Bảo hộ xe nội, đề xuất ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô 0% sắp được triển khai
Nếu dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 125 được thông qua, các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi không có nhiều thay đổi so với trước đây.
Ngoài một số doanh nghiệp như Toyota Việt Nam, Thaco, Ford Việt Nam hay TC MOTOR có thể sẽ có thêm TMT Motor hoặc VinFast.
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các bộ, ngành xin ý kiến về dự thảo sửa đổi Nghị định 125. Bộ Tài chính cho biết, năm 2018, Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (CPTPP), cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0% sau 7-9 năm. Việt Nam và EU cũng vừa ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0% sau 9-10 năm nữa. Hiện nay, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước khu vực ASEAN đã giảm xuống còn 0%. Như vậy, tới năm 2030 thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho các trung tâm sản xuất ô tô lớn trên thế giới như: ASEAN, Nhật Bản, Mexico và EU.
Ảnh minh hoạ
“Hiện nay, số lượng xe ô tô nhập khẩu tăng đột biến, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe trong nước bị thu hẹp thị phần và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật không còn, các doanh nghiệp nước ngoài đang dần chuyển sang nhập khẩu kinh doanh thương mại thay cho việc sản xuất, lắp ráp ô tô”.
Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung đối tượng được áp dụng chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ở mức 0%.
Cụ thể, trường hợp tập đoàn, tổng công ty, công ty có quy mô vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên tham gia góp vốn (hoặc chiếm số cổ phần) trên 35% vào các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô thì các công ty nhận vốn góp (hoặc chiếm số cổ phần) trên 35% sẽ không phải đáp ứng điều kiện về sản lượng khi xét điều kiện hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại của chương trình (hết năm 2022) nếu đạt điều kiện của chương trình ưu đãi.
Việc áp dụng mức thuế suất 0% đối với các linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp ô tô của mỗi doanh nghiệp phải tương ứng với sản lượng ô tô nguyên chiếc thực tế mà mỗi doanh nghiệp đã sản xuất, lắp ráp tại kỳ xét ưu đãi.
Như vậy có thể hiểu, dự thảo sửa đổi Nghị định 125 đã nới rộng điều kiện để doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất thay vì chỉ có quy định cứng về quy mô sản lượng như hiện nay.
Video đang HOT
Một đề xuất nữa là việc bổ sung các loại “xe xanh” như: Ô tô điện, sử dụng pin nhiên liệu, ô tô hybrid, ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn… vào danh mục được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0%. Theo đó, để được hưởng ưu đãi, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện về sản lượng chung tối thiểu và sản lượng riêng tối thiểu cho mẫu xe cam kết.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, trong nước chỉ có công ty VinFast dự kiến sẽ sản xuất lắp ráp xe buýt điện vào năm 2020 với công suất 500 xe/năm nên giai đoạn đầu đi vào hoạt động cần có giai đoạn phát triển thị trường, chưa thể đáp ứng các tiêu chí sản lượng như các chủng loại xe chạy bằng xăng, dầu. Vì vậy, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định doanh nghiệp không phải cam kết về mẫu xe và không phải đáp ứng điều kiện về sản lượng tối thiểu trong 2 kỳ đầu tiên xét ưu đãi kể từ ngày đăng ký tham gia chương trình ưu đãi thuế nhưng phải đáp ứng đủ sản lượng tối thiểu kể từ kỳ xét ưu đãi tiếp theo.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 125 còn bổ sung quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện sản xuất ô tô. Tuy nhiên, để được hưởng thuế nhập khẩu 0%, những loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện này phải có tên trong danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển và trong nước chưa sản xuất được do doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển…
Nếu dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 125 được thông qua, các doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn để được hưởng ưu đãi không có nhiều thay đổi so với trước đây. Ngoài một số doanh nghiệp như Toyota Việt Nam, Thaco, Ford Việt Nam hay TC MOTOR có thể sẽ có thêm TMT Motor hoặc VinFast.
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Thuế 0% ô tô giảm giá, dân Việt bỏ xe cỏ lên đời xe sang
Theo cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho ô tô nhập khẩu từ châu Âu với thuế suất ưu đãi 0%. Người Việt tha hồ "lên đời" xe sang trong vòng 5 năm tới.
Tham gia Hiệp định EVFTA, người tiêu dùng Việt Nam kỳ vọng sẽ được mua ô tô nhập khẩu từ EU với chi phí thấp. Với lộ trình cắt giảm thuế đều mỗi năm, từ khi hiệp định có hiệu lực, thì thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ giảm khoảng 7 điểm phần trăm/năm, giúp cho giá xe ngày một giảm.
Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực từ 2020, khi đó các cam kết sẽ được thực hiện. Với lĩnh vực ô tô, thuế suất nhập khẩu ưu đãi sẽ giảm dần về mức 0%.
Theo Mutrap (Dự án Hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư EU), ô tô con thuộc nhóm B9 (thuế suất cơ sở được xóa bỏ sau 10 lần cắt giảm đều, mỗi năm 1 lần) và B10 (thuế suất cơ sở được xóa bỏ sau 11 lần cắt giảm đều, mỗi năm 1 lần). Thuế suất cơ sở với xe con, trong đàm phán EVFTA là 78% (xe có dung tích xi lanh dưới 3.0L) và 74% (xe có dung tích xi lanh trên 3.0L). Còn phụ tùng linh kiện ô tô, thuộc nhóm B7 (thuế suất cơ sở được xóa bỏ sau 8 lần cắt giảm, mỗi năm một lần). Thuế suất cơ sở của linh kiện, phụ tùng ô tô từ 5-25%.
Cùng với đó, việc cắt giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô nhập khẩu từ EU cũng là cơ hội để DN lắp ráp trong nước nhập khẩu những phụ tùng linh kiện chưa sản xuất được với chi phí thấp, giúp hạ giá thành và nâng cao cạnh tranh.
Xe sang giảm giá
Hiện ô tô châu Âu nhập khẩu về Việt Nam hầu hết là xe hạng sang như Mercedes, Audi, BMW, Land Rover; siêu sang như Rolls Royce, Bentley; siêu xe như Lamborghini, Ferrari,... cùng một số dòng bình dân như Volkswagen, Volvo, Peugeot,... Khi EVFTA có hiệu lực, việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với ô tô về mức 0% cũng có hiệu lực ngay.
Theo tính toán, bình quân một năm giảm thuế nhập khẩu 7%, một chiếc xe nhập nguyên chiếc từ châu Âu, động cơ 2.0L, có giá khai báo 30.000 USD sẽ giảm khoảng 2.100 USD. Hơn nữa, do thuế chồng thuế, nên giảm thuế nhập khẩu còn giúp giảm số tiền nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng. Tính ra, số tiền giảm được tới hơn 3.000 USD, tương đương với khoảng 70 triệu đồng.
Tuy nhiên, với dòng xe con, dung tích xi lanh dưới 2.5L, hiện Việt Nam áp dụng thuế ưu đãi tối huệ quốc MFN ở mức cuối cùng là 70%, trong khi mức thuế cơ sở của EVFTA ban đầu là 78% với xe dưới 3.0L, nên năm đầu tiên giảm thuế theo EVFTA, thuế suất thuế nhập khẩu còn 71%, chỉ tương đương với mức thuế MFN hiện hành.
Nhiều người kỳ vọng sắp tới được mua xe sang giảm giá
Trong khi các DN nhập khẩu đang áp dụng theo MFN, vì vậy tính ra năm đầu tiên thực hiện EVFTA, giá xe nhập từ châu Âu không giảm so với hiện nay. Chỉ có một số xe có dung tích xi lanh nằm trong khoảng lớn hơn 2.5L và nhỏ hơn 3.0L, có mức thuế cơ sở 74%, giảm xuống còn 67% nên thấp hơn; nhưng tính ra cũng không nhiều, chỉ giảm được 1.500 USD, tương đương với 34 triệu đồng.
Phải từ năm thứ hai trở đi, thuế suất thuế nhập khẩu giảm tiếp mới giúp giá xe nhập từ châu Âu hưởng thuế EVFTA giảm.
Theo tính toán, một chiếc BMW 320i nhập nguyên chiếc từ Đức, có giá bán khoảng 1,65 tỷ đồng, sau 4 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, có thể giảm khoảng 200 triệu đồng xuống còn 1,45 tỷ đồng. Đến khi thuế nhập khẩu giảm về 0%, thì giá chiếc xe này sau thuế chỉ còn vào khoảng 1,1 tỷ đồng.
Với các loại xe siêu sang, siêu xe được hưởng lợi lớn, nhưng cũng phải chờ một thời gian dài. Cụ thể, một chiếc xe siêu sang giá khai báo 300.000 USD, dung tích xi lanh 6.0L, có mức thuế cơ sở 74%, nếu giảm 7%/năm, tính ra mỗi năm giảm được 21.000 USD. Tuy nhiên, với dòng xe dung tích xi lanh trên 2.5L, loại 1 cầu, hiện Việt Nam áp dụng thuế ưu đãi MFN mức cuối cùng là 52%, nên các DN nhập khẩu thực hiện theo mức thuế này. Vì vậy, phải sau 3 năm giảm liên tiếp thì mức thuế nhập khẩu ưu đãi EVFTA mới tương đương với thuế MFN hiện hành.
Cũng giống như xe có dung tích xi lanh dưới 2.5L, thuế MFN với dòng xe này đã giảm xuống 52% là mức cuối cùng, không thể giảm hơn nữa, trong khi thuế EVFTA tiếp tục giảm về 0%. Vì vậy, phải chờ tới năm thứ 4, thuế suất thuế nhập khẩu theo EVFTA mới thấp hơn thuế MFN. Như vậy, phải tới 2024 trở đi, khách hàng mua xe sang, siêu sang, hay siêu xe có dung tích xi lanh trên 2.5L mới được huởng lợi.
Chẳng hạn, một chiếc xe siêu sang có giá khai báo 300.000 USD, hiện chịu thuế nhập khẩu 52%, thuế tiêu thụ đặc biệt 150% và thuế giá trị gia tăng 10%. Tính ra, giá sau thuế vào khoảng 1,25 triệu USD. Nhưng sau 4 năm, tính từ khi EVFTA có hiệu lực, mỗi năm thuế nhập khẩu giảm 7%, thì giá sau thuế vào khoảng 1,2 triệu USD, giảm khoảng 50.000 USD. Còn khi thuế giảm về 0%, chiếc xe này có giá khoảng 830.000 USD, giảm trên 400.000 USD.
Với xe châu Âu lắp ráp trong nước, có thuế nhập khẩu linh kiện cơ sở từ 5-25%; khi thuế giảm về 0%, ước tính giá xe cũng sẽ giảm bình quân khoảng 10%. Một chiếc Mercedes C 200 hiện có giá bán khoảng 1,49 tỷ đồng sẽ còn khoảng 1,35 tỷ đồng.
Xe châu Âu dễ dàng vào Việt Nam nhờ cắt giảm thuế theo hiệp định EVFTA
Bỏ xe bình dân lên đời xe sang
Tại Việt Nam đang có sự chuyển dịch từ xe bình dân lên xe sang hạng trung. Trong mấy năm gần đây, phân khúc xe sang hạng trung có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Những mẫu xe thương hiệu Đức có giá bán từ 1,5 tỷ - dưới 3 tỷ đồng được người tiêu dùng mua ngày càng nhiều.
Cụ thể như các mẫu xe GLC, C-Class, E-Class của Mercedes Benz Việt Nam, A4, Q5 của Audi,... thu hút rất nhiều khách hàng chuyển từ các phân khúc phổ thông lên.
Theo tính toán của các DN, sau 4 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, những chiếc xe có giá bán từ 1,5 tỷ - 3 tỷ đồng, dung tích xi lanh dưới 2.5L sẽ giảm từ hơn 200-400 triệu đồng. Giá xe giảm trong khi thu nhập ngày càng tăng thì càng có nhiều người sắm được xe sang.
Không những thế, khi thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện giảm, cũng làm cho chi phí thay thế phụ tùng với những chiếc xe đang lưu hành giảm theo.
Hiệp định EVFTA còn có phụ lục riêng, quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tô. Trong đó Việt Nam cam kết công nhận toàn bộ chứng nhận hợp chuẩn theo hệ thống tiêu chuẩn của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc (UNECE) sau 5 năm kể từ khi có hiệu lực. Với cam kết này thì các rào cản ngăn xe nhập khẩu từ châu Âu về, nhất là những rào cản nặng tính hành chính sẽ bị loại bỏ tối đa. Còn những rào cản về kỹ thuật sẽ không làm khó được xe châu Âu. Vì vậy, xe châu Âu sẽ dễ dàng vào Việt Nam.
Theo VietNamNet
Sắp tới, loại ô tô này sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu Bộ Tài Chính vừa đề xuất bổ sung xe ô tô thân thiện môi trường được ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện. Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa...