Bảo hiểm xã hội giải thích vụ “Lương hưu không đủ ăn sáng”
Câu chuyện bà Nguyễn Thị Thỏa (trú tại xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) nhận lương hưu chưa tới 300.000 đồng/tháng sau hơn 30 năm làm giáo viên mầm non với 19 năm đóng BHXH bắt buộc, đang thu hút sự quan tâm của bạn đọc.
Lương hưu là nguồn tài chính quan trọng đối với người hưu trí.
Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hữu Bình – Phó Giám đốc BHXH tỉnh Hưng Yên – để làm rõ hơn nội dung này.
Thưa ông, bạn đọc băn khoăn khi biết trường hợp của bà Nguyễn Thị Thỏa có hơn 30 năm làm giáo viên nhưng tại sao chỉ có 19 năm được đóng BHXH bắt buộc?
Chính sách đối với giáo viên mầm non giai đoạn trước năm 1995 được thực hiện theo Quyết định số 152/TTg ngày 08/4/1976 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn trong đó có Thông tư số 09/TTLB ngày 21/5/1977 của Liên Bộ Giáo dục – Tài Chính – Nông nghiệp về việc bổ sung chính sách đối với giáo viên mẫu giáo.
Theo đó thì giáo viên mẫu giáo chưa được tuyển vào biên chế Nhà nước, thời gian làm giáo viên mẫu giáo trước khi được tuyển vào biên chế nhà nước không được tính là thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội.
Kể từ ngày 01/01/1995 trở đi, thực hiện theo Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ, thời gian làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian làm căn cứ tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm: Tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bà Nguyễn Thị Thỏa 19 năm đóng BHXH, mức lương hưu “không đủ tiền ăn sáng” (Ảnh: Đoàn Tất Thảo
Các căn cứ và thời điểm để xác định việc bà Thỏa đóng BHXH bắt buộc là gì, thưa ông?
Căn cứ Công văn số 2150/GDĐT-BHXH ngày 22/3/2004 của Liên ngành Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định: Những người lao động đã có thời gian làm việc liên tục tại các cơ sở mầm non từ trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 mà chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì có thể đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian từ tháng 01/1995 đến khi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Mức đóng bằng 15% mức tiền lương tính trên mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm thu nộp.
Ông có thể giải thích cụ thể hơn về quy định đóng BHXH bắt buộc 20 năm mới được hưởng lương hưu? Và theo quy định này, mức lương hưu là bao nhiêu?
Video đang HOT
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu phải đủ 20 năm (bao gồm cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện).
Tuy nhiên, để lương hưu được bù đủ bằng mức lương tối thiểu chung (nay là mức lương cơ sở) là 1.150.000 đồng thì phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên (Căn cứ khoản 3, Điều 28, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 và khoản 3, Điều 10 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 của Chính phủ).
Sau 19 năm đóng BHXH bắt buộc, bà Thỏa đã đóng thêm 1 năm BHXH tự nguyện, vậy việc tính lương hưu toàn thời gian của bà Thỏa như thế nào? Liệu có phải lương hưu của bà Thỏa tính theo cách chia đều cho 20 năm hay tính những năm cuối?
Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 17 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đóng BHXH (Mbqtl,tn)
=
(Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc
X
Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc)
Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện
(Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc
Tổng số tháng đóng BHXH tự nguyện)
Trong đó: Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính bình quân 5 năm cuối trong trường hợp đã tham gia BHXH từ trước ngày 01/01/1995 và đóng theo hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định.
Trường hợp đóng theo mức lương tối thiểu chung, Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH sau khi đã tính trượt giá theo quy định từng năm.
Nếu theo đúng cách tính của BHXH, mức lương hưu của bà Thảo chỉ chưa tới 300.000 đồng/tháng. Điều này cũng một phần do mức đóng BHXH khi còn làm việc của bà Thỏa là thấp?
Sau khi điều chỉnh trượt giá theo định chung, lương hưu của bà Nguyễn Thị Thỏa được tính lại bằng 558.300 đồng/tháng. Mức lương này là rất thấp, người lao động gặp khó khăn khi nghỉ hưu.
Về nguyên tắc của Luật BHXH thì mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
Điều này cũng một phần do mức đóng bảo hiểm xã hội khi còn làm việc của bà Thỏa là thấp (đóng theo mức lương tối thiểu chung ).
Qua trao đổi với PV Dân trí, bà Thỏa có mong muốn được lĩnh lương hưu theo mức lương cơ sở hiện nay, ông có ý kiến gì về điều này?
Tỷ lệ hưởng lương hưu phụ thuộc vào tuổi đời và thời gian đóng. Đối với lao động nữ, thời gian đóng BHXH phải đủ 25 năm mới được hưởng tỷ lệ tối đa bằng 75% mức tiền lương, tiền công, thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với trường hợp của bà Nguyễn Thị Thỏa, đã đóng BHXH đủ 20 năm (19 năm đóng BHXH bắt buộc, 01 năm đóng BHXH tự nguyện), tỷ lệ hưởng lương hưu được xác định bằng 60% Mức bình quân tiền lương, tiền công, thu nhập tháng đóng BHXH.
Vì vậy, việc đóng BHXH theo mức nào, đề nghị hưởng lương hưu bằng mức đó là không có cơ sở.
Thông qua câu chuyện lương hưu của bà Thỏa, ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm và lời khuyên gì đối với người lao động đang tham gia BHXH hiện nay? Đặc biệt là vấn đề lợi ích của điều 60 Luật BHXH năm 2014?
Trường hợp của bà Thỏa, cũng như nhiều trường hợp khác khi nghỉ hưu không đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không được bù đủ bằng mức lương cơ sở là rất thiệt thòi.
Vì vậy điều kiện người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên là rất quan trọng.
Đây là kết quả để cho người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tham khảo trong việc đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Thay vì đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động nên duy trì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cộng dồn đủ 20 năm, sau này được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, thấp nhất cũng được bằng mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, nếu người lao động có đủ 12 tháng đóng BHXH bắt buộc trở nên mà bị chết trong thời gian đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì người lo mai táng được nhận trợ cấp bằng 10 tháng lương cơ sở ngoài chế độ tuất một lần theo quy định.
Khi đó, chế độ tuất một lần cũng tương đương như trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần.
Xin cảm ơn ông!
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo dantri
Chính phủ thống nhất kiến nghị Quốc hội sửa Điều 60 Luật BHXH năm 2014
Chính phủ đã thống nhất với kiến nghị của các Bộ, cơ quan, địa phương và kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần.
Đây là một nội dung trong Thông cáo báo chí về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2015, diễn ra ngày 1/4.
Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe, thảo luận về báo cáo của các Bộ, cơ quan chức năng đối với kiến nghị của công nhân về Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực vào 1/1/2016) có quy định việc không cho người tham gia BHXH được hưởng BHXH một lần như Luật hiện hành.
Theo đó, Bộ LĐ-TB&XH, Tổng LĐLĐ VN và UBND TP.HCM đã kiến nghị việc sửa đổi Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của công nhân.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2015
Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến thảo luận, Chính phủ đã nhất trí với kiến nghị của các Bộ, cơ quan, địa phương nêu trên và kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần.
Ngay sau khi có thông tin trên, phóng viên Báo Dân trí đã trao đổi với Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp - người vừa thực hiện các cuộc đối thoại trong những ngày qua với công nhân Cty TNHH Pouyuen (TP.HCM) về một số nội dung Luật BHXH năm 2014.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, những kiến nghị của công nhân chủ yếu liên quan tới các thay đổi ghi trong Điều 60 của Luật BHXH năm 2014. Theo đó, đối tượng được hưởng chế độ BHXH một lần sẽ thu hẹp hơn so với quy định cũ. Luật BHXH năm 2014 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
"Người lao động đều hiểu và đồng tình sau khi được đại diện của Bộ LĐ-TB&XH giải thích rõ lợi ích của Luật BHXH năm 2014. Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cam kết sẽ trình Chính phủ về đề xuất phương án linh hoạt lựa chọn hưởng BHXH một lần hoặc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để tiếp tục đóng và cộng dồn hưởng hưu trí sau này theo luật BHXH năm 2014" - Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.
Theo Thứ tưởng Doãn Mậu Diệp, thời điểm hiện nay tới ngày 31/12/2015 (9 tháng) vẫn áp dụng theo quy định cũ của Luật BHXH năm 2006. Thời gian này đủ để các cơ quan chức năng soạn thảo ra các nghị định, thông tư và điều chỉnh hợp lý có lợi cho người lao động.
Trước đó, Bộ LĐ-TBXH có Báo cáo số 38/BC-LĐTBXH ngày 31/1/2015 gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, giải quyết theo hướng linh hoạt, cho phép người lao động tự lựa chọn giữa hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đã đóng để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu.
Hoàng Mạnh
Trong một số ngày cuối tháng 3, hàng chục ngàn công nhân Cty TNHH Pouyuen VN (quận Tân Bình, TPHCM) đã bày tỏ sự không đồng tình về quy định của điều 60 Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
Theo Dantri
Từ 1/1/2016, nhiều thay đổi về chế độ BHXH Từ ngày 1/1/2016, Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2014 có hiệu lực thi hành Từ 1/1/2016 có nhiều thay đổi về BHXH (Ảnh internet). Theo tin tức từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Luật Bảo hiểm Xã hội (BHXH) sửa đổi năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016. Theo đó có những quy...