Bảo hiểm xã hội “tố” thông tư mới về giá dịch vụ y tế vẫn còn quá nhiều “sạn”
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã kiến nghị trong văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, xin ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề còn tồn tại, bất cập trong quá trình tham gia xây dựng dự thảo Thông tư 15 được Bộ Y tế ban hành thay thế Thông tư 37 về quy định thống nhất giá dịch vụ Khám chữa bệnh BHYT giữa các Bệnh viện (BV) cùng hạng trên toàn quốc.
Theo đó, một trong những vấn đề tồn tại, bất cập lớn của Thông tư số 37 là định mức kinh tế kỹ thuật (KTKT) làm căn cứ tính giá được Bộ Y tế xây dựng và ban hành không sát với thực tế, không phù hợp với khả năng cung cấp dịch vụ của từng nhóm bệnh viện, chủ yếu được xây dựng dựa theo kết quả khảo sát tại một số bệnh viện tuyến trên dẫn tới tình trạng nhiều cơ sở KCB chi phí vật tư y tế đề nghị thanh toán trong định mức lớn hơn số thực tế xuất dùng.
Những vấn đề tồn tại, bất cập này vẫn chưa được Bộ Y tế rà soát sửa đổi, điều chỉnh lại khi xây dựng dự thảo Thông tư số 15. Nhiều định mức KTKT làm căn cứ tính giá vẫn không được xây dựng phù hợp theo khả năng cung cấp dịch vụ y tế (DVYT) theo nhóm bệnh viện, tình trạng vật tư y tế, thuốc có trong định mức nhưng không thể sử dụng hết trong thực tế điều trị vẫn không được khắc phục, cụ thể là:
Đơn giá các vật tư có trong định mức KTKT chưa loại bỏ các đơn vị có giá cao bất thường khi tính toán chi phí trung bình. Hầu hết giá của vật tư y tế, chăn ga… đều lấy giá khảo sát của bệnh viện tuyến TW(Việt Đức, Bạch Mai…) để làm căn cứ xây dựng giá ngày giường trong toàn quốc. Một số giá không có nguồn tham khảo (như đèn tuýp, gối, vỏ gối…), tự định giá. Một số giá chỉ lấy khảo sát từ 2- 5 cơ sở KCB và có sự chênh lệch lớn (có giá gấp 100 lần), sau đó lấy giá trung bình.
Video đang HOT
Cùng một loại sản phẩm nhưng lấy đơn giá khác nhau gấp nhiều lần như: Giường bệnh (bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I giường có tay quay): Bộ Y tếđề nghị toàn bộ giường bệnh tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I trực thuộc Bộ đều sử dụng giường nhựa có tay quay giá 9,8 triệu đồng, cao gấp hơn 2 lần đơn giá giường điện tự động nâng NIKITA-85, cao gấp 4 đến 6 lần giường inox 2 tay quay (từ 2,45 triệu đồng đến 2,9 triệu đồng). Trong khi tại các bệnh viện tuyến TW, tuyến tỉnh đang sử dụng giường inox, nhiều trường hợp cấp cứu phải nằm băng ca…
Trong quá trình tham gia xây dựng dự thảo Thông tư, ngoài việc chủ động, phối hợp tích cực với Bộ Y tế để khảo sát, xây dựng dự thảo Thông tư, BHXH Việt Nam đã có 7 Công văn gửi Bộ Y tế, báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính… để trình bày rõ quan điểm và đóng góp ý kiến đối với các nội dung quy định tại dự thảo Thông tư này. Một số ý kiến đã được Ban Soạn thảo xem xét tiếp thu, sửa đổi trong dự thảo, những nội dung mang tính then chốt đã được báo cáo tại cuộc họp ngày 30.5.2018 giữa Bộ Y tế và BHXH Việt Nam và đã được Bộ trưởng Bộ Y tế kết luận.
Tuy nhiên, theo BHXH Việt Nam, tại Thông tư 15/2018/TT-BYT (thay thế Thông tư số 37) đã được Bộ Y tế ký, đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ ngày 15.7.2018) vẫn có một số nội dung quan trọng, mang tính nguyên tắc, BHXH Việt Nam kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được Bộ Y tế xem xét điều chỉnh.
Đức Vân
Theo Lao động
Việt Nam nằm trong nhóm nước dùng kháng sinh nhiều nhất
Từ năm 2009 đến 2015, mức sử dụng kháng sinh tại Việt Nam tăng gần gấp ba lần so với 5 năm trước đó.
Ảnh minh họa
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Trưởng Ban Dược và Vật tư y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết chi phí thuốc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Việt Nam năm 2017 gần 35 nghìn tỷ đồng. Trong 30 hoạt chất có chi phí nhiều nhất năm 2017 thì kháng sinh chiếm gần một phần ba.
Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần. Trong đó 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỷ lệ lên đến 91%. Các bác sĩ sử dụng kháng sinh không hợp lý. Theo khảo sát của Bệnh viện Chợ Rẫy, khoảng một nửa kháng sinh được bác sĩ kê đơn bất hợp lý. Nhiều bác sĩ chỉ định kháng sinh cho bệnh nhân không nhiễm khuẩn, kéo dài và không cần thiết... Phần lớn vi khuẩn đường ruột E.coli, vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae, vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện)... kháng kháng sinh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Bản đồ Sử dụng kháng sinh năm 2015 của tổ chức IMS Health cũng cho thấy Việt Nam thuộc nhóm nước sử dụng nhiều kháng sinh. Trong khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng kháng sinh thế hệ 1 vẫn hiệu quả thì Việt Nam đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4. Đáng lo ngại hơn, nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.
Thực tế, tình trạng kháng kháng sinh đang là nỗi lo chung của cả thế giới. Tốc độ nghiên cứu và bào chế thuốc kháng sinh thế hệ mới hiện không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng thuốc. Trong hơn 5 năm (từ 1983 đến 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Từ năm 2008 đến nay không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.
Tình trạng kháng thuốc đã trì hoãn việc điều trị cho bệnh nhân bằng kháng sinh phù hợp, mất hiệu quả chống nhiễm trùng, mất hiệu quả của kháng sinh dự phòng trong các thủ thuật y khoa và phẫu thuật. Hậu quả là tăng tỷ lệ bệnh nhân tử vong, tăng thời gian điều trị nội trú và tốn kém chi phí điều trị.
Dự báo đến năm 2050, khoảng 10 triệu người tử vong mỗi năm do kháng kháng sinh. Thực tế này ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế quốc gia. Thậm chí, hậu quả kinh tế của kháng kháng sinh được cho là nặng nề tương đương với hậu quả khủng hoảng tài chính.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc năm 2017 đến 2020. Nhóm này có nhiệm vụ đánh giá, giám sát về tình trạng kháng thuốc và đưa ra giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
1 bệnh nhân ở BV Bạch Mai được bảo hiểm chi trả gần 1,4 tỉ đồng Một bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả gần 1,4 tỉ đồng trong 1 tháng điều trị. Một bệnh nhân điều trị ở BV Bạch Mai được Quỹ BHYT chi trả gần 1,4 tỉ đồng Tại cuộc họp thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHYT) sáng...