Báo hoa mai phi thân ‘như bay’ trong cuộc chiến tranh giành địa bàn
Rất ít khi đánh nhau, nhưng nếu phải bắt buộc cuộc chiến của hai con báo hoa mai bao giờ cũng vô cùng khốc liệt.
Báo Leopard hay (báo hoa mai), được biết đến là một trong những loài động vật săn mồi đáng sợ nhất trên thế giới.
Trong số bốn loài lớn nhất trong họ nhà mèo (hổ, sư tử, báo đốm, báo hoa mai) thì báo hoa mai thuộc loại nhẹ cân nhất, nhưng điều độ “bén” khi săn mồi không hề kém cạnh.
Tuy cơ thể không to lớn như sư tử hay hổ, nhưng báo hoa mai được trời phú cho sự nhanh nhẹn và xảo quyệt không con vật nào sánh bằng. Nhiều thợ săn lão luyện đánh giá, nếu kích thước của báo hoa mai lớn bằng một con sư tử thì nó sẽ nguy hiểm gấp 10 lần sư tử.
Để làm được điều đó, báo hoa mai được ông trời ưu ái ban tặng cho sự nhanh nhẹn và khả năng leo trèo rất giỏi. Ở độ tuổi sung sức, một con báo hoa mai có thể chạy hơn 60 km/h, nhảy vọt xa hơn 6 m theo chiều ngang và nhảy cao 3 m hoặc tạo điểm nhấn từ những cú bổ nhào xuống con mồi từ trên cành cây. Ngoài ra, nó cũng có thể ẩn mình trong một lớp ngụy trang đáng kinh ngạc.
Báo hoa mai sở hữu chiều cao khiêm tốn nhưng bù lại chúng leo trèo rất giỏi. Loài động vật này có thể mang vác con mồi lớn gấp đôi so với trọng lượng cơ thể rồi trèo lên cây. Đây là kỹ năng đặc biệt, hiếm có loài nào làm được.
Chị Lisl Moolman trong chuyến đi đến Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi đã cực kỳ may mắn quay lại được hình ảnh uyển chuyển, linh hoạt của báo hoa mai trong cuộc chiến tranh giành lãnh thổ.
Theo tường thuật của Lisl, hình ảnh một con báo hoa mai đang đánh dấu lãnh thổ đã khiến chị chú ý. Thông điệp của con vật tương đối rõ ràng, khẳng định rõ nó là “chủ nhân của khu vực này”. Tuy nhiên, khi đến gần một cái cây, có thứ gì đó đã khiến báo hoa mai cảm thấy bị đe dọa. Thì ra, một con báo hoa mai khác đang nằm ngủ ngon lành ở trên cây. Điều này đã khiến con vật nổi cơn thịnh nộ.
Không có bất kỳ thông báo gì khác, báo hoa mai phi thân lên ngọn cây, đối đấu trực tiếp với kẻ xâm phạm. Một cuộc chiến giữa hai chú “mèo lớn” đã xảy ra cực kỳ kịch tính với đủ chiêu thức được thi triển, tiếng gầm gừ vang vọng khắp vùng thảo nguyên hoang dã. Cuối cùng, con báo đang ngủ đã phải bỏ đi, nhường lại phần lãnh thổ cho kẻ mạnh hơn.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu các nhà khoa học, báo hoa mai cái thường chọn lãnh thổ dựa trên mật độ con mồi và đặc điểm của địa hình có thể làm tổ. Trong khi đó, báo đực sẽ chọn lãnh thổ dựa trên mật độ con mồi và độ phổ biến của báo cái. Do đó, lãnh thổ của báo hoa mai đực thông thường sẽ bao trùm lên trên lãnh thổ của nhiều con cái.
Ước tính của các nhà khoa học, lãnh thổ của báo hoa mai sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của mỗi cá thể và dao động trong khoảng từ 5 – 480 km2. Chúng thậm chí còn lớn hơn ở các khu vực khô cằn và nhiều đồi núi. Vì là loài động vật ưa thích độc lập tác chiến nên báo hoa mai sẽ hạn chế tối đa những cuộc chiến vô nghĩa. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể từ chối, những con báo hoa mai đực sẽ chiến đấu như “chiến binh” đích thực và chỉ dừng lại khi đối thủ không còn sức phản kháng.
Loài chó kỳ lạ có thể giải độc cóc
So với các loài khác trong họ chó, lửng chó có nhiều đặc điển khác thường, như sử dụng nhiều thực vật trong chế độ ăn, leo trèo cây giỏi và ngủ đông ở những vùng có khí hậu lạnh giá.
Lửng chó (Nyctereutes procyonoides) thuộc họ chó (Canidae), có nguồn gốc từ khu vực Đông Á, chúng là loài bản địa ở vùng Amur của Nga, Đông Trung Quốc, Bắc Việt Nam và Lào
Lửng chó trưởng thành có chiều dài thân 54-61 cm, đuôi dài 16-18 cm, nặng 3-5 kg. Chúng có đầu nhỏ, tai tròn, mõm ngắn và hơi nhọn, chân ngắn
Bộ lông lửng chó dài và thô, màu vàng hung, xám, đầu, mõm và bốn vó chân đen. Lông đuôi rậm, màu xám
Loài vật họ chó này sống trên ở khu vực savan cây bụi, ven các nương rẫy, dọc theo khe suối. Chúng có sống đơn độc, kiếm ăn từ chập tối đến nửa đêm
Chúng ăn động vật gặm nhấm, chim chóc, giun đất, côn trùng, ốc hến, ếch nhái, một số củ, quả, hạt cây lương thực, xác thối và cả đồ ăn thừa của con người
Lửng chó là loài ăn thịt hiếm hoi có thể ăn những con cóc có chất độc trên da. Chúng làm điều này bằng cách tiết ra nhiều nước bọt để pha loãng chất độc
Loài chó lạ này sinh sản vào các tháng 4, 5, 6. Chúng mang thai 60 ngày, mỗi lứa đẻ 3 - 4 con trong tổ tự làm ở các bụi cây rậm. Con non trưởng thành sinh dục sau 10 tháng
Lửng chó có nhiều đặc điển khác thường, như sử dụng nhiều thực vật trong chế độ ăn, leo trèo cây giỏi và ngủ đông ở những vùng có khí hậu lạnh giá
Mặc dù rất giống gấu mèo (Procyon lotor), lửng chó không có quan hệ họ hàng gần với loài vật sống ở Bắc Mỹ này. Lửng chó có họ hàng gần nhất với các loài cáo (chi Vulpes)
Có bốn phân loài lửng chó được công nhận, gồm lửng chó Ussuri (N. p. ussuriensis), lửng chó Trung Hoa (N. p. procyonoides), lửng chó Triều Tiên (N. p. koreensis) và lửng chó Vân Nam (N. p. orestes).
Lửng chó Nhật Bản (Nyctereutes viverrinus) hay tanuki từng được coi là một phân loài của lửng chó
Vào thập niên 1940, lửng chó đã được du nhập vào các vùng phía Tây của Liên Xô (Kavkaz, Ukraina và Belarus) để khai thác da, lông
Số lượng lửng chó ở Việt Nam không còn nhiều, và có ít dữ liệu khoa học về loài vật này ở trong nước được công bố
CLIP: Linh cẩu vô tình giúp lợn bướu húc bay báo hoa mai, thoát chết ngoạn mục Việc giành mồi của linh cẩu đã vô tình giúp chú lợn bướu có cơ hội trốn thoát khỏi nanh vuốt của báo hoa mai. Ảnh cắt từ clip. Cảnh tượng hy hữu này do anh Daniel Hitchings ghi lại tại khu bảo tồn Sabi Sabi, Nam Phi. Trước đó, chú lợn bướu đã bị con báo tóm gọn và quật ngã xuống...