Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế ký kết quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác
Sáng 9/7, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã tổ chức lễ ký kết Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa hai ngành.
Quy chế này nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và quản lý thuế.
Ký kết quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế.
Tham dự buổi lễ có ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế; cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan của hai ngành.
Trước đó, vào ngày 31/12/2014, BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế đã ký Quy chế phối hợp công tác số 5423/QCPH-BHXH-TCT (Quy chế số 5423) để thực hiện trao đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trả thu nhập; công tác phối hợp và kết quả thanh tra, kiểm tra giữa hai cơ quan.
Video đang HOT
Sau hơn 5 năm thực hiện Quy chế số 5423, số lượng tổ chức trả thu nhập cơ quan Thuế cung cấp cho cơ quan BHXH khoảng 550 ngàn đơn vị/năm, với số lao động dao động trong khoảng 18-20 triệu người/năm. Từ dữ liệu do cơ quan Thuế cung cấp, cơ quan BHXH đã rà soát, xác định số doanh nghiệp chưa tham gia hoặc tham gia chưa đầy đủ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động (NLĐ); qua đó đã khai thác, phát triển được thêm nhiều người tham gia.
Cụ thể, số đơn vị đăng ký tham gia là trên 115.000 đơn vị; số lao động đăng ký tham gia là trên 2,6 triệu người; số tiền truy thu BHXH, BHYT, BHTN là trên 214 tỷ đồng; số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN đơn vị sử dụng lao động đã nộp là trên 3.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Quy chế số 5423 còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc do có sự khác biệt về quản lý như: Căn cứ tính BHXH và tính thuế thu nhập cá nhân; Thời gian khai BHXH và thuế thu nhập cá nhân của đơn vị sử dụng lao động; Thời gian nộp hồ sơ, quy trình nghiệp vụ của hai bên,…
Nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc nêu trên, hướng tới sự phối hợp hiệu quả hơn nữa giữa hai ngành, Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế được ký kết ngày 9/7 sẽ thay thế Quy chế số 5423. Quy chế mới đã được hoàn thiện hơn về nội dung, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 28/NQ-TW về cải cách chính sách BHXH, Luật BHXH và Luật Quản lý thuế, nhằm hướng tới mục tiêu để người lao động (NLĐ) tại mỗi đơn vị, doanh nghiệp đều được tham gia đầy đủ chính sách BHXH, BHYT, BHTN.
Quy chế bao gồm 3 chương, 12 điều quy định nguyên tắc, nội dung phối hợp, chia sẻ dữ liệu và trách nhiệm tổ chức thực hiện…. giữa hai ngành. Quy chế được thực hiện theo 6 nguyên tắc cơ bản như: Nội dung chia sẻ dữ liệu phải rõ ràng, cụ thể và thuộc phạm vi quản lý của hai cơ quan; Việc chia sẻ dữ liệu dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu quản lý của BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế trong từng thời kỳ và phù hợp với quy định của pháp luật; Việc chia sẻ dữ liệu phải đảm bảo kịp thời, chính xác và đầy đủ theo yêu cầu đã được thống nhất; Việc sử dụng thông tin chia sẻ phải đúng theo quy định tại Quy chế và các quy định của pháp luật; Bảo đảm thông tin được bảo mật theo quy định của các văn bản pháp luật liên quan; Các hoạt động phối hợp phải được BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế chỉ đạo thực hiện thống nhất trong toàn ngành.
Quy chế cũng quy định rõ về dữ liệu chia sẻ giữa hai cơ quan. Dữ liệu do cơ quan Thuế chia sẻ bao gồm: Thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế; Thông tin cá nhân trong tổ chức trả thu nhập; Thông tin ghi nhận việc trích và khấu trừ các khoản đóng BHXH, BHYT tại tổ chức trả thu nhập qua thanh tra, kiểm tra.
Dữ liệu do cơ quan BHXH chia sẻ bao gồm: Thông tin tổ chức trả thu nhập tham gia BHXH, BHYT; Thông tin cá nhân trong tổ chức trả thu nhập đang tham gia BHXH, BHYT; Thông tin đóng BHXH, BHYT của tổ chức trả thu nhập qua thanh tra, kiểm tra.
Đặc biệt, so với Quy chế số 5423, Quy chế lần này đã bổ sung một số điểm mới tích cực như: Bổ sung thêm căn cứ pháp lý theo quy định của pháp luật; Đặt ra quy định phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra; Quy định phương thức chia sẻ dữ liệu; Quy định về đối soát, hiệu chỉnh và xử lý sự cố hệ thống công nghệ thông tin.
Để triển khai hiệu quả Quy chế, phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, thời gian tới, BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế sẽ quyết liệt chỉ đạo cơ quan BHXH và Cục Thuế các địa phương xây dựng chương trình phối hợp, đảm bảo tổ chức triển khai hiệu quả các nội dung của Quy chế; tiếp tục xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu được thông suốt, khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra; thực hiện phân công trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, các đơn vị nghiệp vụ và từng viên chức trong việc thực hiện Quy chế, coi đây là nội dung, chỉ tiêu thi đua của mỗi ngành.
Số người tham gia BHXH, BHYT giảm do tác động của dịch COVID-19
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, do tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm của người lao động, gây khó khăn cho công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, các chỉ tiêu về phát triển người tham gia của ngành trong quý I/2021 đều giảm so với cuối năm 2020.
Nhân viên Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên hướng dẫn người dân làm thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN
Số người tham gia bảo hiểm xã hội hiện là gần 16 triệu người, đạt 32,4% lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó gần 14,9 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trên 1,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, lần lượt giảm 1,05% và 2,17% so với hết năm 2020.
Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp gần 13,2 triệu người, đạt 26,7% lực lượng lao động trong độ tuổi, giảm 1,15% so với hết năm 2020.
Gần 87 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ 88,9% dân sô, giảm 1,24% so với hết năm 2020.
Măc du, các chỉ tiêu phat triên đôi tương chưa đat như ky vong, nhưng vân co sư tăng trương so vơi cung ky năm 2020. Đáng chú ý, số thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 3 tháng đầu năm 2021 tăng 10,06% so với chỉ tiêu cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó, một phần do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh nên tỷ lệ nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế những tháng đầu năm vẫn cao; tình trạng nợ đọng, chậm đóng tại một số cơ quan, đơn vị còn khá phổ biến. Việc xử lý đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn còn khó khăn, vướng mắc.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cắt giảm xuống còn 25 thủ tục hành chính Nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp, theo quyết định số 222/QĐ-BHXH mới nhất, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cắt giảm từ 27 thủ tục hành chính xuống còn 25 thủ tục hành chính. Ảnh Internet Cụ thể, đã có thêm 02 thủ tục hành chính bị bãi bỏ, gồm: 01 thủ tục hành chính thuộc lĩnh...