Bão hoàng hôn
Ông bà quen nhau trong chuyến du lịch về nguồn do Tỉnh ủy tổ chức cho cán bộ hưu trí. Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu hôm ấy bà không xuống hầm địa đạo. Hầm rất sâu, tối om, phải dò dẫm từng bước.
“Vậy mà hướng dẫn viên kêu dễ!”. Chân bà không được khỏe, bà vừa sợ ngã, vừa giận hướng dẫn viên, vừa bị người phía sau hối thúc. Đi trước bà là một người đàn ông đứng tuổi nhưng có vẻ nhanh nhẹn, bà đánh liều lên tiếng “Anh ơi, cho em nắm tay nhé, đường khó đi quá”. Bà vừa nói vừa nắm thật chặt vào cổ tay ông vì sợ ngã. Người đàn ông cười, nói gì đó không rõ, nhưng ông đi chậm lại chờ dẫn bà đi qua hết đoạn đường dài. Vậy là quen.
Thời gian còn lại của chuyến đi, không biết cơn cớ nào, ông và bà luôn đi gần nhau. Những cuộc chuyện trò thăm hỏi càng làm họ gần nhau hơn, cứ như thể đã quen nhau tự lúc nào. Thỉnh thoảng ông dúi vào tay bà một cục kẹo. Bà nhận và đáp lại ông bằng nụ cười thân thiện. Buổi sáng cuối cùng của chuyến đi, ông siết chặt tay bà và nói “Hôm nay về rồi anh buồn lắm. Tối nay anh không ngủ được, về chắc là nhớ lắm.” Bà trả lời bâng quơ “còn gặp nhau ở sân bay tối nay mà”. Rồi cho nhau số điện thoại di động. Tạm biệt nhau ở sân bay, chúc sức khỏe và dặn dò nhớ điện thoại cho nhau.
Ông điện thoại cho bà trước, nói rằng nhớ bà quá. Có chụp lén bà một tấm hình để khi nào nhớ thì lấy ra xem. Bà cũng nói nhớ ông. Ông kể với bà, vợ chồng ông có hai đứa con trai và ba đứa cháu nội ở riêng. Nhà chỉ có hai vợ chồng già, đi ra đi vô đụng mặt chẳng biết nói gì. Lúc mới nghỉ hưu, bả buồn bực trong lòng nên hay cộc cằn. Giờ có việc làm thêm, bà ấy đỡ buồn hơn. Hai người giờ sống với nhau như bạn.
Bà cũng kể, vợ chồng bà thì có hai đứa con. Đứa con gái lấy chồng có một đứa con còn đang ở chung với ông bà. Thằng út làm việc xa thỉnh thoảng mới về, mai mốt tụi nó đi hết rồi chắc vợ chồng bà cũng buồn lắm. Bà nói với ông mà như độc thoại: “Hồi trẻ thì sống vì tình, bây giờ già rồi thì sống vì nghĩa. Phụ nữ lớn tuổi nội tiết tố thay đổi nên tâm sinh lý cũng thay đổi, anh nên hiểu mà thông cảm cho bà xã”. Ông trả lời bà: “Anh có biết gì đâu”.
Cứ khoảng một tuần ông lại điện thoại cho bà. Vẫn nói nhớ bà. Họ nói chuyện như bạn thân lâu ngày không gặp. Có lần ông nói: “Anh với em có duyên nên mới gặp nhau. Nhưng có duyên mà không nợ”. Bà cười đùa: “Có duyên gặp nhau là vui rồi. Tuổi này mà có nợ nhau chắc chết. Thôi thì là bạn bè, anh em thỉnh thoảng điện thoại thăm hỏi nhau là mừng rồi, nha anh”. Ông cũng cười: “Ừa, chớ biết sao bây giờ”.
Nói thì nói vậy chứ làm sao ngăn được bão trong lòng! Ông đâu có biết bà nhớ ông rất nhiều nhưng không nói. Từng tuổi này rồi, ông bà đều đang có gia đình ổn thỏa, con cháu đề huề. Ông bà trân trọng những gì mình đang có. Không ai muốn làm tổn thương người bạn đời của mình.
Nhưng làm sao để không nhớ đến nhau là điều quá khó. Có phải bà và ông đang tìm những cái mà mình đang thiếu, đang khao khát? Đó có phải là mật ngọt tình yêu? Ôi trời ơi! Lẽ nào ở tuổi gần đất xa trời bà mới chạm đến sự thật này. Bà lấy chồng đã hơn ba mươi năm, nhưng có được mấy lần chồng ăn nói ngọt ngào. Bà phải nhẫn nhục, chịu đựng cái tính khí gia trưởng, nóng nảy của chồng. Ai nhìn vào cũng tưởng gia đình bà hạnh phúc, chỉ mình bà biết mình bao phen cay đắng khóc thầm. Từ lúc quen ông, những lời nói, những cử chỉ thái độ của ông thực sự làm bà hạnh phúc.
Video đang HOT
Rất nhiều lần bà muốn điện thoại, muốn nhắn tin hẹn ông đi uống nước đơn giản chỉ để gặp mặt, để nói chuyện cho đỡ nhớ nhưng bà không dám. Bà chưa hiểu nhiều về ông và cũng không biết ông cần gì nơi bà. Có thể ông không suy nghĩ đơn giản như bà, liệu ông đánh giá bà thế này thế khác…
Bà còn không thể ngờ mình có thể viết cho ông những vần thơ nhưng chỉ để riêng mình đọc: Thật tình cờ em và anh quen nhau/ Như trưa hè có được cơn mưa rào/ Em bối rối thấy mình xôn xao quá/ Như cô gái đôi mươi đón nhận tình đầu… Bà gửi gắm tâm tình với ông vào bài thơ như một cách khẳng định với lòng mình: mối quan hệ của hai người chỉ vậy mà thôi. Sẽ không có kết cuộc đáng tiếc nào xảy ra! Xét cho cùng, chồng bà có gia trưởng, có nóng tính nhưng rất chăm lo gia đình, giữ gìn tổ ấm và là chỗ dựa tinh thần của bà, là nơi chốn bình yên giúp bà vượt qua cơn bão hoàng hôn.
Nhưng nỗi nhớ thì vẫn còn nguyên ở đó…
Đã hơn mười ngày ông không điện thoại. Bà cũng sẽ không điện thoại cho ông. Nhưng nếu ông gọi bà sẽ nói sao đây! Làm sao để giúp ông cùng tránh bão.
Ôi bão hoàng hôn! Đừng xem thường bão hoàng hôn.
Theo Baophunu
Choáng:Vợ qua đời liền chụp điện tâm đồ đăng lên facebook!
Chưa bao giờ hội chứng nghiện facebook lại mang đến cho con người nhiều câu chuyện bi hài và cười ra nước mắt như bây giờ!
Mỗi người cắm mặt vào một cái điện thoại và check-in
Hai vợ chồng Thùy Dũng đi ăn tối với con tại một nhà hàng pizza. Nhìn cảnh mỗi người 1 cái điện thoại rồi hí hoáy giơ điện thoại lên chụp choẹt, cả gia đình nhìn thấy điện thoại đưa lên thì phản ứng lại bằng cách nhoẻn cười vẻ rất sung sướng hạnh phúc. Chụp xong cái, thằng bé con một mình cầm một miếng pizza gặm rồi mắt dán vào màn hình ti vi treo tường tại quán xem hoạt hình, bố Dũng thì hí hoáy check- in địa điểm, mẹ Thùy thì hào hứng xem facebook người nổi tiếng rồi hí hoáy comment. Cả ba mỗi người một việc, vừa cầm bánh ăn vừa cầm điện thoại, không ai nói với ai một câu nào, thi thoảng lại nhoẻn cười vì đọc được cái gì đó hay ho trên facebook.
Cả một bữa tối, câu duy nhất mẹ Thùy nói với con là "con ăn xong chưa?" và sau đó cả nhà đứng lên tính tiền, ra đến cửa bố Dũng vẫn chúi mũi vào chiếc điện thoại. Cả nhà đi cùng nhau với vẻ rất bình thường trong một bữa ăn thật bất thường, bữa ăn với hội chứng nghiện facebook.
Tai nạn, bồ đá, bạo hành, đánh ghen...tất tật đều lên facebook!
Mỗi ngày trên newfeeds của tất cả những ai đang dùng facebook đều hiện lên những thông tin kinh dị kiểu vừa kể trên, chưa kể những vụ tai nạn thương tâm còn được miêu tả chi tiết, cập nhật từng giây, từng phút, những cảnh đâm chém, máu me, tai nạn không toàn thây, đánh ghen đủ phương pháp...được quay phim lại và tung lên facebook để cùng nhau share, bình luận về những mặt trái của cuộc đời. Những điều tốt thì được nhắc đến đủ để người ta nghĩ rằng cái tốt vẫn còn tồn tại, còn những cái xấu thì người dùng mạng xã hội tích cực chia sẻ, truyền tin với vận tốc chóng mặt.
Thời đại chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối internet là có thể ngồi một chỗ để làm "quan tòa" xử các loại án trên facebook. Không ít người đã tự cho mình cái quyền được phán xét người khác bất kể tốt xấu như thế!
Chuyện của Mỹ là một ví dụ. Câu chuyện đánh ghen nhầm đã gây cho Mỹ một vết thương lòng, một sự ám ảnh đến mức cô phải chuyển trường học để kết thúc năm cấp ba trong sự xấu hổ, hoảng loạn vì bị đánh ghen nhầm.
Hôm ấy có một người đàn bà tự dưng lao xồng xộc đến lớp Mỹ đang học thêm, vừa nhìn thấy Mỹ đã hỏi "mày có phải tên Dung không?" Mỹ lắc đầu bảo không thì bà ta đã lao đến vừa đánh đập vừa chửi rủa "lại còn chối à? Con ranh con nứt mắt ra đã biết cướp chồng bà, hôm nay bà cho mày chừa thói lăng loàn đi nghe chưa?". Mỹ kêu la và các bạn trong lớp lao vào can và nói bà ta đánh nhầm người nhưng những người đi cùng vẫn lôi điện thoại ra quay hình lại rồi cổ vũ cho Hoạn Thư kia đánh Mỹ.
Cho đến khi mấy cô bạn Mỹ đi gọi công an phường ở ngay gần đó đến can thiệp thì mọi chuyện mới sáng tỏ là bà kia đánh ghen nhầm, có một cô gái trông nhang nhác Mỹ học lớp bên cạnh có tình sử khá oanh liệt, và cô đó mới là Dung. Chuyện hai người có ngoại hình nhang nhác nhau thì đã không ít người nhầm, nhưng cái nhầm hôm nay thì quả thật tai hại, khiến cho Mỹ vừa đau đớn thể xác, vừa hoảng loạn tinh thần phải nghỉ học vào viện để điều trị chấn thương phần mềm.
Rồi một trong những người đã quay phim hôm ấy đã tung clip đó lên mạng với tựa đề "một vụ đánh ghen học sinh cấp ba đã dám cặp bồ với giai có vợ" khiến cho cộng đồng mạng share và comment điên đảo, truy lùng ra facebook của Mỹ vào lao vào chửi rủa, dọa nạt, thóa mạ.
Quá sợ hãi trước đòn tấn công kinh hoàng từ cư dân mạng, Mỹ đã phải đóng facebook lại. Chưa hết, khi đến trường học cô còn bị những ánh mắt kì thị, chỉ trỏ của các bạn khi cho rằng "không có lửa thì sao có khói". Quá ức chế vì chuyện đó, cô đã yêu cầu công an vào cuộc, bắt người đàn bà kia phải xin lỗi, nhờ nhà trường đính chính để danh dự cô không bị ảnh hưởng và cô có thể tiếp tục học xong cấp ba.
Nhưng sau mọi chuyện tỏ bày, không ít bạn bè trong trường, và cả những người trong khu phố nhìn cô với ánh mắt khác dù cho cô chẳng làm gì sai. Sau hai tháng đối diện với những áp lực tinh thần quá kinh khủng, Mỹ đã phải xin chuyển trường về quê nội để học nốt cấp 3 và lẩn tránh những áp lực đè nặng từ chuyện bị tung clip đánh ghen nhầm lên mạng.
Vợ vừa qua đời, chụp hình điện tâm đồ chạy thẳng rồi post lên facebook
Vợ anh H bị bệnh tim, sau khi vào viện chữa trị một thời gian thì không thể chữa khỏi. Phút giây chị qua đời, màn hình điện tâm đồ chạy một đường thẳng, anh H chả biết nghĩ thế nào là chụp hình đó lên rồi post lên facebook.
Bạn bè trên mạng nhìn thấy bức ảnh đó thì buồn lắm, có người nhẹ vía còn sởn cả gai ốc vì sợ. Có người bảo "anh H quá bình tĩnh đến mức vợ qua đời vẫn check-in facebook được", có người lại bảo "coi như thay cho một lời thông báo" nhưng không ít người cảm thấy buồn mỗi khi nhìn lại bức ảnh đó, chứng kiến giây phút người bạn mình ra đi mãi mãi khiến họ cảm thấy ám ảnh.
Chuyện nghiện mạng xã hội luôn gây ra những hệ lụy, hội chứng này được các nhà tâm lý học đặt tên là "những cái chết trong giao tiếp".
Chưa bao giờ, con người ta lại có thể thay vì nhìn nhau, nói chuyện và cười, thì họ lại cúi gằm mặt xuống, nhìn điện thoại và cười dù cho họ ngay ở trước mặt nhau, bên cạnh nhau.
Theo Emdep
Đêm tân hôn khủng khiếp nhất trong đời cô dâu mới về nhà chồng Vừa bước vào gian nhà kho ngay cạnh bếp, tôi chết đứng khi thấy hai cái quan tài đặt ngay giữa nhà. "Mặt cắt không ra máu", tôi la hét ầm ĩ ba chân bốn cẳng chạy ra khỏi phòng. Tôi quen anh khi còn đang học đại học ở Hà Nội. Tôi là gái tỉnh lẻ nhưng sống ở thành phố từ...