Bảo hiểm xe máy: Bỏ ngay việc bắt buộc người dân mua, vì mua dễ khó đòi
Mua bảo hiểm xe máy thì dễ, nhưng khi gặp tai nạn thì đòi bồi thường rất khó. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng, thay vì để tồn đọng nhiều nguy cơ dẫn đến sai phạm, trục lợi bảo hiểm, gây khó khăn cho người dân thì không nên bắt buộc người dân mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Mua dễ, bồi thường khó
Anh Nguyễn Văn Bình (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) vẫn bức xúc khi nhớ lại việc đòi bồi thường bảo hiểm. Anh cho biết đã tham gia đầy đủ bảo hiểm xe máy và bảo hiểm cho người ngồi trên xe máy. Tuy nhiên, vào năm 2017, khi bị tai nạn giao thông trên đường Đồng Tâm (TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), anh liên hệ đại lý bảo hiểm, nhưng họ không phản hồi.
Anh Bình tiếp tục liên hệ công ty bảo hiểm, nhưng phía công ty “hẹn lên hẹn xuống” rồi “đòi” đủ loại hồ sơ, giấy tờ, từ hình ảnh tai nạn, hồ sơ từ cảnh sắt giao thông và nhiều giấy tờ khác. Quá nản, anh Bình đành bỏ cuộc.
Từ đó, dù biết phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, nếu không có thể bị phạt tiền, nhưng anh Bình cho hay “anh chỉ mua loại bảo hiểm giá rẻ bán đầy đường, dù biết chỉ là đối phó”.
“Mua bảo hiểm bắt buộc với ôtô có thể được giải quyết nhanh chóng dù thủ tục còn rườm rà. Còn bảo hiểm bắt buộc với xe máy, bản thân tôi và rất nhiều người thân không nhận được sự giải quyết từ phía công ty bảo hiểm.
Video đang HOT
Người dân rất dễ dàng mua bảo hiểm xe máy, nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn khi đòi quyền lợi bảo hiểm từ doanh nghiệp. Ảnh: Hải Nguyễn
Rất nhiều lý do và điều kiện khách quan hoặc chủ quan mà phía công ty bảo hiểm đưa ra để làm khó khách hàng. Chính vì vậy, việc mua bảo hiểm thì dễ, nhưng bồi thường rất khó; đa số những chủ phương tiện mua bảo hiểm chỉ để đối phó với lực lượng chức năng”, anh Bình nói.
Không nên bắt buộc người dân mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Trao đổi với Lao Động, luật sư Hoàng Tùng (Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển) cho biết, bảo hiểm xe máy bắt buộc là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển xe cơ giới phải mang theo khi tham gia giao thông tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày 16.2.2016.
Theo thông tư này, mức giá bảo hiểm xe máy là: Xe môtô 2 bánh từ 50 cc trở xuống: 55.000 VNĐ/năm; xe môtô 2 bánh từ 50 cc: 60.000 VNĐ/năm; xe môtô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự: 290.000 VNĐ/năm.
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu không có, hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt 80.000 – 120.000 đồng).
Theo ông Tùng, vai trò của Bảo hiểm xe máy bắt buộc hiện không phát huy được vai trò, mục đích của việc đảm bảo quyền lợi. Bởi, khi có tai nạn xảy ra, thủ tục bồi thường quá phức tạp, gây khó khăn cho người thụ hưởng.
Bởi, khi gặp tai nạn giao thông, chủ xe cơ giới phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản; bảo vệ hiện trường tai nạn. Đồng thời thông báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương.
Ngoài ra, chủ xe không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn…
Đặc biệt, ngoài bản thông báo tới doanh nghiệp bảo hiểm, với hàng loạt thông tin phải kê khai, chủ xe phải hoàn thành, tập hợp đủ tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, gồm giấy phép lái xe, giấy ra viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn sửa chữa, thay thế phụ tùng phương tiện tại cơ sở mà doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định. Và phải gửi tới doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn 5 ngày từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng).
“Tất cả các giấy tờ chứng minh đó phải hợp pháp mới được cơ quan bảo hiểm tiến hành thanh toán. Trong trường hợp chủ phương tiện chỉ bị xử phạt hành chính (không gây chết người, không truy cứu trách nhiệm hình sự), hai bên tự thoả thuận, giải quyết bồi thường thì hồ sơ này, người thụ hưởng phải tự đi chứng minh, thu thập chứng cứ, điều này gây trở ngại rất lớn.
“Có thể thấy rằng việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự không đảm bảo được mục đích đề ra. Thay vì để tồn đọng nhiều nguy cơ dẫn đến sai phạm, trục lợi bảo hiểm, gây khó khăn cho người dân thì không nên bắt buộc người dân mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Do đó, tôi kiến nghị nên loại bỏ việc bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ phương tiện xe máy, xe cơ giới. Các bộ ngành, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét để tiến hành sửa đổi các quy định của pháp luật, đặt ra lộ trình phù hợp để xử lý vấn đề này”, ông Tùng nói.
Canada: Yêu cầu bồi thường bảo hiểm do bão Fiona có thể hơn 500 triệu USD
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ông Marcos Alvarez, người đứng đầu bộ phận bảo hiểm của cơ quan xếp hạng tín nhiệm DBRS Morningstar, cho biết hiện vẫn chưa xác định được tổng thiệt hại sau khi cơn bão Fiona quét qua các tỉnh phía Đông nước này ngày 24/9, nhưng mức yêu cầu bồi thường bảo hiểm có thể dao động từ 300 triệu CAD đến 700 triệu CAD (hơn 500 triệu USD).
Bão Fiona đổ bộ cuốn trôi nhà cửa tại Newfoundland, Canada ngày 24/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi cơn bão Fiona đổ bộ vào các tỉnh Nova Scotia, New Brunswick, Prince Edward Island, Newfoundland và Quần đảo Magdalen thuộc tỉnh Quebec, mạng lưới điện ở một số khu vực đã bị sập, nhiều ngôi nhà bị san phẳng, đường sá bị cuốn trôi và việc dọn dẹp dự kiến sẽ mất nhiều tháng nếu không muốn nói là nhiều năm.
Hơn 180.000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh của người dân ở khu vực ven Đại Tây Dương vẫn chưa có điện tính đến cuối chiều 27/9 (giờ địa phương). Theo ông Alvarez, mức thiệt hại được bảo hiểm sau khi cơn bão Fiona đi qua sẽ phụ thuộc vào lượng đơn yêu cầu bồi thường do hoạt động kinh doanh bị gián đoạn và số đơn này có thể lên đến hàng triệu CAD.
Tuy nhiên, việc nhiều hãng bảo hiểm không cung cấp bảo hiểm liên quan đến hiện tượng nước dâng cao bất thường do bão gây ra đang khiến một số người Canada phải bỏ tiền túi để khắc phục hậu quả thiên tai. Về vấn đề này, ông Craig Stewart, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề liên bang của Insurance Bureau (hiệp hội đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm tại Canada), cho hay nhiều công ty bảo hiểm không muốn cung cấp sản phẩm bảo hiểm liên quan đến nước dâng cao do bão vì có rất ít mô hình rủi ro do lũ lụt ven biển trong kho dữ liệu, gây khó khăn cho việc xác định các khu vực có nguy cơ và định giá bảo hiểm.
Dữ liệu từ Bộ An ninh Công cộng Canada cho thấy chính phủ nước này đã chi trả chi phí khắc phục hậu quả sau một số cơn bão như Juan hồi năm 2003, Chantal (năm 2007), Igor (năm 2010) và Dorian (năm 2019).
Mua bảo hiểm xe máy qua ứng dụng momo có bị CSGT xử phạt? Khách hàng mua bảo hiểm xe máy trên ứng dụng momo và gửi về loại bảo hiểm điện tử, khi bị CSGT kiểm tra hành chính thì có được chấp nhận không?"- bạn đọc đặt câu hỏi. Trao đổi với PLO, luật sư Võ Đan Mạch, Đoàn luật sư TP.HCM cho biết, căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 6 Nghị định 03/2021...