giàn khoan khổng lồ 981 và hàng loạt giàn khoan khác, lực lượng tàu tuần tra bán vũ trang hùng hậu và hung hãn, lực lượng tàu cá vỏ thép sẵn sàng đâm chìm tàu cá đối phương và đặc biệt là lực lượng hải quân sẵn sàng phô trương thanh thế, uy hiếp láng giềng trên mặt biển để hỗ trợ cho cái gọi là "giải pháp hòa bình và đối thoại".
Thứ hai, trước khi Mỹ quyết định nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam thì chính Trung Quốc đã thường xuyên chây ỳ, tìm mọi cách né tránh hoãn binh việc đàm phán ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) để dễ bề hoạt động, cải tạo bất hợp pháp, thay đổi hiện trạng Biển Đông, vi phạm Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) cũng như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Trung Quốc không ngừng phô diễn sức mạnh cơ bắp, đe dọa uy hiếp láng giềng.
Theo tờ báo này, Hoa Kỳ có ý định rõ ràng trong việc cung cấp vũ khí cho khu vực. Trong khi nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam thì Washington vẫn khẳng định duy trì cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Do đó việc mua bán này rõ ràng "không trung lập, có ý đồ chính trị":?! Như đã nói ở trên, chính Mỹ đã nói rõ mục đích giúp các nước ven Biển Đông bao gồm Việt Nam nâng cao khả năng phòng thủ trên biển vì những hành vi ngày một hung hăng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Nới lỏng hay dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc, tất nhiên sẽ mang lại khoản tiền không nhỏ cho Mỹ. Nhưng khi đã nối giáo cho giặc thì cái giá người Mỹ phải trả không nhỏ nếu Bắc Kinh có thêm công cụ tác oai tác quái trên Biển Đông, khu vực sẽ không có nổi một ngày bình yên, lợi ích chiến lược của Mỹ bị đe dọa. Washington đủ tỉnh táo để thấy điều này.
Tin tức Bắc Kinh vừa khuyên vừa dọa Mỹ rằng, trục chiến lược châu Á - Thái BÌnh Dương mà Mỹ đang thúc đẩy không giúp gì cho hòa bình và ổn định mà chỉ làm hỏng chúng?! Nếu Mỹ thực sự coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc thì cần tôn trọng cái gọi là lợi ích cốt lõi của mối quan hệ, tôn trọng lẫn nhau, không xung đột, không đối đầu, bình đẳng, cùng có lợi?!
Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cũng tỏ vẻ "không hài lòng" với việc Mỹ và Ấn Độ ra tuyên bố chung kêu gọi bảo vệ hòa bình, an ninh hàng hải trên Biển Đông, tránh sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Đồng thời, Tân Hoa Xã tuyên bố Trung Quốc đã xây dựng (thực tế là mở rộng bất hợp pháp) đường băng trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc thôn tính các năm 1956, 1974 và chiếm đóng bất hợp pháp) sẽ được sử dụng vào mục đích quân sự, nâng cao cái gọi là khả năng phòng thủ của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoài lực lượng hải quân hùng hậu, Trung Quốc không ngừng phát triển các thế lực bành trướng khác như giàn khoan, tàu tuần tra bán vũ trang và tàu cá vỏ thép.
Bình luận về động thái này, hãng tin Ria Novosti của Nga cho biết Trung Quốc đang phô diễn sức mạnh cơ bắp trên Biển Đông, là động thái mới nhất khẳng định sức mạnh (mối uy hiếp) của Bắc Kinh với khu vực.
Trước cục diện Biển Đông hiện nay, Nah Liang Tuang, một nhà nghiên cứu từ Viện Quốc phòng và nghiên cứu chiến lược thuộc trường S. Rajaratnam ở Singapore viết trên The Diplomat cho rằng, Việt Nam và Philippines muốn bảo vệ được vùng đặc quyền kinh tế của mình trước đường lưỡi bò Trung Quốc thì phải tập trung nâng cao khả năng phòng thủ hàng hải, kiểm soát hàng hải bằng lực lượng tàu tuần tra hiện đại.
Nah Liang Tuang nhận xét, mặc dù thực lực hải quân còn kém xa Trung Quốc, nhưng Việt Nam và Philippines chưa bao giờ hạ thấp hay từ bỏ chủ quyền cũng như yêu sách vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông. Cả hai nước đã tập trung mua sắm vũ khí, nâng cao năng lực phòng thủ cho hải quân. Tuy nhiên những tàu ngầm, tàu chiến hiện đại không thể đem ra tuần tra thường xuyên trên các vùng biển yêu sách, mà cần phải có hệ thống tàu tuần tra công vụ hiện đại riêng biệt, đúng như Trung Quốc đã và đang làm.
Với điều kiện ngân sách quốc phòng còn eo hẹp, theo Nah Liang Tuang 2 nước Việt Nam và Philippines có thể tính toán đến việc mua chung các thiết bị tuần tra hàng hải. Ngoài lợi ích hữu hình về kinh tế và tăng cường năng lực giám sát hàng hải, bảo vệ trên biển và đối phó hiệu quả hơn với thách thức từ Trung Quốc còn có lợi ích vô hình lớn hơn, đó là sự cải thiện rõ rệt quan hệ hợp tác quân sự chặt chẽ hơn trong nội khối ASEAN để đối phó với (dã tâm bành trướng của) Bắc Kinh.
Theo Giáo Dục
Mỹ chính thức chấp thuận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 2.10 cho biết nước này đã gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp gỡ Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry...