Báo hiệu sự khởi sắc
Kinh tế Đông Nam Á có thể tạm chững lại trong năm 2013 này song dự báo sẽ khởi sắc và tăng trưởng khả quan trở lại từ năm 2014 nhờ sự phục hồi của các nền kinh tế đối tác quan trọng.
Đầu tư nước ngoài tăng hay giảm đều tác động quan trọng tới tăng trưởng kinh tế
các nước Đông Nam Á
Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á mới nhất ngày 20-10, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nền kinh tế khu vực Đông Nam Á sẽ tăng tốc trong năm 2014 nhờ sự phục hồi và tăng trưởng của lĩnh vực đầu tư và xuất khẩu. Theo đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á sẽ là 5,3% do đầu tư và xuất khẩu được hưởng lợi từ thương mại toàn cầu cải thiện trong khi sự giảm giá gần đây của các đồng tiền Đông Nam Á sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu.
Cùng với việc phát đi tín hiệu tích cực trong năm tới thì ADB cũng đưa ra thông tin không mấy vui khi dự báo tăng trưởng khu vực sẽ giảm 0,5% xuống còn 4,9% trong năm nay, thấp hơn mức 5,6% của năm ngoái. Nguyên nhân chính khiến kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng chậm lại, theo ADB, là do xuất khẩu chậm chạp và đầu tư khiêm tốn đã tạo áp lực làm suy yếu 3 nền kinh tế quan trọng trong khu vực là Indonesia, Thái Lan và Malaysia.
Video đang HOT
Định chế tài chính lớn bậc nhất toàn cầu là Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) cũng hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay của Đông Nam Á. Trong dự báo đưa ra trung tuần tháng 7 vừa qua, IMF nhận định tăng trưởng trung bình năm 2013 của 5 nền kinh tế Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 5,6%, giảm so với dự báo 5,9% mà thiết chế tài chính này đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
Công bố vào các thời điểm khác nhau song ADB và IMF cùng chia sẻ quan điểm cho rằng suy giảm của kinh tế Đông Nam Á trong năm nay là do tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, hai thị trường xuất khẩu và đầu tư chính của kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, 2 cuộc khủng hoảng này cũng dẫn tới suy giảm của 2 nền kinh tế mới nổi Trung Quốc và Ấn Độ, 2 đối tác rất quan trọng của các nước Đông Nam Á.
Đông Nam Á cũng đã sớm nhìn nhận được rủi ro với nền kinh tế khu vực khi quá phụ thuộc vào vốn đầu tư FDI cũng như xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Eurozone vốn phục hồi chậm chạp và mong manh. Bên cạnh việc vẫn coi trọng làm ăn với các trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới thông qua nỗ lực cải thiện mạnh môi trường đầu tư của Myanmar, Philippines, Indonesia… Đông Nam Á cũng dần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, hướng mạnh hơn tới sự gia tăng đầu tư và tiêu dùng trong nước cũng như đầu tư và thương mại giữa các nền kinh tế trong khu vực.
Hầu hết các nước Đông Nam Á đều coi đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tê là một ưu tiên. Điều này có thể thấy qua tuyên bố mới đây của Singapore và Malaysia về việc tuyến đường sắt cao tốc kêt nối Singapore với Thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2020.
Từ nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á cũng như dự báo sự “ấm lên” của kinh tế thế giới năm tới, ADB cho rằng kinh tế khu vực sẽ khởi sắc hơn trong năm 2014, trong đó Philippines, Myanmar là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất với khoảng 7%.
Theo ANTD
Động lực mong manh
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi mong manh, G-20 cho rằng thúc đẩy tăng trưởng cũng như tạo ra thêm nhiều việc làm sẽ là động lực chính giúp thoát khỏi khó khăn.
Các Bộ trưởng Tài chính G-20 quan ngại về triển vọng kinh tế của các thành viên
Thông cáo chung đưa ra sau phiên họp trong 2 ngày 19 và 20-7 tại Thủ đô Matxcơva của Nga, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) cho rằng, thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm phải là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Đây vừa là động lực hiệu quả hơn cả trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi "mong manh và không đồng đều".
Rất dễ hiểu vì sao mà các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc G-20, trong cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh nhóm này diễn ra tại thành phố St. Petersburg của Nga vào đầu tháng 9 tới, lại nhấn mạnh tới sự cần thiết phải thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. Bởi những con số thống kê mới đây cho thấy cả các nước công nghiệp phát triển và quốc gia mới nổi trong G-20 đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong 2 chỉ số quan trọng bậc nhất của nền kinh tế này.
Chỉ 10 ngày trước cuộc họp của lãnh đạo ngành tài chính và ngân hàng G-20 tại Matxcơva, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 10-7 lại một lần nữa hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2013. Hai nguyên nhân chính khiến IMF lần thứ 3 phải hạ mức dự báo là do tình trạng suy thoái kéo dài tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và tốc độ phát triển chậm hơn của các nền kinh tế mới nổi, nhất là Trung Quốc.
IMF đã hạ tỷ lệ tăng GDP của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc năm 2013 xuống lần lượt 1,7% và 7,8%, trong khi GDP của Eurozone, do bị sa lầy vào cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái, là - 0,6%, gấp đôi mức dự báo hồi tháng 4-2013. Cùng với Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, tốc độ tăng GDP của các nền kinh tế lớn mới nổi lên khác như Brazil và Nam Phi cũng đều sụt giảm khá mạnh so với dự báo trước đó.
Song hành với tốc độ tăng trưởng thấp là nỗi lo lắng sâu sắc khi tỷ lệ thất nghiệp của nhiều nước G-20 vẫn giữ ở mức cao kỷ lục. Ngay trước lúc các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc G-20 nhóm họp tại Matxcơva, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã lên tiếng thúc giục nhóm này phải tập trung giải quyết tình trạng thất nghiệp bởi đã 5 trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức đặc biệt cao tại các nước G-20.
Theo báo cáo mới nhất của ILO và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng tại phần lớn các quốc gia nhóm G-20, trong đó Eurozone lên tới trên 12%, Mỹ gần 8%... Tỷ lệ thất nghiệp đặc biệt cao trong giới trẻ các nước G-20, mà có nước lên tới tỷ lệ khó tin là trên 50% số thanh niên, và việc tham gia của họ vào thị trường lao động cũng giảm, gây lo ngại cho triển vọng kinh tế toàn cầu.
Giải quyết thách thức lớn đang phải đối mặt, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc G-20 sau 2 ngày nhóm họp tại nước Nga đã cam kết cùng nỗ lực nhằm thúc đẩy các chương trình thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Theo ANTD
Vòi bạch tuộc từ châu Á Trong khi các công ty châu Âu đang phải hết sức khó khăn vật lộn trong cuộc khủng hoảng nợ công bao trùm châu lục thì đây lại là cơ hội cho những đối tác Trung Quốc thực hiện các thương vụ "thôn tính" với giá hời. Một nhà máy điện do Công tyEDF-Energias de Portugal SA vận hành Công ty hỗ trợ...