Bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân chạy thận, ghép thận như thế nào
Mức cao nhất bảo hiểm trả cho một lần chạy thận là 543.000 đồng, mỗi ca ghép thận khoảng 300-500 triệu đồng thì bảo hiểm chi gần 100 triệu.
Theo quy định của Bộ Y tế, cơ cấu giá một lần chạy thận nhân tạo của bệnh nhân thận được xây dựng gồm 11 khoản bao gồm chi phí dây lọc máu, dịch lọc, màng lọc, dịch sát khuẩn màng lọc… Trong đó bảo hiểm y tế thanh toán 7 khoản nhưng không vượt quá 543.000 đồng (đối với bệnh viện hạng một). Mức chi trả bảo hiểm còn tùy thuộc vào vấn đề người bệnh được thanh toán theo diện đồng chi trả 80%, 95% hay 100%; chạy thận ở bệnh viện hạng nào.
Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân phải chạy thận nhận tạo có hai dạng là chạy thận cấp cứu (khi có bệnh lý cấp tính) và chạy thận chu kỳ. Thông thường bệnh nhân được chỉ định chạy thận 3 lần mỗi tuần; trường hợp bệnh nhẹ thì thời gian đầu 2 lần một tuần sau đó tăng lên 3 lần. Bệnh nhân chạy thận cấp cứu lần đầu phải đặt catheter riêng chi phí phần này khoảng một triệu đồng. Chi phí chạy thận chu kỳ tùy thuộc vào vật tư tiêu hao, trung bình khoảng 700.000 đến một triệu đồng một lần. Do đó trong trường hợp bảo hiểm y tế chi trả 100%, người chạy thận nhân tạo mỗi lần chạy thận còn phải đóng thêm khoảng 150.000-450.000 đồng nữa.
Đối với ghép tạng, hiện nay bảo hiểm y tế chi trả gần 100 triệu đồng cho mỗi ca bao gồm chi phí phẫu thuật, thuốc, vật tư y tế cho việc ghép tạng. Bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí phát sinh từ người hiến như xét nghiệm người hiến, phẫu thuật lấy tạng, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, điều trị cho người hiến, chi phí bảo quản tạng để ghép…
Chi phí cho một ca ghép tạng tại Việt Nam đang được xem là khá thấp so với nhiều nước trên thế giới, song đối với nhiều người Việt là khoản tiền không nhỏ. Một ca phẫu thuật ghép tim chi phí khoảng một tỷ đồng, ghép gan 1,5 tỷ, ghép thận 300-500 triệu đồng. Người bệnh sau khi ghép nội tạng phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời. Bảo hiểm chi trả cho thuốc chống đào thải sau ghép tạng khoảng 8-10 triệu đồng một tháng.
Ông Lê Văn Phúc, Phó ban phụ trách Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ông Lê Văn Phúc, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thừa nhận quỹ bảo hiểm chưa chi trả được nhiều chi phí cho một ca ghép. “Bảo hiểm đang chi trả tiền giường, xét nghiệm, máu, dịch truyền, thuốc… trong phạm vi danh mục được bảo hiểm y tế chi trả. Riêng tiền phẫu thuật, chi phí cho quả thận… hiện chưa có cơ sở để thanh toán”, ông Phúc nói.
Theo ông Phúc, trong danh mục kỹ thuật được thanh toán bảo hiểm chưa có phẫu thuật ghép thận (từ người này cho người kia) mà mới chỉ có ghép thận tự thân. Quỹ Bảo hiểm Y tế cũng không đủ tiền để chi trả đầy đủ chi phí cho một ca ghép tạng.
Video đang HOT
Ông Phan Văn Toàn, Vụ phó Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế cho biết thêm, về nguyên tắc, tạng chỉ được hiến (không được bán). Tuy nhiên, có nhiều chi phí như xét nghiệm người hiến, bảo quản, phẫu thuật lấy tạng, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, điều trị cho người hiến… chưa tính toán được. Ông Toàn nói: “Trong tương lai, liên Bộ Y tế – Tài chính sẽ tính đủ chi phí cho tất cả các dịch vụ kỹ thuật y tế, đồng thời quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ thanh toán để quỹ Bảo hiểm y tế có căn cứ thanh toán”.
Ông Phan Văn Toàn, Vụ phó Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế.
Theo ông Toàn, mục đích của Bảo hiểm y tế là huy động sự đóng góp của nhiều người để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho những người không may bị ốm đau, bệnh tật. Bộ Y tế luôn tính đến việc hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, không chỉ trong lĩnh vực ghép thận mà còn cả ghép tạng và các bệnh lý có chi phí lớn khác. Tuy nhiên, để có tiền thanh toán đủ chi phí một ca ghép tạng thì riêng ngành y tế không thể làm được mà cần phải có sự chung tay của xã hội, nhất là những người chưa tham gia bảo hiểm y tế.
“Quỹ có thể thanh toán chi phí hơn một tỷ đồng cho một người bệnh”, ông Toàn khẳng định.
Ông cũng cho biết, việc xây dựng giá dịch vụ y tế là do Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính và Bảo hiểm xã hội Việt Nam khảo sát, tính toán trên cơ sở định mức kỹ thuật và cơ cấu chi phí thực tế, không phải do đơn phương Bộ Y tế, Bộ Tài chính hay Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.
Nam Phương – Lê Phương
Theo vnexpress.net
Đồng nghiệp của BS Hoàng Công Lương gửi lời cảm tạ đến gia đình các bệnh nhân quá cố sau sự cố chạy thận khiến 8 người tử vong
Mới đây, đại diện tập thể các bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình đã gửi lời cảm tạ đến gia đình các nạn nhân quá cố cũng như lời tri ân đến mọi người đã luôn đồng hành cùng các y bác sĩ trong gần 1 năm sau khi xảy ra sự cố tai biến y khoa khiến 8 bệnh nhân tử vong.
Sau gần 1 năm xảy ra sự cố tai biến chạy thận ở bệnh viện Đa khoa Hòa Bình khiến 8 bệnh nhân tử vong khiến dư luận xôn xao. Hôm nay (ngày 7/5), TAND tỉnh Hòa Bình đã mở phiên xét xử sơ thẩm 3 bị cáo mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bác sĩ Hoàng công Lương cùng 2 bị cáo là Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi - nguyên Giám đốc Cty TNHH xử lý nước Trâm Anh) và Trần Văn Sơn (28 tuổi, cán bộ phòng vật tư).
Tuy nhiên, do đại diện bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình và các luật sư của các bị cáo vắng mặt nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa đến ngày 15/5.
Trước phiên tòa ngày hôm nay, các đồng nghiệp của bác sĩ Hoàng Công Lương - hiện đang công tác tại bênh viện Đa khoa Hòa Bình cũng đã gửi lời tri ân đến mọi người và gửi lời cảm ơn đến người nhà và các bệnh nhân quá cố.
Bên cạnh đó, đồng nghiệp của bác sĩ Lương cũng mong được xét xử đúng người đúng tội để không có thêm ai phải chịu oan ức.
Đoạn chia sẻ của một đồng nghiệp tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình - nơi bác sĩ Hoàng Công Lương đang công tác/ Ảnh chụp màn hình
"Lời cảm tạ của chúng tôi!
Thế là sắp tròn 1 năm kể từ khi sự cố thận nhân tạo ngày 29/5/2017 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cướp đi sinh mạng 8 bệnh nhân của chúng tôi (họ giống như là người thân của chúng tôi).
Chúng tôi coi sự cố này như một thảm hoạ và 8 bệnh nhân của chúng tôi phải chết oan ức!
Ngày mai, đồng nghiệp chúng tôi (BS Hoàng Công Lương) phải ra hầu toà. Chúng tôi không muốn có thêm một thảm hoạ oan ức nữa xảy ra đối với người còn sống!
Tập thể y bác sĩ cúi đầu gửi lời tri ân và cảm tạ đến gia đình các nạn nhân quá cố.
Những người quá cố (bệnh nhân của chúng tôi ơi!), mong cho các linh hồn được siêu thoát và xin hãy nhận tập thể khoa tôi "một lạy"!
Những bệnh nhân còn may mắn sống sót và những người thân của bệnh nhân quá cố xin hãy nhận chúng tôi một lời cảm tạ!
Các thầy cô, đồng nghiệp và rất rất nhiều quý nhân nữa, hãy nhận chúng tôi một lời tri ân!
Tập thể (42 cán bộ non trẻ) khoa Hồi sức tích cực-Thận nhân tạo chúng tôi xin nghiêng mình thay cho lời nói!", một đồng nghiệp của bác sĩ Hoàng Công Lương viết trên trang cá nhân.
Ngay sau khi những lời cảm ơn từ tập thể y bác sĩ - đồng nghiệp của bác sĩ Hoàng Công Lương được chia sẻ lên mạng xã hội cũng đã khiến nhiều người xôn xao. Nhiều người bày tỏ mong muốn HĐXX sẽ xem xét xử lí đúng người đúng tội để trả lại công bằng cho gia đình các nạn nhân cũng như tập thể y bác sĩ tại khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình nói chung và bác sĩ Hoàng Công Lương nói riêng.
Theo Helino
Quả thận được tặng giúp bà mẹ trẻ có nước tiểu sau nhiều năm Chị Nguyên 29 tuổi (Long An) sau khi được ghép quả thận do một người hiến tặng, đã rơi nước mắt trong lần đầu đi vệ sinh ra nước tiểu. Thảo Nguyên phát hiện bệnh thận từ lúc 22 tuổi. Cô kết hôn cùng năm, khi con gái chào đời cũng là lúc bệnh chuyển sang suy thận mạn. Ba năm sau, cô...